Đăng ký giấy khai sinh cho trẻ là nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện thì mới đảm bảo quyền công dân của trẻ sơ sinh, các thông tin ghi tỏng giấy khai sinh phải chính xác, đầy đủ thông tin. Vậy đăng ký khai sinh gian dối cho con bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Nội dung đăng ký khai sinh và việc xác định nội dung khai sinh thực hiện ra sao?
Căn cứ theo Điều 4 Văn bản hợp nhất 1843/VBHN-BTP 2023 Nghị định hướng dẫn Luật Hộ tịch thì việc xác định nội dung đăng ký khai sinh ghi nhận các nội dung phải được thực hiện và đảm bảo khi thực hiện việc khai sinh. Theo đó, nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật hộ tịch và quy định sau đây:
– Thông tin khai sinh phải có đầy đủ họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em mà các thông tin này được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; nếu trong trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, tập quán tại khu vực nơi bé được sinh ra sẽ là căn cứ để xác định lấy thông tin khai sinh;
– Liên quan đến việc xác định quốc tịch của trẻ em thì sẽ được xác định theo quy định của pháp luật về quốc tịch;
– Hiện nay, khi trẻ mới được sinh ra mà đăng ký khai sinh sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh. Thủ tục cấp số định danh cá nhân được thực hiện theo quy định của Luật căn cước công dân và Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật căn cước công dân. Thủ tục này được diễn ra dựa trên cơ sở bảo đảm đồng bộ với Luật hộ tịch và Nghị định này;
– Thông tin về ngày, tháng, năm sinh được xác định theo Dương lịch. Nơi sinh, giới tính của trẻ em được xác định theo Giấy chứng sinh do cấp; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì xác định theo giấy tờ thay Giấy chứng sinh đã được thể hiện rõ nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật hộ tịch.
Xét đến trường hợp trẻ em sinh tại cơ sở y tế thì nơi sinh phải ghi rõ tên của cơ sở y tế và tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi có cơ sở y tế đó; trường hợp trẻ em sinh ngoài cơ sở y tế thì ghi rõ tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi trẻ em sinh ra.
– Quê quán của người được đăng ký khai sinh cũng là một trong những nội dung không thể thiếu khi đăng ký khai sinh và được xác định theo quy định tại khoản 8 Điều 4 của Luật hộ tịch.
2. Đăng ký khai sinh gian dối cho con bị xử phạt như thế nào?
Theo quy định tại điểm b khaonr 2 Điều 37
– Cá nhân có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cố tình tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai sinh;
– Còn trong trường hợp thực hiện một trong các hành vi sau thì sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, cụ thể:
+ Người đứng ra cam đoan cung cấp thông tin, làm chứng sai sự thật về việc sinh sẽ bị áp dụng mức xử phạt trên;
+ Thực hiện cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về nội dung khai sinh để khai sinh trái theo quy định;
+ Lừa dối cơ quan đăng ký khai sinh bằng cách sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký khai sinh.
– Cá nhân vi phạm hành vi vi phạm đến khai sinh còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, đó là tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
– Đồng thời, cũng phải thực hiện Biện pháp khắc phục hậu quả, như sau:
+ Cá nhân nếu phát hiện ra hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này có thể tiến hành kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy khai sinh đã cấp do có hành vi vi phạm; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 Điều này;
Với quy định nêu trên, hành vi đăng ký khai sinh cho trẻ mà gian dối là hành vi vi phạm pháp luật, nếu bị phát hiện thì sẽ bị xử phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và sẽ bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy khai sinh đã cấp do có hành vi vi phạm.
3. Công chức tư pháp xã có được ra quyết định xử phạt hành vi vi phạm:
Như đã biết không phải bất kỳ cá nhân nào cũng được trao thẩm quyền ra quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính, đặc biệt liên quan đến hành vi vi phạm về đăng ký khai sinh. Theo quy định Khoản 2, 3, Điều 82
+ Người đang giữ vị trí là Công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã;
+ Cá nhân là Công chức Phòng Tư pháp cấp huyện được trao thẩm quyền lập biên bản nếu phát hiện hành vi vi phạm;
+ Người đang là Công chức Thanh tra Bộ Tư pháp và công chức các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp có chức năng quản lý nhà nước về bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự lập biên bản vi phạm hành chính;
+ Đồng thời, cá nhân đang là Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài sẽ đươc lập biên bản vi phạm hành chính.
Bên cạnh đó, cá nhân được trao thẩm quyền ra quyết định xử phạt lại không bao gồm những người được lập biên bản đã nêu trên mà thay vào đó những cá nhân đang giữ vị trí sau đây mới được thực hiện việc này, đó là:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
– Cơ quan Thanh tra: Thanh tra viên Tư pháp đang thi hành công vụ; Người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành của Cục Bổ trợ tư pháp đang thi hành công vụ ; Người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành của Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực đang thi hành công vụ; Chánh Thanh tra Sở Tư pháp, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Tư pháp, Trường đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực ; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Tư pháp; Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp; Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực; Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp; Thủ trưởng cơ quan quy định tại khoản 2 Điều 46 Luật Xử lý vi phạm hành chính; Thủ trưởng cơ quan quy định tại khoản 3 Điều 46 Luật Xử lý vi phạm hành chính; thủ trưởng cơ quan quy định tại khoản 4 Điều 46 Luật Xử lý vi phạm hành chính
– Cơ quan Thi hành án dân sự; Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài; Toà án.
Mỗi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt thì mức hình phạt cũng được quy định khác nhau căn cứ vào tính chất hành vi vi phạm cũng như lĩnh vực mà các cá nhân này đang quản lý. Thông thường mức xử phạt thường liên quan đến các nội dung Phạt cảnh cáo, Phạt tiền, Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị mà giá trị này cũng đươc áp dụng khác nhau đã được quy định sẵn, trong một số trường hợp sẽ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
Như vậy, với quy định nêu trên thì Công chức tư pháp xã không được trao thẩm quyền ra quyết định xử phạt đối với hành vi đăng ký khai sinh gian dối cho con. Nếu trong quá trình công tác mà nhận thấy hành vi vi phạm nêu trên có thể tạm ngừng thực hiện việc đăng ký, xác minh thông tin, lập biên bản xử phạt sau khi có căn cứ chính xác là có dấu hiệu gian dối trong vấn đề khai sinh. Sau khi lập biên bản thì sẽ chuyển biên bản này lên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã để người này ra quyết định xử phạt.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Văn bản hợp nhất 1843/VBHN-BTP 2023 Nghị định hướng dẫn Luật Hộ tịch;
–