Đăng ký bản quyền tác giả ở đâu? Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả gồm những gì? Mẫu đơn đăng ký quyền tác giả?
Sở hữu trí tuệ có vai trò là ghi nhận kết quả của một quá trình sáng tạo, đầu tư trí tuệ, tiền bạc, công sức, thời gian thậm chí là mồ hôi nước mắt của cá nhân, tổ chức vào tác phẩm của họ. Mục đích cuối cùng của hoạt động sáng tạo trí tuệ mong muốn giành được những lợi ích về mặt tiền bạc cũng như danh vọng nhất định trong việc nghiên cứu. Nhà nước khuyến khích và hỗ trợ những tổ chức, cá nhân sáng tạo nhiều hơn bằng việc cấp bằng bảo hộ tài sản trí tuệ. Bởi việc bảo hộ tài sản trí tuệ sẽ đảm bảo và bảo vệ các quyền nhân thân và quyền tài sản của các chủ sở hữu đối với sản phẩm mà mình sáng tạo ra, đảm bảo việc công sức của họ được đền đáp một cách xứng đáng.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Quy định về quyền tác giả:
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả: Một cá nhân hay tổ chức có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả.Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả này gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm: Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm: Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác; Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; Tác phẩm báo chí; Tác phẩm âm nhạc; Tác phẩm sân khấu; Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh); Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng; Tác phẩm nhiếp ảnh; Tác phẩm kiến trúc; Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học; Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian; Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
Tác phẩm phái sinh từ các tác phẩm trên chỉ được bảo hộ nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
Tác phẩm được bảo hộ phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả: Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin- các thông tin này chỉ mang tính
2. Đăng ký quyền tác giả ở đâu?
Có hai cách mà tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có thể đăng ký quyền tác giả, một là có thể tự mình trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 hồ sơ đăng ký quyền tác giả tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Đà Nẵng. Hai là có thể gửi Hồ sơ thông qua đường bưu điện đến địa chỉ của nơi nhận hồ sơ.
Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn. Nếu không trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.
3. Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả:
Hồ sơ đăng ký khi bạn cần thu thập để đăng ký bản quyền tác giả gồm những giấy tờ sau:
Một là, Tờ khai đăng ký quyền tác giả (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 08/2016/QĐ-BVHTT ngày 02 tháng 7 năm 2016 quy định các biểu mẫu trong hoạt động đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan). Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; tóm tắt nội dung tác phẩm; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn;
Hai là, hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả.
Ba là, giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền như đã nói ở trên bạn có thể tự mình hoặc có thể làm văn bản ủy quyền cho cá nhân tổ chức khác thực hiện thay cho bạn;
Bốn là tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
Năm là, văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung. Điều này là tất nhiên rồi khi mà bạn làm đăng ký nếu có nhiều người là đồng tác giả thì họ cũng có quyền trong việc đăng ký quyền tác giả này.
4. Mẫu đơn đăng ký quyền tác giả:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TỜ KHAI ĐĂNG KÝ QUYỀN TÁC GIẢ
Kính gửi: Cục Bản quyền tác giả
1. Người nộp tờ khai:
Họ và tên/Tên tổ chức:……
Là (tác giả/tác giả đồng thời là chủ sở hữu/chủ sở hữu quyền tác giả/người được ủy quyền):……
Sinh ngày:…….tháng…….năm……
Số Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu (hoặc số đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập nếu là tổ chức): ……
Ngày cấp: ……tại: ……
Địa chỉ: ……
Số điện thoại: ………Email…..
Nộp Tờ khai đăng ký quyền tác giả cho (tác giả/ tác giả đồng thời là chủ sở hữu/chủ sở hữu quyền tác giả): ……
2. Tác phẩm đăng ký:
Tên tác phẩm: ……
Loại hình (theo Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ): ……
Ngày hoàn thành tác phẩm: ……
Công bố/chưa công bố: ……
Ngày công bố: ……
Hình thức công bố (hình thức phát hành bản sao như xuất bản, ghi âm, ghi hình): ……
Nơi công bố: Tỉnh/Thành phố……Nước……
Nội dung chính của tác phẩm (nêu tóm tắt nội dung tác phẩm – nội dung tác phẩm do tác giả/đồng tác giả sáng tạo, không sao chép từ tác phẩm của người khác, không vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam):…….
3. Trường hợp tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh:
Tên tác phẩm gốc:……
Ngôn ngữ gốc (đối với tác phẩm dịch):……
Tác giả của tác phẩm gốc:………Quốc tịch:……
Chủ sở hữu tác phẩm gốc:……
(Nếu tác phẩm gốc hết thời hạn bảo hộ, ghi “tác phẩm hết thời hạn bảo hộ” và nguồn thông tin:…….)
4. Tác giả (khai đầy đủ các đồng tác giả, nếu có):
Họ và tên:……Quốc tịch……
Bút danh:……
Sinh ngày:…….tháng…….năm……
Số Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước của công dân/Hộ chiếu: ………
Ngày cấp: …….tại: ……
Địa chỉ: ……
Số điện thoại………Email……
5. Chủ sở hữu quyền tác giả (khai đầy đủ các đồng chủ sở hữu, nếu có):
Họ và tên/Tên tổ chức:……Quốc tịch……
Sinh ngày:…….tháng…….năm……
Số Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu (hoặc số đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập nếu là tổ chức): ……
Ngày cấp: ………tại: ……
Địa chỉ: ……
Số điện thoại: ………Email……
Cơ sở phát sinh sở hữu quyền (tác giả tự sáng tạo/theo hợp đồng/theo
6. Trường hợp cấp lại, đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả:
Số Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đã cấp:…
Cấp ngày………tháng..……năm……
Tên tác phẩm:……
Loại hình:……
Tác giả:……Quốc tịch……
Chủ sở hữu:……Quốc tịch……
Số Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu (hoặc số đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập nếu là tổ chức): ……
Lý do cấp lại, đổi Giấy chứng nhận:……
Tôi cam đoan những lời khai trên là đúng sự thật, nếu sai tôi/chúng tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
……, ngày…….tháng……..năm……..
Người nộp đơn
(họ và tên, ký, chức danh, đóng dấu nếu là tổ chức)