Việc chuyển nhượng những đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp được thực hiện dưới hình thức ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp.Vậy pháp luật hiện hành đã quy định về đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp có hồ sơ và trình tự như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Khái quát về hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp:
Trước khi đi sâu vào tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến việc đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp có nội dung, hồ sơ, trình tự thủ tục có nội dung như thế nào? Thì tác giả sẽ gửi đến quy bạn đọc nội dung liên quan đến định nghĩa của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là gì? Do đó, Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp được định nghĩa dưới góc độ pháp lý là mẫu hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp cho tổ chức và cá nhân khác. Dưới góc độ này hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp được xác định là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận của chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp và tổ chức, cá nhân được chuyển giao tất cả các quyền. Qua đó chủ sở hữu công nghiệp thu về một khoản tiền hoặc lợi ích vật chất khác.
Cũng dựa trên quy định của Luật Sở hữu trí tuệ được biết đến bao gồm hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải có các nội dung chủ yếu như tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng; những căn cứ chuyển nhượng; các giá chuyển nhượng và quy định về các quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.
2. Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp:
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì để một chủ thể có thể thực hiện hoạt động đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp đối với cơ quan có thẩm quyền thì chủ thể đó càn phải thực hiện việc lập hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp gồm 01 bộ tài liệu sau đây:
+ Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp (02 bản);
+ 01 bản hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao được chứng thực theo quy định); nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt; hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai.
+ Bản gốc văn bằng bảo hộ;
+ Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, nếu quyền sở hữu công nghiệp tương ứng thuộc sở hữu chung;
+ Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận và tài liệu chứng minh quyền nộp đơn của Bên nhận chuyển nhượng trong trường hợp chuyển nhượng nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể;
– Giấy uỷ quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện);
– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
3. Thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp có thể nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Bước 2: Xử lý hồ sơ
– Theo như quy định của pháp luật hiện hành thì việc các chủ thể đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp thì đối với trường hợp hồ sơ đăng ký không có thiếu sót:
+ Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp;
+ Ghi nhận vào Văn bằng bảo hộ chủ sở hữu mới; trong trường hợp chuyển nhượng một phần danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ thì cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu mới cho bên nhận và xác định giới hạn danh mục hàng hóa/dịch vụ trong Văn bằng bảo hộ gốc đối với phần chuyển nhượng đó;
+ Ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp;
+ Công bố quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp trên Công báo sở hữu công nghiệp.
– Bên cạnh đó thì việc chủ thể thực hiện hoạt động đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp tuy nhiên trong trường hợp này mà hồ sơ đăng ký có thiếu sót:
+ Cục Sở hữu trí tuệ ra
+ Ra quyết định từ chối ghi nhận chuyển nhượng nếu người nộp hồ sơ không sửa chữa hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng về dự định từ chối đăng ký hợp đồng trong thời hạn đã được ấn định.
Cách thức thực hiện:
Theo như quy định của pháp luật hiện hành thì các chủ thể thực hiện việc đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp thì có thể tiến hành hoạt động nộp hồ sơ ăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Bên cạnh đó thì pháp luật cũng tạo điều kiện cho các chủ thể ở xa khó khăn trong việc đi lại thì có thể thực hiện việc nộp hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp qua đường bưu điện.
Phí mà các chủ thể muốn thực hiện việc đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải trả cho cơ quan có thẩm quyền ở mỗi hoạt động khác nhau thì mức phí sẽ khác nhau và mức phí của từng hoạt động được pháp luật quy định cụ thể:
Phí thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp (mỗi đối tượng): 230.000 đồng
Phí tra cứu nhãn hiệu liên kết (mỗi đối tượng): 600.000 đồng
Phí thẩm định đơn (mỗi đối tượng): 550.000 đồng (trường hợp chuyển nhượng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận)
Phí đăng bạ Quyết định chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp: 120.000 đồng
Phí công bố Quyết định chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp: 120.000 đồng
Thời hạn giải quyết việc đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp theo như quy định của pháp luật này thì được xác định trong khoảng thời gian là hai tháng kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ (không bao gồm thời gian dành cho người nộp hồ sơ sửa chữa thiếu sót). Tuy nhiên, trên thực tế thời hạn này có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn tuỳ thuộc vào số lượng đơn nộp vào Cục tại thời điểm xét nghiệm.
Bên cạnh đó thì theo như quy định của pháp luật hiện hành đối với việc sửa đổi nội dung, gia hạn, chấm dứt trước thời hạn hiệu lực của hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đã đăng ký đều phải được ghi nhận tại Cục Sở hữu trí tuệ. Hồ sơ yêu cầu ghi nhận sửa đổi nội dung, gia hạn, chấm dứt hợp đồng. Do đó, hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp bị coi là có thiếu sót nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Tờ khai không hợp lệ;
– Thiếu một trong các tài liệu trong danh mục tài liệu phải có;
–
– Bản sao hợp đồng không được xác nhận hợp lệ;
– Tên, địa chỉ của bên chuyển giao trong hợp đồng không phù hợp với các thông tin tương ứng trong văn bằng bảo hộ hoặc trong hợp đồng là căn cứ phát sinh quyền chuyển giao,
– Hợp đồng không có đủ chữ ký (và con dấu, nếu có) của bên chuyển giao và bên được chuyển giao;
– Bên chuyển nhượng không phải là chủ văn bằng bảo hộ;
– Đối tượng sở hữu công nghiệp liên quan không còn trong thời hạn hiệu lực bảo hộ hoặc đang có tranh chấp;
– Hợp đồng chuyển giao thiếu các nội dung phải có theo quy định về Nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp.
– Hợp đồng có nội dung không phù hợp với quy định về các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp hoặc có các điều khoản hạn chế bất hợp lý quyền của bên được chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.
– Có căn cứ để khẳng định rằng việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của bên thứ ba.
4. Kết quả thực hiện của việc đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp:
Thì sẽ bao gồm Quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp đối với những trường hợp đồng ý cho chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp và đồng thời thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra Quyết định từ chối ghi nhận chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp khi hợp đồng đăng ký chuyển nhượng hợp đáp ứng đủ các điều kiện và yêu cầu theo như quy định của pháp luật hiện hành. Đồng thời thì việc này sẽ được ghi nhận vào văn bằng bảo hộ chủ sở hữu mới và xác định giới hạn danh mục hàng hóa/dịch vụ trong văn bằng bảo hộ gốc đối với phần chuyển nhượng.
Như vậy, để có thể tiến hành đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp thì các chủ thể có như cầu muốn đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp thì cần phải tuân thủ quy định của pháp luật và tiến hành việc chuyển đổi theo một trình tự cụ thể được tác giả nêu trên theo như quy định của pháp luật hiện hành. Việc tuân thủ các quy định của pháp luật sẽ giúp quá trình tiến hành đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp được nhanh chóng, thuận lợi, chính xác và đảm bảo tốt đa nhất quyền lợi của các chủ thể ăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp khi thực hiện việc ăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp này theo như quy định của pháp Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành.