Đăng kiểm viên là những người có đầy đủ trình độ năng lực, kỹ năng chuyên môn, được cấp giấy chứng nhận đăng kiểm viên để thực hiện chức năng theo sự phân công của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì đăng kiểm viên đối với phương tiện thủy nội địa hạng I, II, III được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa hạng I:
Để trở thành đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa hạng I cần phải đáp ứng được một số tiêu chuẩn nhất định. Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Thông tư 49/2015/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của lãnh đạo, đăng kiểm viên và nhân viên nghiệp vụ của đơn vị đăng kiểm phương tiện thủy nội địa, có quy định về tiêu chuẩn đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra phương tiện thủy nội địa hạng I bao gồm các tiêu chuẩn như sau:
- Cần phải đáp ứng điều kiện về trình độ học vấn, cá nhân cần phải tốt nghiệp bậc đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành vỏ tàu thủy, máy tàu thủy, cơ khí tàu thuyền, kĩ thuật tàu thủy;
- Được xác định là đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng II đối với các phương tiện thủy nội địa, đồng thời cần phải có thời gian giữ công tác này liên tục tối thiểu 36 tháng;
- Là cá nhân đã hoàn thành đầy đủ chương trình tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra phương tiện thủy nội địa hạng I;
- Cần phải có trình độ tiếng Anh, tức là phải có ngoại ngữ tiếng Anh trình độ C trở lên hoặc tương đương;
- Cá nhân đã trải qua giai đoạn thực tập nghiệp vụ đăng kiểm tại các đơn vị đăng kiểm đối với các phương tiện đường thủy nội địa thuộc nhiệm vụ của Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra phương tiện đường thủy nội địa hạng I trong khoảng thời gian tối thiểu được xác định là 12 tháng
2. Đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa hạng II:
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Thông tư 49/2015/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của lãnh đạo, đăng kiểm viên và nhân viên nghiệp vụ của đơn vị đăng kiểm phương tiện thủy nội địa, có quy định về tiêu chuẩn chung của các nhân viên nghiệp vụ, trong đó bao gồm nhân viên đăng kiểm phương tiện đường thủy nội địa. Trong đó bao gồm, cần phải tốt nghiệp trung cấp nghề trở lên, đồng thời cần phải hoàn thành đầy đủ chương trình tập huấn nhân viên nghiệp vụ đăng kiểm đối với phương tiện thủy nội địa. Cụ thể, tiêu chuẩn trở thành đăng kiểm viên phương tiện đường thủy nội địa hạng II hiện nay được thực hiện theo quy định tại Điều 6 của Thông tư 49/2015/TT-BGTVT. Điều luật này quy định về tiêu chuẩn đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra phương tiện đường thủy nội địa hạng II, bao gồm các tiêu chuẩn cụ thể như sau:
- Là các cá nhân tốt nghiệp bậc đại học trở lên, thuộc một trong các chuyên ngành máy tàu thủy, vỏ tàu thủy, cơ khí tàu thuyền, kĩ thuật tàu thủy;
- Là cá nhân đã hoàn thành đầy đủ chương trình tập huấn nghiệp vụ Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra phương tiện đường thủy nội địa hạng II;
- Là đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra phương tiện đường thủy nội địa hạng III và có thời gian giữ chức vụ này liên tục tối thiểu 36 tháng;
- Cần phải đáp ứng điều kiện về trình độ ngoại ngữ, theo đó cần phải có ngoại ngữ tiếng Anh với trình độ B trở lên hoặc tương đương;
- Đã trải qua giai đoạn thực tập nghiệp vụ đăng kiểm tại các đơn vị đăng kiểm đối với các phương tiện vận tải đường thủy nội địa thuộc nhiệm vụ của Đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra phương tiện thủy nội địa hạng II tối thiểu trong khoảng thời gian 12 tháng.
3. Đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa hạng III:
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Thông tư 49/2015/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của lãnh đạo, đăng kiểm viên và nhân viên nghiệp vụ của đơn vị đăng kiểm phương tiện thủy nội địa, có quy định về tiêu chuẩn đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra phương tiện thủy nội địa hạng III. Theo đó:
- Cần phải có trình độ chuyên môn, đã tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp trở lên thuộc ngành cơ khí tàu thuyền, kĩ thuật tàu thủy, vỏ tàu thuỷ hoặc tốt nghiệp ngành máy tàu thủy;
- Là cá nhân đã tốt nghiệp trung cấp nghề trở lên thuộc một trong các ngành máy tàu thuỷ hoặc tốt nghiệp ngành vỏ tàu thủy;
- Đã tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp trở lên thuộc một trong những ngành cơ khí, cơ khí động lực, điện tàu thủy, cơ khí ô tô, đồng thời đã được đào tạo bổ sung trên môn đại cương trong lĩnh vực máy tàu thuỷ hoặc vỏ tàu thủy căn cứ theo phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 49/2015/TT-BGTVT;
- Đã hoàn thành chương trình tập huấn nghiệp vụ đối với hoạt động đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra phương tiện thủy nội địa hạng III;
- Đã trải qua thời gian thực tập nghiệp vụ đăng kiểm tại các đơn vị đăng kiểm trong khoảng thời gian tối thiểu 24 tháng đối với người có trình độ trung cấp hoặc trình độ cao đẳng, đã trải qua thời gian thực tập nghiệp vụ đăng kiểm tại các đơn vị đăng kiểm với thời gian 12 tháng đối với người có trình độ đại học trở lên.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 27 của Thông tư 49/2015/TT-BGTVT, có quy định về vấn đề công nhận đăng kiểm viên trong một số trường hợp đặc biệt. Theo đó:
- Đăng kiểm viên trong lĩnh vực tàu biển đã được công nhận theo quy định của pháp luật, các chủ thể được xác định là cán bộ kĩ thuật có trình độ đại học trở lên khi thuộc một trong các chuyên ngành máy tàu thủy, kĩ thuật tàu thủy, vỏ tàu thủy, cơ khí tàu thuyền có kinh nghiệm giám sát chất lượng an toàn kĩ thuật tàu thuyền trong các đơn vị đóng tàu, trong các cơ sở sửa chữa phương tiện, còn trong độ tuổi lao động sau khi trải qua quá trình tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa, có thời gian thực tập nghiệp vụ tối thiểu trong khoảng thời gian 90 ngày, thì sẽ được kiểm tra thực tế năng lực chuyên môn thực hành nghiệp vụ để được công nhận trở thành đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra hạng III;
- Đối với những cá nhân có chuyên môn trong lĩnh vực võ tàu thuỷ hoặc trong lĩnh vực máy tàu thủy, vẫn đang trong độ tuổi lao động, được tổ chức thực hiện thủ tục đăng kiểm tại nước ngoài hoặc tổ chức có thẩm quyền tại Việt Nam xác định trình độ chuyên môn đáp ứng điều kiện, đồng thời được Hội đồng công nhận đăng kiểm viên xem xét thành phần hồ sơ, kiểm tra hồ sơ, đề nghị công nhận đăng kiểm viên thì sẽ được xem xét để công nhận trở thành đăng kiểm viên trong lĩnh vực thủy nội địa;
- Đối với các đăng kiểm viên tàu biển đã được công nhận theo quy định của pháp luật, sau khoảng thời gian sáu tháng được tính bắt đầu kể từ ngày cá nhân đó được công nhận đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra phương tiện thủy nội địa hạng III, trong trường hợp cá nhân đó được tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra phương tiện thủy nội địa hạng II, và sau đó được đánh giá đầy đủ năng lực thực hành đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Thông tư 49/2015/TT-BGTVT, thì sẽ được công nhận nâng hạn đăng kiểm viên, sau khoảng thời gian sáu tháng được tính bắt đầu kể từ ngày công nhận đăng kiểm viên thực hiện công tác kiểm tra phương tiện thủy nội địa hạng II, trong trường hợp được tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm thực hiện công tác kiểm tra phương tiện thủy nội địa hạng I và được đánh giá năng lực đáp ứng đầy đủ yêu cầu theo quy định của pháp luật thì cá nhân đó sẽ được xem xét nâng hạng;
- Quy trình và thủ tục đề nghị công nhận đăng kiểm viên sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 23, Điều 24 của Thông tư 49/2015/TT-BGTVT.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 49/2015/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của lãnh đạo, đăng kiểm viên và nhân viên nghiệp vụ của đơn vị đăng kiểm phương tiện thủy nội địa;
– Thông tư 02/2024/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của lãnh đạo, đăng kiểm viên và nhân viên nghiệp vụ của đơn vị đăng kiểm phương tiện thủy nội địa.
THAM KHẢO THÊM: