Điều kiện được hiến xác và bộ phận cơ thể người? Trình tự đăng ký hiến xác và nội tạng? Đăng ký hiến xác và nội tạng ở đâu?
Trên cơ sở quy định của pháp luật Việt Nam thì công dân Viêt Nam nếu đủ điều kiện thì có thể thực hiện việc đăng ký hiến xác và nội tạng của mình. Việc đăng ký hiến tạng là một hành động cao cả mang đến cơ hội cứu sống hàng chục, thậm chí là hàng trăm người. Nếu được hỏi về mục đích hiến xác, nhiều người sẽ ngay lập tức trả lời rằng, việc làm này sẽ đem đến cơ hội cứu sống cho rất nhiều người khác. Vậy việc đăng ký hiến xác và nội tạng: Ở đâu và thủ tục như thế nào? Trong nội dung bài viết dưới đây chúng tôi sẽ gửi tới quý bạn đọc nội dung liên quan đến vấn đề này như sau:
Luật sư
Cơ sở pháp lý: Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006.
Mục lục bài viết
1. Điều kiện được hiến xác và bộ phận cơ thể người?
Trên cơ sở quy định tại Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006, những người có đủ các điều kiện sau được hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác:
– Người từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Theo Điều 2 Thông tư 104/2017/TT-BTC, chế độ đối với người đã hiến bộ phận cơ thể người, hiến xác cụ thể như sau:
– Người đã hiến bộ phận cơ thể người khi còn sống được hưởng chế độ khám sức khỏe định kỳ miễn phí khám sức khỏe định kỳ theo hướng dẫn về chuyên môn y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định theo giá dịch vụ khám sức khỏe cho người đã hiến bộ phận cơ thể do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
– Người đã hiến bộ phận cơ thể khi còn sống được hỗ trợ tiền thuê phòng ngủ trong trường hợp ở xa cơ sở khám chữa bệnh không thể đi về trong ngày (không bao gồm trường hợp thuộc phạm vi thanh toán bảo hiểm y tế): 450.000 đồng/ngày/người, tối đa không quá 02 ngày.
– Được hỗ trợ tiền ăn trong những ngày thực tế đi khám sức khỏe định kỳ, tối đa không quá 03 ngày/lần khám định kỳ: 200.000 đồng/ngày và chi phí đi lại từ nhà đến cơ sở khám chữa bệnh thực hiện khám sức khỏe định kỳ và ngược lại theo mức giá phương tiện vận tải công cộng.
Nếu sử dụng phương tiện đi lại của cá nhân thì căn cứ xác định mức hỗ trợ chi phí đi lại là khoảng cách từ nhà đến cơ sở khám chữa bệnh và ngược lại, với mức tiêu hao nhiên liệu bằng 0.2 lít xăng/km và giá xăng tại địa phương nơi thực hiện vận chuyển.
Ngoài ra, người đã hiến bộ phận cơ thể được cơ sở khám sức khỏe định kỳ xác nhận thời gian thực hiện khám sức khỏe định kỳ làm căn cứ hưởng các chế độ theo quy định của
Người đã hiến bộ phận cơ thể khi đi khám sức khỏe định kỳ phải xuất trình giấy ra viện (trong đó ghi rõ “đã hiến bộ phận cơ thể”) hoặc một loại giấy tờ chứng minh về việc đã hiến bộ phận cơ thể và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân.
2. Trình tự đăng ký hiến xác và nội tạng:
Việc đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người được thực hiện theo trình tự sau:
– Người có đủ điều kiện quy định bày tỏ nguyện vọng hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc sau khi chết với cơ sở y tế;
– Cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo cho Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.
Khi nhận được thông báo về trường hợp hiến mô, bộ phận cơ thể người, Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người có trách nhiệm thông báo cho cơ sở y tế đủ điều kiện lấy, ghép mô, tạng để tiến hành các thủ tục đăng ký cho người hiến;
– Sau khi nhận được thông báo của Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, cơ sở y tế:
+ Trực tiếp gặp người hiến để tư vấn về các thông tin có liên quan;
+ Hướng dẫn việc đăng ký hiến theo mẫu đơn; thực hiện việc kiểm tra sức khỏe cho người hiến;
+ Cấp thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết cho người hiến (với trường hợp hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết);
+ Báo cáo danh sách người đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống (Với trường hợp hiến mô, bộ phận cơ thể sau khi chết thì báo cáo về danh sách người đăng ký đã được cấp thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết) cho Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.
Theo hướng dẫn của Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia, cá nhân có mong muốn hiến tạng sau khi qua đời cần thực hiện những thủ tục sau:
Cách 1: Đăng ký trực tuyến
Bạn truy cập vào trang web của Trung tâm tại đường link: http://vnhot.vn và đăng ký trực tuyến tại phần “Đăng ký hiến tạng”.
Sau đó, hoàn thiện hồ sơ đăng ký theo các bước hướng dẫn.
Cách 2: Đăng ký theo đường bưu điện
Bạn truy cập vào trang web của Trung tâm tại đường link: http://vnhot.vn và tải mẫu đơn đăng ký. Sau đó in mẫu đơn và điền đầy đủ thông tin.
Ngoài ra, cần kèm theo 1 ảnh thẻ (tùy kích thước), 1 bản photo chứng minh thư hoặc thẻ căn cước công dân, hộ chiếu (không cần công chứng).
– Tại Hà Nội và các tỉnh thành phía Bắc, bạn gửi hồ sơ đăng ký tại địa chỉ:
Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia
Phòng 230 – Nhà C2 – Bệnh viện Việt Đức
Số 40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Sau khi nhận được hồ sơ của bạn, phía Trung tâm sẽ làm thẻ và gửi về địa chỉ đã đăng ký.
Thông thường, thời gian nhận thẻ sẽ từ 2-3 tuần sau khi gửi đơn. Nếu quá thời gian trên mà chưa nhận được thẻ, cá nhân có thể liên lạc với Trung tâm để được tư vấn thêm.
SĐT đường dây nóng: 0915 060 550 (trực 24/24)
SĐT tổng đài: 1900 633 408 (trong giờ hành chính)
– Tại khu vực phía Nam, cá nhân có thể gửi mẫu đăng ký hiến tạng với Đơn vị điều phối ghép tạng tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
SĐT: 028 3855 4137 – 1184
SĐT đường dây nóng: 0913 677 016 (trực 24/24)
Cách 3: Đăng ký qua email
– Tại Hà Nội và các tỉnh thành phía Bắc, người muốn đăng ký hiến tạng có thể đăng ký qua email: [email protected]
– Tại TP.HCM và các tỉnh thành phía Nam, người muốn đăng ký hiến tạng có thể đăng ký qua email: [email protected]
Cách 4: Đăng ký trực tiếp
– Tại Hà Nội và các tỉnh thành phía Bắc, bạn có thể trực tiếp đến Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia tại địa chỉ: Phòng 230 – Nhà C2 – Bệnh viện Việt Đức (Số 40 Tràng Thi – Hoàn Kiếm – Hà Nội hoặc đi qua cổng số 1 số 16 Phủ Doãn – Hoàn Kiếm – Hà Nội).
Khi đi cần mang theo chứng minh nhân dân + 1 ảnh thẻ (tùy kích cỡ). Trường hợp không có sẵn ảnh thẻ, Trung tâm sẽ chụp ảnh miễn phí cho bạn.
Thực hiện theo cách này, bạn chỉ mất khoảng 15 phút là có thể nhận thẻ. Tuy nhiên, trong tình hình dịch bệnh phức tạp, việc đến đăng ký trực tiếp hiện đang tạm dừng triển khai.
– Tại TP.HCM và các tỉnh thành phía Nam, bạn có thể đăng ký hiến tạng với đơn vị điều phối ghép tạng tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Lưu ý:
– Theo các quy định hiện hành, công dân đủ 18 tuổi và đủ năng lực hành vi dân sự có thể đăng ký hiến tặng mô, tạng sau khi chết hoặc chết não.
– Việc đăng ký và cấp thẻ là hoàn toàn miễn phí.
– Việc đăng ký hiến tặng mô, tạng sau khi qua đời chỉ cần chữ ký của cá nhân đăng ký bởi theo quy định hiện hành, không bắt buộc người đăng ký hiến tạng phải có sự đồng ý của người thân như cha, mẹ trong đơn đăng ký hiến tạng Tuy nhiên, luôn khuyến khích sự đồng ý của thân nhân người muốn hiến tạng.
– Việc đăng ký là nguyện vọng ban đầu nên sẽ không cần xét nghiệm hay khám sức khỏe vào thời điểm đăng ký.
3. Đăng ký hiến xác và nội tạng ở đâu?
Hiện nay, theo như quy định của pháp luật Việt Nam thì người đăng ký hiến có thể đăng ký hiến tặng ở các cơ quan sau:
– Thứ nhất, tại Hà Nội: Người đăng ký hiến có thể đến trực tiếp Trung tâm điều phối quốc gia về ghép Bộ phận cơ thể người – Phòng 230 – Nhà C2 – Bệnh viện Việt Đức ( Số 40 Tràng Thi).
Nếu ở xa có thể liên hệ SĐT: 0915060550 để được hướng dẫn cụ thể.
– Thứ hai, tại TPHCM:Người có nhu cầu hiến tạng có thể đăng ký trực tiếp tại Đơn vị Điều phối ghép các bộ phận cơ thể người tại Bệnh viện Chợ Rẫy (số 201B đường Nguyễn Chí Thanh) từ thứ hai đến thứ sáu.
Nếu ở xa có thể liên hệ SĐT đường dây nóng trực 24/24 giờ là 0913677016 để được hướng dẫn cụ thể.
Ngoài ra, có thể vào trang http://vnhot.com.vn tải mẫu đơn, điền đầy đủ thông tin rồi gửi về Trung tâm kèm một ảnh chân dung, một bản photo CMND hoặc hộ chiếu.
Thứ ba, người dân cũng có thể đến các trường Đại học Y gần nhất để tiến hành đăng ký hiến xác.
Những cơ thể được hiến tặng có thể giúp ích cho các mục đích sau đây:
– Đào tạo sinh viên y khoa và bác sĩ phẫu thuật
– Kiểm tra và đảm bảo liệu ô tô có đủ cơ sở vật chất an toàn để hạn chế sự tổn thương lên cơ thể con người khi xảy ra tai nạn hay không
– Kiểm tra thiết bị bảo hộ (ví dụ như giày cho lính, hoặc áo giáp chống đạn cho nhân viên cảnh sát, hoặc mũ bảo hiểm cho người đi xe đạp và trượt tuyết)
– Khám phá các loại thuốc mới và khám phá tương tác thuốc nguy hiểm
– Phát triển và cải thiện các thiết bị y tế
– Nghiên cứu và điều trị chấn thương và bệnh tật
– Phát triển các kỹ thuật phẫu thuật mới