Hiện nay, mức phạt đối với những lỗi liên quan đến đăng kiểm xe máy, xe ô tô rất được chú trọng. Bởi lẽ việc đăng kiểm là những vấn đề rất cơ bản khi sử dụng phương tiện trong quá trình tham gia giao thông. Vậy, việc đăng kiểm xe máy là gì? Thủ tục đăng kiểm xe máy thực hiện ra sao?
Mục lục bài viết
1. Đăng kiểm xe máy là gì?
Đăng kiểm xe nói chung cũng như đăng kiểm xe máy nói riêng, được hiểu là việc tiến hành thực hiện một chuỗi các quy trình thực hiện việc kiểm tra tính an toàn của xe nói chung, xe máy nói riêng. Việc kiểm định được thực hiện dựa trên các yếu tố yêu cầu như sau: yếu tố về độ an toàn của phanh xe hoạt động có đạt chuẩn hay không?, phần lái xe hoạt động đạt yêu cầu hay không? Ngoài ra yếu tố về mức độ bảo vệ môi trường cũng được coi là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá đăng kiểm đối với xe máy.
Theo quy định tại Điều 55 Luật giao thông đường bộ năm 2008 việc đăng kiểm xe máy có những mục đích sau:
Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng và nhập khẩu xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Không được cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách.
Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Xe ô tô,và rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô tham gia giao thông đường bộ phải được kiểm tra định kỳ về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi là kiểm định).
Người đứng đầu cơ sở đăng kiểm và người trực tiếp thực hiện việc kiểm định phải chịu trách nhiệm về việc xác nhận kết quả kiểm định.
Chủ phương tiện, người lái xe ô tô chịu trách nhiệm duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật của phương tiện theo tiêu chuẩn quy định khi tham gia giao thông đường bộ giữa hai kỳ kiểm định.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện, tiêu chuẩn và cấp giấy phép cho cơ sở đăng kiểm xe cơ giới; quy định và tổ chức thực hiện kiểm định xe cơ giới. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định và tổ chức kiểm định xe cơ giới của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.
Như vậy, ta có thể thấy việc đăng kiểm xe máy là một trong những thủ tục bắt buộc người sở hữu phương tiện phải thực hiện. Bởi thủ tục đăng kiểm chính là hình thức hợp thức hóa việc lưu thông phương tiện trong quá trình sử dụng phương tiện. Việc đăng kiểm xe phải được thực hiện đối với cả xe mua mới hoặc hình thức mua lại xe có thực hiện việc sang tên đổi chủ, di chuyển xe máy từ tỉnh thành này, sang tỉnh thành khác.
2. Giấy đăng kiểm xe máy là gì?
Giấy đăng kiểm xe máy được hiểu là loại giấy tờ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm định xe máy, cấp cho chủ sở hữu phương tiện nói chung, xe máy nói riêng. Giấy đăng kiểm xe máy chỉ được cơ quan nhà nước cấp cho chủ sở hữu khi phương tiện mà chủ sở hữu sử dụng đáp ứng đủ yêu cầu về điều kiện đăng kiểm xe máy. Việc kiểm định sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo chu trình kiểm tra toàn bộ máy móc của phương tiện, các thiết bị bên trong, bên ngoài phương tiện, đánh giá toàn bộ phương tiện xem có gì chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định hay không,nếu việc kiểm tra phát hiện ra sai sót, hỏng hóc thì sẽ yêu cầu chủ phương tiện thực hiện việc sửa chữa và thay thế để bảo đảm an toàn cho người điều khiển phương tiện, người ngồi sau xe và những người tham gia các phương tiện giao thông khác khi lưu thông trên đường.
3. Thủ tục, hồ sơ đăng kiểm xe máy:
3.1. Kiểm định lần đầu lập Hồ sơ phương tiện:
Khi kiểm định lần đầu lập Hồ sơ phương tiện, chủ xe cần có các giấy tờ sau:
a) Bản chính giấy đăng ký xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc một trong các giấy tờ còn hiệu lực sau để xuất trình:
– Bản sao giấy đăng ký xe có xác nhận của ngân hàng đang cầm giữ.
– Bản sao giấy đăng ký xe có xác nhận của cơ quan cho thuê tài chính.
– Giấy hẹn cấp giấy đăng ký xe (có đủ chữ ký, dấu).
b) Bản chính Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực để xuất trình.
c) Giấy tờ chứng minh nguồn gốc phương tiện để nộp, gồm một trong các giấy tờ sau:
– Bản chính Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu hoặc
– Bản sao có chứng thực quyết định tịch thu bán đấu giá của cấp có thẩm quyền đối với xe cơ giới bị tịch thu bán đấu giá và văn bản
– Bản sao có chứng thực quyết định thanh lý đối với xe cơ giới của lực lượng quốc phòng, công an; bản sao có chứng thực quyết định bán xe dự trữ Quốc gia.
d) Bản chính Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo để nộp (đối với xe cơ giới mới cải tạo).
đ) Bản chính Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật của cần cẩu, xi téc, bình nhiên liệu CNG, LPG được trang bị, lắp đặt trên xe cơ giới được cấp theo quy định tại Thông tư số 35/2011/TT-BGTVT ngày 06 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về thủ tục cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật thiết bị xếp dỡ, nồi hơi, thiết bị áp lực sử dụng trong giao thông vận tải để xuất trình.
3.2. Kiểm định các lần tiếp theo:
Khi xe cơ giới vào kiểm định, chủ xe phải xuất trình các giấy tờ nêu tại điểm a, b, d và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, với quy định về đăng kiểm xe máy khi tham gia giao thông nhằm hạn chế việc phương tiện giao thông không đủ điều kiện tham gia giao thông, đặc biết là xe máy – phương tiện phổ biến nhất ở nước ta hiện nay, nâng cao trách nhiệm của chủ phương tiện khi tham gia giao thông.
3.3. Thời hạn đăng kiểm xe máy:
Vì xe máy là loại phương tiện di chuyển có thể mua bán, trao đổi cũ mới, chính vì lý do này nên việc tiến hành thực hiện thủ tục đăng kiểm cũng có những quy định cụ thể về mặt thời gian. Cụ thể, quy định về việc thời hạn đăng kiểm được quy định tạiThông tư 15/2014/TT-BCA quy định về đăng ký xe có quy định về thời hạn đăng ký xe cụ thể tại Điều 6 như sau:
“Điều 6: Trách nhiệm của chủ xe
“1. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về đăng ký xe; có hồ sơ xe theo quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của xe và hồ sơ đăng ký xe; đưa xe đến cơ quan đăng ký xe để kiểm tra và nộp lệ phí đăng ký, cấp biển số xe theo quy định.
2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có quyết định điều chuyển, thay đổi địa chỉ hoặc bán, cho, tặng xe, tổ chức, cá nhân bán, cho, tặng, điều chuyển phải gửi thông báo theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này đến cơ quan đang quản lý hồ sơ xe đó để theo dõi; trường hợp sang tên mô tô khác huyện trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì đến cơ quan đăng ký xe nơi chủ xe cư trú hoặc có trụ sở để làm thủ tục sang tên xe.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ mua bán, cho, tặng, thừa kế xe, người mua hoặc bán xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục sang tên, di chuyển, thay đổi đăng ký xe.
4. Nghiêm cấm mọi hành vi giả mạo hồ sơ, đục xóa số máy, số khung để đăng ký xe.”
Như vậy, ta có thể thấy chủ phương tiện nói chung, xe máy nói riêng phải thực hiện việc đăng kiểm xe trong thời gian 30 ngày. Trong mỗi trường hợp sử dụng xe như mua mới, mua cũ sẽ có quy định về tính thời hạn 30 ngày khác nhau. Cụ thể như sau: Trong trường hợp xe máy mua mới thì Thời gian 30 ngày này được tính từ ngày chủ sở hữu mua xe máy mới hoặc trong trường hợp xe máy mua cũ thì thời hạn 30 ngày này sẽ được tính từ ngày hoàn tất thủ tục mua xe máy cũ và thực hiện thủ tục sang tên xe.