Quy định về đăng kiểm tàu biển? Quy định về Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển? Mẫu giấy chứng nhận đăng ký tàu biển và hướng dẫn?
Việt Nam là quốc gia có điều kiện tự nhiên cực kỳ thuận lợi để phát triển giao thông, vận chuyển hàng hóa thông qua đường biển. Hoạt động vận chuyển đó phù thuộc vào chất lượng của các tàu biển, làm thế nào để đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải và bảo vệ môi trường. Do đó, pháp luật hàng hải Việt Nam bắt buộc tàu biển trước khi đưa vào sử dụng phải được đăng kiểm bởi tổ chức có thẩm quyền. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, trong bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ có những phân tích cụ thể hơn về đăng kiểm tàu biển, đồng thời cung cấp vấn đề pháp lý về giấy chứng nhận đăng ký tàu biển- một loại giấy tờ rất quan trọng để chứng minh trạng thái sở hữu của con tàu.
Tổng đài Luật sư
Cơ sở pháp lý:
Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015.
Nghị định 171/2016/NĐ-CP về đăng ký, xóa đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển.
Thông tư 40/2016/TT-BGTVT Quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.
1. Quy định về đăng kiểm tàu biển?
Đăng kiểm tàu biển là cụm thuật ngữ phổ biến được ghi nhận trong Bộ luật Hàng hải Việt Nam và Bộ Giao thông vận tải đã ban hành một thông tư riêng để điều chỉnh về nội dung này, tuy nhiên, cả hai văn bản đều không đưa ra khái niệm về đăng kiểm tàu biển, điều này dẫn đến những khó khăn nhất định để nhận diện và xác định hoạt động đăng kiểm một cách chính xác.
Dựa trên quy định tại Khoản 1, Điều 28 Bộ luật Hảng hải, có thể đưa ra định nghĩa về đăng kiểm tàu biển như sau: Đăng kiểm tàu biển là việc kiểm định, thẩm định, phân cấp, cấp các giấy chứng nhận kỹ thuật về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, điều kiện bảo đảm lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Quy định của pháp luật về đăng kiểm tàu biển khá rộng và chi tiết, vì vậy, trong mục này, tác giả chỉ tập trung vào các khía cạnh pháp lý đặc trưng:
Thứ nhất, các loại tàu biển phải đăng kiểm.
Theo quy định tại Điều 30, Bộ luật hàng hải, thì quy định về các loại tàu biên phải đăng kiểm có hai dạng: bắt buộc và tự nguyện. Trong đó, bắt buộc là các loại tàu biển quy định tại khoản 1 Điều 19 của Bộ luật hàng hải, cụ thể:
– Tàu biển có động cơ với tổng công suất máy chính từ 75 kilôwatt (KW) trở lên.
– Tàu biển không có động cơ, nhưng có tổng dung tích từ 50 GT trở lên hoặc có trọng tải từ 100 tấn trở lên hoặc có chiều dài đường nước thiết kế từ 20 mét (m) trở lên.
– Tàu biển nhỏ hơn các loại tàu biển trên, nhưng hoạt động tuyến nước ngoài.
Việc xác định loại tàu phải đăng kiểm phụ thuộc vào tổng công suất máy chính; tổng dung tích, trọng tải hoặc hoạt động tuyến nước ngoài. Đây đều là những loại tàu biển được xác định là “lớn” hoặc do điểm đặc biệt trong lộ trình hoạt đông.
Các loại tàu biển không thuộc trường hợp bắt buộc nêu trên có thể thực hiện đăng kiểm theo quy định của Bộ Giao thông vận tải mà không mang tính bắt buộc. Thực tế, hoạt động đăng kiểm có ý nghĩa rất lớn, do vậy, nhà nước khuyến khích chủ tàu thực hiện hoạt động đăng kiểm.
Thứ hai, chủ thể có thẩm quyền đăng kiểm tàu biển.
Hoạt động đăng kiểm tàu biển được thực hiện bởi tổ chức đăng kiểm Việt Nam (Cục đăng kiểm Việt Nam) hoặc tổ chức đăng kiểm nước ngoài được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ủy quyền. Việc cho phép đăng kiểm bởi tổ chức đăng kiểm nước ngoài hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế trong lĩnh vực hàng hải cũng như phù hợp với các quy định của pháp luật hàng hải Việt Nam trong mối tương quan với các quy định khác cũng cho phép cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thực hiện. Tuy nhiên, tổ chức đăng kiểm nước ngoài chỉ được thực hiện khi có ủy quyền của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải, thông thường đó là việc ủy quyền đối với các nội dung khó xác định hoặc điều kiện thực tế phù hợp tại địa điểm nước đó có thể đăng kiểm tàu biển Việt Nam.
Thứ ba, trách nhiệm về đăng kiểm tàu biển.
Trách nhiệm về đăng kiểm tàu biển được đặt ra đối với chủ tàu biển và tổ chức đăng kiểm tàu biển, trong đó:
– “Chủ tàu biển có trách nhiệm thực hiện quy định về đăng kiểm tàu biển khi tàu biển được đóng mới, nhập khẩu, hoán cải, sửa chữa phục hồi và trong quá trình hoạt động; bảo đảm tình trạng an toàn kỹ thuật, an ninh hàng hải, điều kiện lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường của tàu biển giữa hai kỳ kiểm định, đánh giá theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.” (Khoản 1, Điều 31 Bộ luật hàng hải).
Như vậy, vấn đề đăng kiểm được đặt ra tại thời điểm tàu điểm được đóng mới, nhập khẩu, hoán cải, sửa chữa, phục hồi hoặc trong quá trình hoạt động. Điều này nhằm tạo sự linh hoạt cho chủ tàu, cũng là cách để pháp luật ràng buộc tránh nhiệm, tránh thoái thác nghĩa vụ đối với hoạt động đăng kiểm.
Hơn nữa khi các kỳ kiểm định, đánh giá thường diễn ra cách nhau một khoảng thời gian khá dài, mà trong thời gian đó, chủ tàu có trách nhiệm phải đảm bảo các tình trạng ổn định nhất về an toàn kỹ thuật, an ninh hàng hải,…điều này cũng một phần phản ánh kết quả đăng kiểm lần đầu và sự thay đổi trong lần đăng kiểm lần hai.
– “Tổ chức đăng kiểm khi thực hiện công tác đăng kiểm phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Người đứng đầu đơn vị đăng kiểm và người trực tiếp thực hiện kiểm định, đánh giá phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm định, đánh giá.” (Khoản 2, Điều 31 Bộ luật hàng hải).
Trách nhiệm của chủ tàu hay tổ chức đăng ký phải dựa trên quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Điều này cũng hoàn toàn hợp lý, khi trong thẩm quyền đăng kiểm, tổ chức đăng kiểm nước ngoài cũng là một chủ thể có thẩm quyền đăng kiểm trên cơ sở ủy quyền, vì vậy việc tuân thù quy định pháp luật quốc gia và quốc tế là hợp lý, làm phát sinh hiệu lực kết quả đăng kiểm và tranh những tranh chấp không đáng có.
2. Quy định về Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển?
Đăng ký tàu biển được giải thích là “ghi, lưu trữ các thông tin về tàu biển vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam và cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.” (Khoản 1, Điều 17 Bộ luật hàng hải).
Sau khi chủ tàu hoàn thành việc đăng ký tàu biển thì được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam. Giấy chứng nhận này là bằng chứng về việc tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam và tình trạng sở hữu tàu biển đó. (Khoản 4, Điều 22 Bộ luật hàng hải). Như vậy, nếu đăng ký tàu biển là hành vi thì giấy chứng nhận đăng ký tàu biển là hình thực ghi nhận hành vi đã được thực hiện, phản ánh các nội dung thông tin về tàu biển.
Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển là Cục Hàng hải Việt Nam.
3. Mẫu giấy chứng nhận đăng ký tàu biển và hướng dẫn?
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
_____________________
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ
CERTIFICATE OF REGISTRY
……….(1)…. Chứng nhận ………(2)…….. có các thông số dưới đây đã được đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam:
……….. Hereby certify that ……….. with the following particulars has been registered into the Viet Nam national ships registration book:
Tên …………(3)…………….. Trọng tải toàn phần: ………….
Name Dead weight
Hô hiệu/Số IMO: ………. Tổng dung tích: ……..
Call sign/IMO number Gross tonnage
Loại tàu: …….(4)……… Dung tích thực dụng:…………
Type of ship Net tonnage
Chiều dài lớn nhất: …….. Năm đóng: ………
Length over all Year of building
Chiều rộng: ………. Nơi đóng: ….
Breadth Place of building
Mớn nước: ……. Nơi đăng ký: ………
Draft Place of registry
Tổng công suất máy chính: …. Tổ chức đăng kiểm: …..
M.E. power Classification Agency
NỘI DUNG ĐĂNG KÝ
CONTENT OF REGISTRATION
A. ĐĂNG KÝ MANG CỜ QUỐC TỊCH VIỆT NAM (Registration for being Vietnamese flagged ship)
……… (2) & (3)……….. được phép mang cờ quốc tịch Việt Nam từ ngày ….tháng .. .năm …
is sailing under Vietnamese flag from
B. ĐĂNG KÝ QUYỀN SỞ HỮU (Registration for ownership)
……… (2) & (3)……….. thuộc sở hữu của (tên, địa chỉ, tỉ lệ sở hữu): …
… is owed by the owner (name, address, ratio of ownership)
Số đăng ký: ……… Cấp tại ………. , ngày …... tháng …... năm ……
Number of registration Issued at ………………, on …
Ngày đăng ký: ….. Tên, chữ ký người có thẩm quyền
Date of registration Full name, signature of duly authorized official
Ghi chú (Note):
(1) Tên cơ quan đăng ký
The ship Registration office
(2) Loại phương tiện đăng ký: Tàu biển, tàu biển công vụ; tàu ngầm, tàu lặn; kho chứa nổi; giàn di động
Type of transport facility registration/registry (ship, public service ship, submarine, submarsible, floating production storage and offloading; mobile offshore drilling unit
(3) Tên phương tiện
Name of transport facility
(4) Loại tàu biển (trong trường hợp đăng ký tàu biển)
Type of ship (in case of ship registration/registry)