Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn hay còn được gọi là thiết kế bố trí, đây là cấu trúc không gian của các phân tử mạch tích hợp bán dẫn và mối liên kết của các phân tử đó trong mạch. Vậy pháp luật quy định như thế nào về vấn đề đăng ký bảo hộ đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn?
Mục lục bài viết
1. Đăng ký bảo hộ với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn:
Khi đăng ký bảo hộ đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn cần phải thực hiện theo các giai đoạn như sau:
Bước 1: Tổ chức và cá nhân có nhu cầu thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp tới cơ quan có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ đăng ký bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu sau đây:
-
Tờ khai đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn theo mẫu do pháp luật quy định, hiện nay đang được thực hiện theo Mẫu số 06 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 65/2023/NĐ-CP;
-
Bộ ảnh chụp hoặc bộ bản vẽ liên quan đến thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn;
-
Bản mô tả mạch tích hợp bán dẫn phù hợp với quy định của pháp luật;
-
Mẫu mạch tích hợp bán dẫn được sản xuất theo thiết kế, trong trường hợp thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn đã được khai thác thương mại trên thực tế;
-
Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn cho cá nhân hoặc giấy ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn cho tổ chức, nếu nộp đơn thông qua đại diện; -
Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trong trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc nộp trực tiếp qua tài khoản của cơ quan có thẩm quyền đó là Cục Sở hữu trí tuệ).
Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký bảo hộ đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được xác định là Bộ Khoa học và Công nghệ. Doanh nghiệp có thể nộp thành phần hồ sơ đăng ký bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn theo một trong những hình thức sau đây:
-
Nộp trực tuyến qua Hệ thống giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ Khoa học và Công nghệ;
-
Nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền;
-
Nộp thông qua dịch vụ bưu chính công ích tới Bộ Khoa học và Công nghệ.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Sau khi nhận được bộ hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động sau:
(1) Thẩm định hình thức trong thời gian như sau:
-
30 kể từ ngày nộp đơn trong trường hợp nhận thấy đơn hợp lệ;
-
40 ngày trong trường hợp người nộp đơn chủ động sửa đổi, bổ sung đơn trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra thống báo thẩm định hình thức đơn;
-
100 ngày trong trường hợp đơn không hợp lệ và người nộp đơn có ý kiến/sửa chữa thiếu sót trong thời hạn theo quy định;
-
110 ngày trong trường hợp người nộp đơn chủ động sửa đổi/bổ sung đơn trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo thẩm định hình thức đơn tuy nhiên đơn vẫn không hợp lệ và đồng thời người nộp đơn có ý kiến/sửa chữa thiếu sót trong thời hạn theo quy định.
(2) Công bố đơn: Trong thời hạn 02 tháng được tính kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ.
(3) Cấp Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí: Trong thời hạn 15 ngày được tính kể kể từ ngày người nộp đơn nộp đầy đủ và đúng hạn các khoản phí và lệ phí.
Bước 4: Nộp nghĩa vụ tài chính, bao gồm:
-
Lệ phí nộp đơn được xác định là 150.000 đồng/đơn;
-
Phí công bố đơn được xác định là 120.000 đồng;
-
Phí thẩm định đơn được xác định là 180.000 đồng;
-
Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí được xác định là 120.000 đồng;
-
Phí đăng bạ Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ được xác định là 120.000 đồng;
-
Phí công bố Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ được xác định là 120.000 đồng.
Bước 5: Trả kết quả. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính trong trường hợp này được xác định là giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn. Theo đó, giấy chứng nhận có hiệu lực kể từ ngày cấp và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số những ngày sau đây:
-
Kết thúc 10 năm được tính bắt đầu kể từ ngày nộp đơn;
-
Kết thúc 10 năm được tính bắt đầu kể từ ngày thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được người có thẩm quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ quốc gia nào trên thế giới;
-
Kết thúc 15 năm được tính bắt đầu kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.
2. Điều kiện bảo hộ với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn:
Căn cứ theo quy định tại Điều 68 của Văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ năm 2022 có quy định về điều kiện chung đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được bảo hộ. Theo đó, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được bảo hộ nếu đáp ứng được các điều kiện sau đây:
-
Có tính nguyên gốc;
-
Có tính thương mại.
Thứ nhất, căn cứ theo quy định tại Điều 70 của Văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ năm 2022 thì thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được coi là có tính nguyên gốc nếu đáp ứng được đầy đủ các điều kiện như sau:
-
Là kết quả lao động sáng tạo của chính bản thân tác giả;
-
Chưa được người sáng tạo thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn và những nhà sản xuất mạch tích hợp bán dẫn biết đến một cách rộng rãi tính tại thời điểm tạo ra thiết kế bố trí đó.
Thứ hai, căn cứ theo quy định tại Điều 71 của Văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ năm 2022 có quy định về tính mới thương mại của thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn. Theo đó:
-
Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được coi là có tính mới thương mại trong trường hợp thiết kế đó chưa được khai thác thương mại tại bất kỳ quốc gia nào trên thế giới trước thời điểm nộp đơn đăng ký bảo hộ;
-
Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn không bị coi là mất tính mới thương mại trong trường hợp đơn đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được nộp trong khoảng thời gian 02 năm được tính bắt đầu kể từ ngày kết kế bố trí đó được người có quyền đăng ký bảo hộ theo quy định tại Điều 86 của Văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ năm 2022 hoặc người được người đó cho phép khai thác hướng tới mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ quốc gia nào trên thế giới;
-
Khai thác thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn nhằm mục đích thương mại, tìm kiếm lợi nhuận là hành vi phân phối công khai, tìm kiếm thương mại đối với mạch tích hợp bán dẫn được sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hóa có chứa mạch tích hợp bán dẫn đó.
3. Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn gồm những thông tin nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 92 của Văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ năm 2022 có quy định về văn bằng bảo hộ. Theo đó:
-
Văn bằng bảo hộ ghi nhận chủ sở hữu đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu; ghi nhận thông tin liên quan đến tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn; đối tượng bảo hộ, phạm vi bảo hộ và thời gian bảo hộ;
-
Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý là văn bản ghi nhận thông tin liên quan đến tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, tính chất đặc thù của các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tính chất đặc thù về điều kiện địa lý, điều kiện khu vực mang chỉ dẫn địa lý đó;
-
Văn bằng bảo hộ bao gồm bằng độc quyền sáng chế, bằng độc quyền giải pháp hữu ích, giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý.
Đối chiếu với điều luật nêu trên thì giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là một trong những loại văn bằng bảo hộ, bao gồm các nội dung như:
-
Chủ sở hữu thiết kế bố trí;
-
Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn;
-
Tác giả của thiết kế bố trí;
-
Đối tượng bảo hộ;
-
Phạm vi bảo hộ;
-
Thời hạn bảo hộ.
THAM KHẢO THÊM: