Nhìn chung, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là một trong những điều kiện bắt buộc cần phải thực hiện khi tiến hành hoạt động đăng ký kết hôn. Vậy đăng ký kết hôn lần 02 có cần phải xác nhận độc thân hay không?
Mục lục bài viết
1. Đăng ký kết hôn lần 2 có cần xác nhận độc thân không?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch (sửa đổi tại Nghị định 87/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến), có quy định cụ thể về vấn đề xuất trình phải nộp giấy tờ khi thực hiện thủ tục đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch. Cụ thể như sau:
– Người yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch cần phải xuất trình bản chính một trong những loại giấy tờ sau: hộ chiếu, chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân, các loại giấy tờ và tài liệu khác có dán ảnh và phản ánh đầy đủ thông tin cá nhân cơ bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp, còn giá trị sử dụng;
– Trong giai đoạn chuyển tiếp, người có yêu cầu thực hiện thủ tục đăng ký hộ tịch cần phải xuất trình các loại giấy tờ chứng minh nơi cư trú hợp pháp;
– Người yêu cầu đăng ký khai sinh cần phải nộp các loại giấy tờ bản chính, trong đó có giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay thế cho giấy chứng sinh căn cứ theo quy định tại Điều 16 của Luật hộ tịch, trong quá trình thực hiện yêu cầu đăng ký khai tử cần phải nộp bản chính của giấy báo tử hoặc các loại giấy tờ có giá trị pháp lý thay thế cho giấy báo tử căn cứ theo quy định tại Điều 34 của Luật hộ tịch và căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch (sửa đổi tại Nghị định 87/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến), khi thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn cần phải nộp bản chính của giấy xác nhận tình trạng hôn nhân căn cứ theo quy định tại mục 3 chương III của Nghị định 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch (sửa đổi tại Nghị định 87/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến).
Như vậy có thể nói, theo như phân tích nêu trên thì khi thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn, trong đó bao gồm đăng ký kết hôn lần đầu hoặc đăng ký kết hôn lần 2 thì cần phải nộp bản chính của giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch (sửa đổi tại Nghị định 87/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến), có quy định cụ thể về các loại giấy tờ cần phải nộp và xuất trình khi thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo đó, người yêu cầu đăng ký kết hôn cần phải xuất trình các loại giấy tờ căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch (sửa đổi tại Nghị định 87/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến). Đồng thời cần phải nấu các loại giấy tờ căn cứ theo quy định tại Điều 18 của Luật hộ tịch khi thực hiện hoạt động đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã và các loại giấy tờ và tài liệu căn cứ theo quy định tại Điều 38 của Luật hộ tịch khi thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp huyện, nộp bản chính giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định của pháp luật như sau:
– Trong trường hợp thực hiện hoạt động đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã mà người yêu cầu đăng ký kết hôn không thường trú tại xã, phường nơi tiến hành hoạt động đăng ký kết hôn đó, thì theo quy định của pháp luật cần phải nộp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã cấp căn cứ theo quy định tại Điều 21, Điều 22 và Điều 23 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
– Trong trường hợp thực hiện hoạt động đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp huyện, thì theo quy định của pháp luật, người yêu cầu đăng ký kết hôn đang cư trú ở trong nước sẽ cần phải thực hiện hoạt động nộp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã cung cấp căn cứ theo quy định tại Điều 21, Điều 22 và Điều 23 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
– Trong trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn đang trong quá trình công tác, học tập hoặc lao động có thời hạn ở nước ngoài, thì theo quy định của pháp luật, cần phải nộp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền đó là cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đặt tại nước ngoài cung cấp.
Theo các điều luật nêu trên thì có thể nói, người yêu cầu đăng ký kết hôn cần phải nộp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được cấp đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Hay nói cách khác, khi thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn lần 02 sẽ cần phải có giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, trong đó có giấy xác nhận độc thân.
2. Thủ tục làm giấy xác nhận độc thân được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch (sửa đổi tại Nghị định 87/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến), có quy định về thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Cụ thể như sau:
– Người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ, tờ khai theo mẫu do pháp luật quy định để nộp đến cơ quan có thẩm quyền. Trong trường hợp yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân nhằm mục đích kết hôn thì cần phải đáp ứng đầy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình, cụ thể là căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014;
– Trong trường hợp người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân đã có vợ hoặc đã có chồng tuy nhiên đã thực hiện thủ tục ly hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc người vợ hoặc người chồng đã chết trên thực tế thì cần phải xuất trình hoặc nộp các loại giấy tờ hợp lệ để chứng minh tình trạng đó. Nếu thuộc một trong những trường hợp được quy định tại Điều 37 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch (sửa đổi tại Nghị định 87/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến), thì cần phải nộp bản sao trích lục hộ tịch tương ứng với từng trường hợp khác nhau;
– Trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định của pháp luật, công chức tư pháp hộ tịch sẽ tiến hành hoạt động kiểm tra và xác minh tình trạng hôn nhân của người đó. Nếu người có yêu cầu đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, việc cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được xem xét là phù hợp với quy định của pháp luật, công chức tư pháp hộ tịch sẽ trình lên chủ thể có thẩm quyền đó là chủ tịch Ủy ban nhân dân để ký cấp một bản giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người có yêu cầu. Nội dung giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cần phải ghi đúng tình trạng hôn nhân của người đó và mục đích sử dụng giấy của người đó;
– Trong trường hợp người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân đã từng thực hiện hoạt động đăng ký thường trú tại nhiều tỉnh, thành phố khác nhau thì người đó sẽ phải có nghĩa vụ chứng minh về tình trạng hôn nhân của mình cho công chức tư pháp hộ tịch. Trong trường hợp người đó không chứng minh được thì công chức tư pháp hộ tịch sẽ báo cáo lên chủ thể có thẩm quyền đó là chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về việc có văn bản đề nghị cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đã từng đăng ký thường trú tiến hành hoạt động kiểm tra và xác minh về tình trạng hôn nhân của người có yêu cầu. Trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của công chức tư pháp hộ tịch, Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ tiến hành hoạt động kiểm tra và xác minh, trả lời bằng văn bản về tình trạng hôn nhân của người đó trong thời gian cư trú tại địa phương. Ngay trong ngày khi nhận được văn bản trả lời, nếu thấy đáp ứng đầy đủ điều kiện, Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ tiến hành hoạt động cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người có yêu cầu. Trong trường hợp cá nhân yêu cầu cấp lại giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để sử dụng vào mục đích khác hoặc do giấy chứng nhận trước đó đã hết thời hạn sử dụng thì sẽ cần phải nộp lại giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã được cấp trước đó.
3. Cần phải làm giấy xác nhận độc thân ở đâu?
Pháp luật hiện nay có quy định cụ thể về thẩm quyền cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Căn cứ theo quy định tại Điều 21 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch (sửa đổi tại Nghị định 87/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến), có quy định cụ thể về thẩm quyền cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Cụ thể như sau:
– Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của công dân Việt Nam là cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện hoạt động cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho các cá nhân khi nhận được yêu cầu;
– Trong trường hợp công dân Việt Nam không có nơi thường trú cố định và rõ ràng, tuy nhiên có thực hiện hoạt động đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đã thực hiện hoạt động đăng ký tạm trú sẽ có thẩm quyền cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền nêu trên cũng sẽ có thẩm quyền cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân nước ngoài và người không có quốc tịch cư trú trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khi các chủ thể này có yêu cầu.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
– Nghị định 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
– Nghị định 87/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến;
– Văn bản hợp nhất 1844/VBHN-BTP năm 2023 do Bộ Tư pháp ban hành hợp nhất Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.