Trẻ em là đối tượng cần được bảo đảm quyền lợi hơn trong xã hội. Vậy nên pháp luật đã đề ra quy định đăng ký giá đối với sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ em. Quy định này được thể hiện như thế nào cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Đăng ký giá đối với sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ em:
1.1. Đối tượng thực hiện đăng ký giá:
Thực phẩm chức năng nói chung và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 06 tuổi nói riêng, không phải là thuốc và cũng không thể thay thế thuốc, bởi lẽ thuốc là sản phẩm để điều trị và phòng bệnh được chỉ định để tái lập điều chỉnh hoặc sửa đổi chức năng sinh lý của cơ thể. Còn thực phẩm chức năng nói chung có thể sử dụng thường xuyên lâu dài nhằm nuôi dưỡng, bỗ dưỡng cho cơ thể hoặc phòng ngừa các nguy cơ gây bệnh tuy nhiên lại không có tác dụng chữa bệnh.
Theo quy định, các đối tượng sau phải thực hiện đăng ký giá đối với sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ em:
– Thương nhân kinh doanh sữa, thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 06 tuổi và danh mục sữa, thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thực hiện theo quy định do Bộ Y tế ban hành.
– Thương nhân sản xuất, nhập khẩu sữa thực hiện đăng ký giá với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định nhằm thực hiện bình ổn giá bằng biện pháp đăng ký giá.
– Bộ Công Thương tiến hành công bố danh sách các thương nhân thực hiện đăng ký giá đối với các thương nhân có khả năng tác động vào:
+ Sự hình thành của giá trên phạm vi toàn quốc
+ Và sự vận động của giá trên phạm vi toàn quốc.
– Cứ vào ngày 01 tháng 07 hàng năm hoặc trường hợp đột xuất, Bộ Công Thương rà soát danh sách thương nhân thực hiện đăng ký giá và thực hiện điều chỉnh danh sách này, việc điều chỉnh phải có thông báo.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố danh sách thương nhân thực hiện đăng ký giá trên địa bàn tỉnh (trừ các thương nhân thuộc danh sách do Bộ Công Thương công bố).
– Cứ vào vào ngày 01 tháng 07 hàng năm hoặc trong trường hợp đột xuất, Ủy ban nhân dân tỉnh rà soát danh sách các thương nhân thực hiện đăng ký giá sữa trên địa bàn tỉnh và thông báo điều chỉnh danh sách này.
1.2. Giá đăng ký đối với sữa, thực phẩm chức năng:
Giá đăng ký sữa và thực phẩm chức năng cho trẻ em được quy định như sau:
– Thương nhân sản xuất, nhập khẩu sữa:
+ Đăng ký giá bán lẻ khuyến nghị;
+ Có trách nhiệm thông báo kịp thời mức giá bán lẻ khuyến nghị đã đăng ký đối với hệ thống các thương nhân phân phối sản phẩm của mình.
– Mức giá bán lẻ này phải được niêm yết và không được vượt quá mức giá bán lẻ khuyến nghị đã đăng ký;
– Mức giá bán lẻ khuyến nghị đã đăng ký là cơ sở:
+ Để giúp cơ quan tiếp nhận đăng ký giá;
+ Giúp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước về giá và công bố cho người tiêu dùng.
– Thương nhân sản xuất, nhập khẩu sữa có thể thực hiện đăng ký các mức giá bán lẻ khuyến nghị phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng khu vực cụ thể.
2. Quy trình, thủ tục đăng ký giá đối với sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ em:
Việc đăng ký giá đối với sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ em sẽ giúp bảo đảm được quyền lợi cho trẻ em, người tiêu dùng sẽ có được nhiều lợi ích, thậm chí cả về việc đảm bảo chất lượng sữa.
– Hồ sơ thực hiện đăng ký giá sẽ bao gồm: 02 bản Biểu mẫu đăng ký giá (Biểu mẫu đăng ký giá thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục số 1 của Thông tư 08/2017/TT-BCT về đăng ký, kê khai giá sữa cho trẻ em) và kèm theo 01 phong bì có dán tem, ghi rõ: tên, địa chỉ của thương nhân, họ tên và số điện thoại của người trực tiếp có trách nhiệm của đơn vị.
Quy trình thực hiện:
Bước 1: Thương nhân chuẩn bị Biểu mẫu đăng ký giá và gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận theo một trong các hình thức sau:
+ Gửi trực tiếp tới Văn phòng cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu;
+ Gửi qua đường công văn tới cho cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu;
+ Gửi qua thư điện tử kèm chữ ký điệ/n tử hoặc kèm bản scan Biểu mẫu có chữ ký và dấu theo địa chỉ đã được cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu;
+ Gửi qua fax và đồng thời gửi bổ sung 01 bản chính thức qua đường công văn để cơ quan tiếp nhận lưu hồ sơ;
– Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, rà soát Biểu mẫu đăng ký giá;
+ Bộ Công Thương tiếp nhận, rà soát Biểu mẫu đăng ký giá của các thương nhân thuộc Danh sách do Bộ Công Thương công bố;
+ Các Sở Công Thương tiếp nhận, rà soát Biểu mẫu đăng ký giá của các thương nhân thuộc Danh sách do Ủy ban nhân dân tỉnh công bố;
+ Trong trường hợp cần thiết, Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền Ủy ban nhân dân cấp huyện tiếp nhận, rà soát Biểu mẫu đăng ký giá của thương nhân trên địa bàn.
Bước 2: Tiếp nhận Biểu mẫu đăng ký giá
+ Trường hợp Biểu mẫu có đủ thành phần, số lượng theo quy định thì cơ quan tiếp nhận đóng dấu công văn đến có ghi ngày, tháng, năm vào Biểu mẫu và trả ngay 01 bản Biểu mẫu cho thương nhân;
+ Trường hợp Biểu mẫu không đủ thành phần, số lượng theo quy định, cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu ghi rõ lý do trả lại, các nội dung cần bổ sung và trả lại ngay Biểu mẫu cho thương nhân.
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền rà soát Biểu mẫu đăng ký giá
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận Biểu mẫu hợp lệ mà cơ quan tiếp nhận không yêu cầu thương nhân giải trình về các nội dung của Biểu mẫu, thương nhân được mua, bán theo mức giá đăng ký.
– Trường hợp thương nhân giải trình các lý do điều chỉnh giá không phù hợp trong thời hạn tối đa không quá 04 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận Biểu mẫu, cơ quan tiếp nhận gửi thông báo bằng văn bản, fax, thư điện tử nêu rõ lý do và yêu cầu thương nhân chưa áp dụng mức giá đang đăng ký. Thời hạn để thương nhân giải trình và gửi văn bản giải trình, tài liệu chứng minh tối đa không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu thông báo bằng văn bản yêu cầu thương nhân giải trình.
– Thời hạn rà soát nội dung văn bản giải trình tối đa không quá 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận văn bản giải trình tính theo dấu công văn đến của cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu. Nếu hết thời hạn này mà cơ quan này không có văn bản yêu cầu thương nhân giải trình lại thì thương nhân được điều chỉnh giá theo mức giá và thời gian điều chỉnh đã đề xuất.
3. Biểu mẫu đăng ký giá đối với sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ em:
Biểu mẫu đăng ký giá sẽ bao gồm những biểu mẫu sau:
Tên đơn vị đăng ký giá | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số ………/ ….. | …. , ngày … tháng … năm …. |
Kính gửi: (Tên cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu đăng ký giá)
Thực hiện Thông tư số ….ngày… của Bộ Công Thương.
… (tên đơn vị đăng ký) gửi Biểu mẫu đăng ký giá ….. gồm các văn bản và nội dung sau:
1. Bảng đăng ký mức giá bán cụ thể.
2. Giải trình lý do điều chỉnh giá (trong đó có giải thích việc tính mức giá cụ thể áp dụng theo các hướng dẫn, quy định về phương pháp tính giá do cơ quan có thẩm quyền ban hành)
Mức giá đăng ký này thực hiện từ ngày … / … /….
… (tên đơn vị đăng ký) xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của mức giá mà đơn vị đã đăng ký./.
Nơi nhận: | THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
– Họ tên người nộp Biểu mẫu:
– Số điện thoại liên lạc:
– Số fax:
Ghi nhận ngày nộp Biểu mẫu đăng ký giá
của cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu đăng ký giá
1. (Cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu đăng ký giá ghi ngày, tháng, năm nhận được Biểu mẫu đăng ký giá và đóng dấu công văn đến)
2. Hết thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày trên, nếu cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu không có ý kiến yêu cầu tổ chức, cá nhân không được thực hiện mức giá đăng ký mới hoặc phải giải trình về các nội dung của Biểu mẫu thì tổ chức, cá nhân được mua, bán theo mức giá đăng ký.
* Bảng đăng ký mức giá cụ thể:
Tên đơn vị | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| …, ngày ……tháng ……. năm ….. |
BẢNG ĐĂNG KÝ MỨC GIÁ BÁN CỤ THỂ
(Kèm theo công văn số………ngày…….tháng…….năm……của Công ty……..)
Doanh nghiệp là đơn vị (sản xuất hay dịch vụ)…
Đăng ký giá (bán buôn, bán lẻ) :….cụ thể như sau:
STT | Tên hàng hóa, dịch vụ | Quy cách, chất lượng | Đơn vị tính | Mức giá đăng ký hiện hành | Mức giá đăng ký mới | Mức tăng/ giảm | Tỷ lệ % tăng/ giảm |
|
|
|
|
|
|
|
|
Mức giá đăng ký này thực hiện từ ngày … / … /…..
(Ghi chú: Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu đăng ký giá bán buôn thực tế của mình cùng với giá bán lẻ khuyến nghị)
* Biểu mẫu thuyết minh cơ câu tính giá hàng hóa đăng ký giá đối với mặt hàng nhập khẩu:
Tên đơn vị thực hiện | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| …, ngày….. tháng….năm ….. |
THUYẾT MINH CƠ CẤU TÍNH GIÁ
HÀNG HÓA ĐĂNG KÝ GIÁ
(Kèm theo công văn số….ngày…..tháng….năm……của…)
(Đối với mặt hàng nhập khẩu)
Tên hàng hóa, dịch vụ:
Đơn vị sản xuất, kinh doanh:
Quy cách phẩm chất; điều kiện bán hàng hoặc giao hàng; chính sách khuyến mại, giảm giá, chiết khấu cho các đối tượng khách hàng (nếu có)
I. BẢNG TỔNG HỢP TÍNH GIÁ VỐN, GIÁ BÁN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU CHO MỘT ĐƠN VỊ SẢN PHẨM HÀNG HÓA
STT | Khoản mục chi phí | Đơn vị tính | Thành tiền | Ghi chú |
A | Sản lượng nhập khẩu |
|
|
|
B | Giá vốn nhập khẩu |
|
|
|
1 | Giá mua tại cửa khẩu Việt Nam (giá CIF) |
|
|
|
2 | Thuế nhập khẩu |
|
|
|
3 | Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) |
|
|
|
4 | Các khoản thuế, phí khác (nếu có) |
|
|
|
5 | Các khoản chi bằng tiền khác theo quy định (nếu có) |
|
|
|
C | Chi phí chung |
|
|
|
6 | Chi phí tài chính (nếu có) |
|
|
|
7 | Chi phí bán hàng |
|
|
|
8 | Chi phí quản lý |
|
|
|
D | Tổng chi phí |
|
|
|
Đ | Giá thành toàn bộ 01 (một) đơn vị sản phẩm |
|
|
|
E | Lợi nhuận dự kiến |
|
|
|
G | Thuế giá trị gia tăng, thuế khác (nếu có) theo quy định |
|
|
|
H | Giá bán dự kiến |
|
|
|
II. GIẢI TRÌNH CHI TIẾT CÁCH TÍNH CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ CHO MỘT ĐƠN VỊ SẢN PHẨM HÀNG HÓA
1. Giá mua tại cửa khẩu Việt Nam (giá CIF)
2. Thuế nhập khẩu
3. Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)
4. Các khoản thuế, phí khác (nếu có)
5. Các khoản chi bằng tiền khác theo quy định (nếu có)
6. Chi phí tài chính (nếu có)
7. Chi phí bán hàng
8. Chi phí quản lý
9. Lợi nhuận dự kiến
10. Thuế giá trị gia tăng, thuế khác (nếu có) theo quy định
11. Giá bán dự kiến
* Biểu mẫu thuyết minh cơ câu tính giá hàng hóa đăng ký giá đối với mặt hàng sản xuất trong nước:
Tên đơn vị thực hiện | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ….., ngày….. tháng…..năm ….. |
THUYẾT MINH CƠ CẤU TÍNH GIÁ
HÀNG HÓA ĐĂNG KÝ GIÁ
(Kèm theo công văn số….ngày……tháng……năm…….của…….)
(Đối với mặt hàng sản xuất trong nước)
Tên hàng hóa, dịch vụ:
Đơn vị sản xuất, kinh doanh:
Quy cách phẩm chất; điều kiện bán hàng hoặc giao hàng; chính sách khuyến mại, giảm giá, chiết khấu cho các đối tượng khách hàng (nếu có)
I. BẢNG TỔNG HỢP TÍNH GIÁ VỐN, GIÁ BÁN HÀNG HÓA, DỊCH VỤ
Số TT | Khoản mục chi phí | ĐVT | lượng | Đơn giá | Thành tiền |
1 | Chi phí sản xuất: |
|
|
|
|
1.1 | Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp |
|
|
|
|
1.2 | Chi phí nhân công trực tiếp |
|
|
|
|
1.3 | Chi phí sản xuất chung: |
|
|
|
|
a | Chi phí nhân viên phân xưởng |
|
|
|
|
b | Chi phí vật liệu |
|
|
|
|
c | Chi phí dụng cụ sản xuất |
|
|
|
|
d | Chi phí khấu hao TSCĐ |
|
|
|
|
đ | Chi phí dịch vụ mua ngoài |
|
|
|
|
e | Chi phí bằng tiền khác |
|
|
|
|
| Tổng chi phí sản xuất : |
|
|
|
|
2 | Chi phí bán hàng |
|
|
|
|
3 | Chi phí quản lý doanh nghiệp |
|
|
|
|
4 | Chi phí tài chính |
|
|
|
|
| Tổng giá thành toàn bộ |
|
|
|
|
5 | Lợi nhuận dự kiến |
|
|
|
|
| Giá bán chưa thuế |
|
|
|
|
6 | Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) |
|
|
|
|
7 | Thuế giá trị gia tăng (nếu có) |
|
|
|
|
| Giá bán (đã có thuế) |
|
|
|
|
II. GIẢI TRÌNH CHI TIẾT CÁCH TÍNH CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ CHO MỘT ĐƠN VỊ SẢN PHẨM HÀNG HÓA
1. Chi phí sản xuất
2. Chi phí bán hàng
3. Chi phí quản lý doanh nghiệp
4. Chi phí tài chính
5. Lợi nhuận dự kiến
6. Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)
7. Thuế giá trị gia tăng (nếu có)
8. Giá bán (đã có thuế)
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Thông tư 08/2017/TT-BCT về đăng ký, kê khai giá sữa cho trẻ em