Đăng ký mã số thuế cá nhân cho người lao động, chuyên gia nước ngoài? Người nước ngoài làm việc trên 180 ngày thì có phải đăng ký mã số thuế cá nhân không?
Hiện nay, những công ty, doanh nghiệp lớn hay những doanh nghiệp, công ty có liên kết nước ngoài có thuê người lao động, chuyên gia nước ngoài làm việc và có phát sinh thu nhập. Trong trường hợp phát sinh thu nhập dẫn đến việc phải nộp thuế thu nhập cá nhân thì những đối tượng là người lao động, chuyên gia nước ngoài việc nộp thuế và đăng ký mã số thuế sẽ diễn ra như thế nào? Quy định của pháp luật ra sao? Bài viết dưới đây của Luật Dương gia sẽ giúp cho bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích về vấn đề này.
Mục lục bài viết
- 1 1. Quy định về người lao động, chuyên gia nước ngoài
- 2 2. Những khoản thu nhập chịu thuế của người lao động nước ngoài
- 3 3. Việc khai báo sử dụng người lao động nước ngoài
- 4 4. Thủ tục đăng kí mã số thuế cho người lao động, chuyên gia nước ngoài
- 5 5. Thời gian, địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế thu nhập cá nhân
1. Quy định về người lao động, chuyên gia nước ngoài
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007 quy định về đối tượng nộp thuế được nêu rõ như sau:
Theo quy định tại Điều 2, trong trường hợp người nước ngoài là người lao động hay chuyên gia nước ngoài thì khi có thời gian lưu trú tại Việt Nam trong thời gian từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Có tham gia ký kết
2. Những khoản thu nhập chịu thuế của người lao động nước ngoài
Những khoản thu nhập chịu thuế được quy định tại Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân được chia thành các khoản như sau:
1. Thu nhập từ kinh doanh như thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ;thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.
2.Thu nhập từ tiền lương, tiền công
3. Thu nhập từ đầu tư vốn
4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn
5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
6. Thu nhập từ trúng thưởng
7. Thu nhập từ bản quyền
8. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại.
9. Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.
10. Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.
Do đó,căn cứ theo quy định tại Điều 2 và Điều 3 của Luật Thuế thu nhập cá nhân trong thời gian làm việc, công tác tại Việt Nam người lao động, chuyên gia nước ngoài có phát sinh thu nhập và thuộc vào một trong những khoản thu nhập có trong quy định tại Điều 3 thì đều phải đăng kí mã số thuế và thực hiện việc nộp thuế thu nhập cá nhân.
3. Việc khai báo sử dụng người lao động nước ngoài
Việc công ty doanh nghiệp có sử dụng lao động là người nước ngoài, hay chuyên gia nước ngoài cần phải thực hiện việc khai báo hoặc báo cáo giải trình với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc.Trong quá trình thực hiện hoặc trong thời gian làm việc với người lao động nước ngoài, chuyên gia nước ngoài nếu có sự thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài, chuyên gia nước ngoài thì người sử dụng lao động phải báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về sự thay đổi này.
4. Thủ tục đăng kí mã số thuế cho người lao động, chuyên gia nước ngoài
Trường hợp doanh nghiệp, công ty có lao động là chuyên gia nước ngoài hoặc người lao động là người nước ngoài mà có hợp đồng làm việc,
Trường hợp 1: Cá nhân nộp hồ sơ đăng ký thuế trực tiếp tại cơ quan thuế:
Hồ sơ đăng ký thuế cần chuẩn bị gồm:
– Tờ khai đăng ký thuế
– Cá nhân là người có quốc tịch nước ngoài và người Việt Nam sống ở nước ngoài: Chuẩn bị bản sao không yêu cầu chứng thực Hộ chiếu còn hiệu lực.
Trường hợp 2: Nộp hồ sơ đăng ký thuế với cơ quan chi trả thu nhập (Doanh nghiệp…)
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp cho cơ quan chi trả thu nhập
Người lao động làm hồ sơ cho cơ quan chi trả thu nhập với các giấy tờ sau:
– Cá nhân chuẩn bị và gửi văn bản ủy quyền.
– Cá nhân là người có quốc tịch nước ngoài và người Việt Nam sống ở nước ngoài: Bản sao không yêu cầu chứng thực Hộ chiếu còn hiệu lực.
Bước 2: Tổng hợp, điền thông tin và nộp cho Tổng cục Thuế
– Tổng hợp thông tin đăng ký thuế của cá nhân vào tờ khai đăng ký thuế theo (trên tờ khai đánh dấu vào ô “Đăng ký thuế” và ghi đầy đủ các thông tin);
– Nộp cho Tổng cục Thuế qua Cổng thông tin điện tử.
Bước 3: Nhận và thông báo kết quả
– Thời gian giải quyết: Không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế nhận được hồ sơ đăng ký thuế đầy đủ theo quy định của người nộp thuế
– Cơ quan thuế trả Thông báo danh sách mã số thuế của cá nhân đăng ký thuế qua cơ quan chi trả thu nhập mẫu số 14-mã số thuế bằng giấy hoặc qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
– Cơ quan chi trả thu nhập có trách nhiệm thông báo mã số thuế cho từng cá nhân hoặc lý do chưa được cấp mã số thuế để cá nhân điều chỉnh, bổ sung thông tin.
5. Thời gian, địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế thu nhập cá nhân
+Thời gian thực hiện đăng ký thuế:
Cơ quan chi trả thu nhập thực hiện đăng ký thuế cho cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công một lần trong năm chậm nhất là 10 ngày làm việc trước thời điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập hàng năm.
+Địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế:
Trường hợp nếu có ủy quyền: Cơ quan chi trả thu nhập tổng hợp tờ khai đăng ký thuế của từng cá nhân để nộp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp
Trường hợp cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan thuế: Cá nhân phải nộp tại những địa điểm sau:
+ Tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú (nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú).
+ Tại Cục Thuế nơi cá nhân có địa chỉ thường trú tại Việt Nam đối với cá nhân nước ngoài sử dụng tiền viện trợ nhân đạo…
+ Tại Cục Thuế trực tiếp quản lý nơi cá nhân làm việc đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổ chức Quốc tế, Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam trả nhưng tổ chức này chưa thực hiện khấu trừ thuế.
+ Tại Cục Thuế nơi phát sinh công việc tại Việt Nam đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổ chức, cá nhân trả từ nước ngoài (trường hợp cá nhân không làm việc tại Việt Nam).
Như vậy, trong trường hợp có người lao động là người nước ngoài hoặc chuyên gia nước ngoài thì công ty doanh nghiệp đó cần phải đăng ký mã số thuế cho cá nhân này. Việc đăng ký mã số thuế được thực hiện tại chi cục thuế nơi cá nhân đăng ký cư trú và thông qua hồ sơ đăng ký do người sử dụng lao động thực hiện.
TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư công ty Luật Dương gia, em có một vấn đề như sau muốn hỏi công ty Luật Dương gia.Công ty em có thuê 1 lao động là người nước ngoài làm việc trên 180 ngày, có kí kết hợp đồng lao động. Thì có phải đăng ký mã số thuế không và thủ tục đăng ký thế nào ạ, em xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Thông tư số 111/2013/TT – BTC:
“1. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một (01) ngày. Ngày đến và ngày đi được căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân khi đến và khi rời Việt Nam. Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú.
Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo hướng dẫn tại điểm này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.
b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:
b.1) Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú:
b.1.1) Đối với công dân Việt Nam: nơi ở thường xuyên là nơi cá nhân sinh sống thường xuyên, ổn định không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú.
Luật sư
b.1.2) Đối với người nước ngoài: nơi ở thường xuyên là nơi ở thường trú ghi trong Thẻ thường trú hoặc nơi ở tạm trú khi đăng ký cấp Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp.
Như vậy, căn cứ vào các quy định pháp luật về thuế thu nhập ta có thể thấy nếu người nước ngoài là người lao động hoặc chuyên gia mà bên bạn đang thuê lao động làm việc tại Việt Nam. Có đảm bảo quy định về thời gian làm việc, thời gian cư trú và để đảm bảo các quy định về pháp
Về thủ tục đăng ký mã số thuế thu nhập cá nhân cho người lao động nước ngoài, bên bạn làm hồ sơ bao gồm các giấy tờ như sau:
+ Tờ khai đăng ký mẫu 05-ĐK-TCT
+ Bản sao hộ chiếu của người lao động nước ngoài
Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ hồ sơ, bạn tiến hành thực hiện việc nộp hồ sơ lên cơ quan thuế nơi người lao động đang làm viêc để thực hiện đăng ký mã số thuế thu nhập cá nhân.
Trên đây là toàn bộ thông tin, quy định pháp luật về việc đăng ký mã số thuế cho người lao động nước ngoài, chuyên gia nước ngoài. Hi vọng bài viết của Luật Dương gia sẽ giúp bạn đọc có thêm những thông tin bổ ích về thuế thu nhập cá nhân nói chung và thuế thu nhập với người nước ngoài nói riêng.