Đăng ký kết hôn bị xé, mất, thất lạc phải làm thế nào để ly hôn? Không còn giấy đăng ký kết hôn có ly hôn được không? Xin trích lục bản sao giấy đăng kí kết hôn như thế nào?
Giấy chứng nhận kết hôn là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho hai bên nam, nữ khi đăng ký kết hôn; nội dung Giấy chứng nhận kết hôn bao gồm các thông tin cơ bản: Họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; thông tin về giấy tờ chứng minh nhân thân của hai bên nam, nữ; Ngày, tháng, năm đăng ký kết hôn; Chữ ký hoặc điểm chỉ của hai bên nam, nữ và xác nhận của cơ quan đăng ký hộ tịch. Đây là tài liệu không thể thiếu trong giải quyết ly hôn,tuy nhiên trên thực tế có nhiều trường hợp Đăng ký kết hôn bị xé, hủy, thất lạc. Vậy phải làm thế nào để ly hôn? Bài viết duới đây sẽ làm rõ vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
–
– Nghị định 123/2015 /nđ-cp Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hộ tịch
Các vấn đề cần giải quyết.
Không còn giấy đăng ký kết hôn có ly hôn được không?
1. Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn là tài liệu quan trọng, không thể thiếu trong hồ sơ ly hôn
Trường hợp thứ nhất: Đối với trường hợp thuận tình ly hôn
Căn cứ theo quy định tại Điều 55
“Điều 55. Thuận tình ly hôn
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”
Hồ sơ thuận tình ly hôn bao gồm:
– Đơn ly hôn (theo mẫu)
– Bản chính Giấy đăng ký kết hôn, giấy phải còn nguyên vẹn, không được tẩy xóa, làm rách.\
– 01 bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu của hai vợ chồng.
– 01 bản sao có chứng thực CMND/hộ chiếu của hai vợ chồng.
– Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực)
– Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung của vợ chồng như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các tài sản khác gắn liền với đất, đăng ký xe….( bản sao)
– Các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật.
– Trường hợp thứ hai: Đối với trường hợp đơn phương ly hôn:
Theo quy định tại Điều 56
‘’Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.’’
Hồ sơ ly hôn đơn phương gồm :
– Đơn yêu cầu ly hôn( theo mẫu)
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bản gốc
– Bản sao CMND/hộ chiếu
– Bản sao sổ hộ khẩu
– Bản sao giấy khai sinh của con.
– Các tài liệu, giấy tờ chứng minh tài sản chung của vợ chồng như bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký xe, sổ tiết kiệm…
Hình thức nộp hồ sơ:
Hồ sơ yêu cầu ly hôn chị có thể nộp trực tiếp tại Tòa án cấp huyện( nếu hôn nhân có yếu tố nước ngoài thì nôp tại Tòa án cấp tỉnh) hoặc gửi qua đường bưu điện đều được công nhận.
Thời hạn giải quyết yêu cầu ly hôn: Thông thường, việc giải quyết ly hôn ở cấp sơ thẩm từ 4 đến 6 tháng, nếu có tranh chấp tài sản hoặc những vấn đề khác phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn
Thủ tục giải quyết yêu cầu ly hôn:
Bước 1: Chị nộp hồ sơ yêu cầu ly hôn tại Tòa án cấp huyện( nếu có yếu tố nước ngoài thì nộp tại Tòa án cấp tỉnh)
Bước 2: Sau khi nhận hồ sơ hợp lê, Tòa án sẽ thụ lý giải quyết và ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí đối với người nộp đơn.
Bước 3: Đương sự nộp tiền tạm ứng án phí cho chi cục thi hành án dân sự cấp huyện( nếu là Tòa cấp tỉnh giải quyết thì nộp tại cấp tỉnh) và nộp lại biên lai nộp tiền cho Tòa án.
Bước 4: Tòa án mở phiên họp công khai để giải quyết việc ly hôn.
Bước 5: Tòa án ra quyết định công nhận ly hôn.
Tại một số Tòa, Tòa án còn yêu cầu trước khi nộp hồ sơ ly hôn phải qua thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã/phường.
Như vậy, ta có thể thấy rằng hồ sơ ly hôn không thể thiếu giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
2. Đăng ký kết hôn bị xé nát, mất, thất lạc làm sao để ly hôn?
Giấy đăng ký kết hôn không chỉ là giấy tờ quan trọng để ghi nhận quan hệ hôn nhân của hai người nam, nữ mà còn là một trong những giấy tờ không thể thiếu khi làm thủ tục ly hôn.
Trong đó, kèm theo đơn ly hôn, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Và giấy đăng ký kết hôn – giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân hợp pháp của đôi vợ chồng là giấy tờ bắt buộc.
Căn cứ theo
– Bản sao chứng thực đăng ký kết hôn;
– Bản sao từ sổ gốc (trích lục) đăng ký kết hôn;
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn được đăng ký lại;
Như vậy, khi bị xé giấy đăng ký kết hôn, nếu còn giữ bản sao chứng thực hoặc trước đó có xin nhiều bản sao từ sổ gốc thì có thể nộp một trong hai giấy này thay thế và phải nêu rõ lý do vì sao không thể nộp bản chính trong đơn xin ly hôn.
Ngoài ra, nếu không có hai loại giấy tờ trên thì có thể đăng ký lại kết hôn. Lúc này, người yêu cầu đăng ký lại kết hôn phải đến Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi trước đây người này đã đăng ký để làm thủ tục…
Sau khi có giấy chứng nhận kết hôn, người có yêu cầu có thể thực hiện thủ tục ly hôn bình thường.
3. Xin trích lục bản sao giấy đăng kí kết hôn như thế nào?
Căn cứ Điều 63
“Cá nhân không phụ thuộc vào nơi cư trú có quyền yêu cầu Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch của mình đã được đăng ký.”
Theo quy định trên, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch của mình đã được đăng ký. Do đó, bạn đã mất bản chính Giấy đăng ký kết hôn nên bạn có thể làm hồ sơ xin trích lục bản sao Giấy đăng ký kết hôn.
Thủ tục cấp bản sao trích lục hộ tịch:
Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch trực tiếp hoặc thông qua người đại diện gửi tờ khai theo mẫu quy định cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch.
Trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đề nghị cấp bản sao trích lục hộ tịch của cá nhân thì gửi văn bản yêu cầu nêu rõ lý do cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch.
Ngay sau khi nhận được yêu cầu, nếu đủ điều kiện thì Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch cho người yêu cầu.
Hoặc xin lại giấy đăng ký kết hôn theo thủ tục dưới đây :
Do bị mất giấy chứng nhận đăng ký kết hôn nên theo quy định của pháp luật cụ thể, theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP: “Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 1/1/2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại”.
Do đó, để giải quyết việc ly hôn trước tiên bạn cần đến Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký kết hôn trước đây để nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, thủ tục này được quy định tại Điều 27 Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015, cụ thể như sau:
“1. Hồ sơ đăng ký lại kết hôn gồm các giấy tờ sau:
a) Tờ khai theo mẫu quy định;
b) Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp trước đây. Nếu không có bản sao Giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao hồ sơ, giấy tờ cá nhân có các thông tin liên quan đến nội dung đăng ký kết hôn.
Trong 5 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ. Nếu thấy hồ sơ đăng ký lại kết hôn là đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện đăng ký lại kết hôn như trình tự quy định tại Khoản 2 Điều 18 của Luật Hộ tịch.
Nếu việc đăng ký lại kết hôn thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là nơi đã đăng ký kết hôn trước đây thì công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân nơi đăng ký kết hôn trước đây kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương.
Trong 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký kết hôn trước đây tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản về việc còn lưu giữ hoặc không lưu giữ được sổ hộ tịch.
Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh về việc không còn lưu giữ được sổ hộ tịch tại nơi đã đăng ký kết hôn, nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện việc đăng ký lại kết hôn như quy định tại Khoản 2 Điều này.
Quan hệ hôn nhân được công nhận kể từ ngày đăng ký kết hôn trước đây và được ghi rõ trong Giấy chứng nhận kết hôn, Sổ hộ tịch. Trường hợp không xác định được ngày, tháng đăng ký kết hôn trước đây thì quan hệ hôn nhân được công nhận từ ngày 1/1 của năm đăng ký kết hôn trước đây”.
Sau khi được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, người có yêu cầu có quyền nộp đơn xin ly hôn gửi lên tòa án cấp có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết.
Tóm lại, khi giấy đăng ký kết hôn bị mất,xé,..người có yêu cầu có quyền xin cấp lại trích lục ,xin cấp lại giấy đăng ký kết hôn,… có tài liệu này thì mới thực hiện được thủ tục ly hôn theo quy định pháp luật.