Án treo là một trong những hình phạt đối với người có hành vi vi phạm pháp luật. Vậy người đang hưởng án treo có được phép đi làm hay không?
Mục lục bài viết
1. Thế nào là án treo?
Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Án treo được hiểu là một trong những biện pháp xử lý các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật và đủ điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Để được áp dụng án treo, đối tượng phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện sau:
– Ngoài lần phạm tội đó, người phạm tội luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của một công dân.
– Mức phạt tù bị Tòa án kết án là không quá 03 năm.
– Đảm bảo có được tình tiết giảm nhẹ từ 02 tình tiết trở lên trong đó:
+ Có 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự sau:
- Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm.
- Đối tượng thực hiện hành vi phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
- Đối tượng thực hiện hành vi phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết.
- Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả.
- Đối tượng thực hiện hành vi phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra.
- Đối tượng thực hiện hành vi phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn.
- Đối tượng thực hiện hành vi phạm tội trong trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra.
- Đối tượng thực hiện hành vi phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội.
- Đối tượng thực hiện hành vi phạm tội lần đầu thuộc trường hợp ít nghiêm trọng.
- Đối tượng thực hiện hành vi phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra.
- Người thực hiện hành vi phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải.
- Đối tượng thực hiện hành vi phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức.
- Người phạm tội là phụ nữ có thai.
- Người phạm tội tự thú.
- Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
- Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên.
- Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng.
- Đối tượng thực hiện hành vi phạm tội do lạc hậu.
+ Không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, bao gồm:
- Thực hiện hành vi vi phạm có tính chất chuyên nghiệp.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi phạm tội.
- Có tính chất côn đồ.
- Thực hiện hành vi vi phạm có tổ chức.
- Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.
- Thực hiện hành vi xuất phát từ động cơ đê hèn.
- Thực hiện hành vi phạm tội 02 lần trở lên.
- Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng.
- Có hành vi xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội.
- Thực hiện hành vi phạm tội đối với người dưới 16 tuổi; hoặc phụ nữ có thai; hoặc với người từ đủ 70 tuổi trở lên.
- Thực hiện hành vi phạm tội với thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người.
- Thực hiện hành vi phạm tội với thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, tàn ác để phạm tội.
- Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.
- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để thực hiện hành vi phạm tội.
- Thực hiện hành vi phạm tội đối với đối tượng là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác; người bị hạn chế khả năng nhận thức.
– Đảm bảo có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định nhằm để cho cơ quan có thẩm quyền dế giám sát, giáo dục.
2. Đang hưởng án treo có được phép đi làm hay không?
Căn cứ Điều 88 Luật thi hành án hình sự quy định:
(i) Đối tượng hưởng án treo gồm (cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, công nhân và viên chức quốc phòng, công nhân công an, người lao động) sẽ được bố trí công việc phù hợp trong việc giám sát, giáo dục, được hưởng tiền lương và chế độ khác nếu được tiếp tục làm việc.
(ii) Đối tượng hưởng án treo còn lại (không thuộc nhóm đối tượng thuộc mục (i) trên): sẽ được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú tạo điều kiện tìm việc làm.
Như vậy, theo quy định trên thì người được hưởng án treo vẫn được phép đi làm tại địa phương, ngoài ra còn được hỗ trợ tìm kiếm việc làm tại nơi cư trú.
3. Người đang hưởng án treo có được đi làm, đi chơi tại địa phương khác không?
Theo quy định, Tòa án sẽ giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục.
Đồng thời, Luật thi hành dân sự quy định cho phép người được hưởng án treo khi có lý do chính đáng có thể sẽ được phép vắng mặt tại nơi cư trú. Tuy nhiên phải có sự cho phép của pháp luật; đồng thời đối tượng đó phải tiến hành thủ tục khai báo tạm vắng theo quy định.
Lưu ý thời gian vắng mặt tại nơi cư trú mỗi lần không quá 60 ngày. Tổng số thời gian vắng mặt tại nơi cư trú không được vượt quá một phần ba thời gian thử thách, (ngoại trừ trường hợp bị bệnh phải điều trị tại cơ sở y tế theo chỉ định của bác sĩ và phải có xác nhận điều trị của cơ sở y tế đó).
Chính vì vậy, người đang hưởng án treo vẫn có thể được đi làm, đi du lịch tại địa phương khác nếu như có lý do chính đáng và được Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục đồng ý.
4. Công ty có quyền sa thải người lao động đang hưởng án treo không?
Việc người lao động vi phạm pháp luật và bị kết án hình sự là một trong những vấn đề đáng quan ngại của nhiều doanh nghiệp nói chung và cũng là vấn đề thắc mắc của nhiều người lao động rằng trong tình huống này có phải công ty sẽ có nghỉ việc?
Căn cứ Điều 125
– Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật.
– Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc.
– Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
– Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động.
Như vậy, người sử dụng lao động không có căn cứ sa thải người lao động với lý do người lao động đang hưởng án treo. Ngoài việc không có căn cứ sa thải người lao động, người sử dụng lao động cũng không có căn cứ chấm dứt
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Bộ luật lao động năm 2019.
Luật thi hành án hình sự năm 2020