Kinh doanh một hoạt động đã được diễn ra nước ta từ rất lâu đời và mang lại nhiều giá trị cho nền kinh tế của nước ta. Ngày nay khi nhu cầu mở rộng thị trường đã kéo theo nhiều hoạt động kinh doanh được hình thành, nhiều tổ chức, đơn vị kinh tế được thành lập. Vậy, đăng ký kinh doanh là gì?
Mục lục bài viết
1. Đăng ký kinh doanh là gì?
Trong một nền kinh tế của một quốc gia thì doanh nghiệp là một bộ phận không thể thiểu để phát triển đất nước. Chính vì vậy, hiện nay pháp luật nước ta đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn việc thành lập, hoạt động và các vấn đề phát sinh liên quan. Và để bạn đọc hiểu hơn về khái niệm đăng ký kinh doanh là gì thì tác giả sẽ giới thiệu về khái niệm kinh doanh là gì?
Theo đó, kinh doanh được hiểu là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
Như vậy, đăng ký kinh doanh được hiểu là hoạt động cá nhân, tổ chức tiến hành xin cơ quan nhà nước có thẩm được phép thành lập công ty, doanh nghiệp hoặc một địa điểm kinh doanh theo quy định của pháp luật. Và việc thành lập hợp pháp này sẽ được chứng nhận thông qua Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Đăng ký kinh doanh sang tiếng Anh như sau: Business Registration
Hồ sơ: File
Trình tự thủ tục: Procedures
2. Hồ sơ đăng ký kinh doanh mới nhất:
Hiện nay theo quy định của
Một, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân thuộc một trong các loại giấy tờ sau đây:
+ Chứng minh nhân dân;
+ Căn cước công dân;
+ Hộ chiếu;
Hai, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty hợp danh
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty. Đây là văn bản không thể thiếu đối với mỗi loại hình doanh nghiệp. Là cơ sở để doanh nghiệp hoạt động và thực hiện các công việc liên quan.
- Danh sách thành viên. Trong danh sách này, chủ doanh nghiệp cần ghi đấy đủ thông tin của các thành viên như họ tên, địa chỉ nơi thường trú, chỗ ở hiện tại, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân/ hộ chiếu; Nơi cấp; ngày cấp; Ngày góp vốn; Năm sinh; Giới tính.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Ba, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu;
- Điều lệ công ty. Văn bản này cần đáp ứng các nội dung liên quan đến doanh nghiệp, các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh, quyền và nghĩa vụ của các thành viên và thông tin không thể thiếu đó chính là những nội dung về tên, địa chỉ doanh nghiệp; ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ.
- Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Bốn, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu.
- Điều lệ công ty.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp; Tên doanh nghiệp sẽ được ghi đầy đủ, bao gồm cả tên viết tắt, tên tiếng anh nếu có và mã số doanh nghiệp do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố trực thuộc cấp, bao gồm cả ngày cấp.
- Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp. Địa chỉ sẽ được ghi đầy đủ dựa vào những thông tin doanh nghiệp đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;
- Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân.
3. Trình tự thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp:
+ Trường hợp đăng ký trực tiếp:
– Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và thanh toán lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
– Khi nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận. Trường hợp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ
+ Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng:
– Người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin, tải văn bản điện tử vàký số vào hồ sơ đăng ký điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn).
– Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người đại diện theo pháp luật sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.
– Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin sang cơ quan thuế để tự động tạo mã số doanh nghiệp. Sau khi nhận được mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và
+ Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh:
– Người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin, tải văn bản điện tử của các giấy tờ chứng thực cá nhân tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để được cấp Tài khoản đăng ký kinh doanh.
– Người đại diện theo pháp luật sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn).
– Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người thành lập doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.
– Phòng Đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét, gửi thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ. Khi hồ sơ đã đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin sang cơ quan thuế để tạo mã số doanh nghiệp. Sau khi nhận được mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Sau khi nhận được thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật nộp một bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy kèm theo Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử đến Phòng Đăng ký kinh doanh. Người đại diện theo pháp luật có thể nộp trực tiếp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy và Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc nộp qua đường bưu điện.
– Sau khi nhận được hồ sơ bằng bản giấy, Phòng Đăng ký kinh doanh đối chiếu đầu mục hồ sơ với đầu mục hồ sơ doanh nghiệp đã gửi qua mạng điện tử và trao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp nếu nội dung đối chiếu thống nhất.
– Nếu quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày gửi thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà Phòng Đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ bằng bản giấy thì hồ sơ đăng ký điện tử của doanh nghiệp không còn hiệu lực.
Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết:
Luật doanh nghiệp 2020 ;- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;