Án treo được xem là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được cơ quan có thẩm quyền áp dụng đối với người phạm tội phạt tù không vượt quá 03 năm, nhân thân tốt, nhận thấy không cần bắt buộc họ phải chấp hành hình phạt tù. Vậy theo quy định của pháp luật thì đang hưởng án treo có được đăng ký kết hôn hay không?
Mục lục bài viết
1. Đang hưởng án treo có được đăng ký kết hôn không?
Trước hết, án treo được xem là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Tòa án áp dụng đối với cá nhân phạm tội bị phạt tù không vượt quá thời gian 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và căn cứ vào những tình tiết giảm nhẹ mà người phạm tội có được, nhận thấy không cần bắt buộc người phạm tội phải chấp hành hình phạt tù. Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP, thì cá nhân bị xử phạt tù hoàn toàn có thể được xem xét để hưởng án treo khi cá nhân đó đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau đây:
-
Cá nhân bị xử phạt tù không vượt quá thời gian 03 năm;
-
Cá nhân có nhân thân tốt;
-
Cá nhân có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, đồng thời trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ thuộc khoản 1 Điều 51 Văn bản hợp nhất Bộ luật hình sự năm 2017 và không có các tình tiết tăng nặng được quy định tại khoản 1 Điều 52 của Văn bản hợp nhất Bộ luật hình sự năm 2017;
-
Có nơi cư trú rõ ràng hoặc có nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền dễ dàng giám sát, giáo dục trong quá trình cho hưởng án treo;
-
Nhận thấy không cần thiết phải chấp hành án phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo tại địa phương, đồng thời việc cho cá nhân hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội, không ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự an toàn xã hội của địa phương.
Bên cạnh đó, kết hôn là khái niệm để chỉ việc nam, nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau phù hợp với quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình (trong đó có quy định về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn). Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định về điều kiện kết hôn như sau:
(1) Nam, nữ kết hôn với nhau cần phải tuân thủ theo các điều kiện sau đây:
-
Nam đang ứng độ tuổi từ đủ 20 tuổi trở lên và nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
-
Việc kết hôn giữa nam và nữ do các bên tự nguyện quyết định, không bị lừa dối hoặc ép buộc dưới bất kỳ hình thức nào;
-
Các bên không bị mất năng lực hành vi dân sự;
-
Việc kết hôn không thuộc một trong những trường hợp cấm kết hôn căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật hôn nhân gia đình năm 2014.
(2) Nhà nước Việt Nam hiện nay không thừa nhận hôn nhân giữa những người đồng giới.
Đối chiếu với quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định về những trường hợp cấm kết hôn. Bao gồm những trường hợp sau:
-
Kết hôn giả tạo hoặc ly hôn giả tạo trái quy định của pháp luật;
-
Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn trái quy định pháp luật, lừa dối kết hôn hoặc có hành vi cản trở kết hôn tự nguyện, tiến bộ;
-
Cá nhân là người đang có vợ hoặc đang có chồng tuy nhiên kết hôn, chung sống như vợ chồng với người khác; hoặc cá nhân chưa có vợ, chưa có chồng tuy nhiên thực hiện thủ tục kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với những người đã có vợ hoặc đã có chồng;
-
Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với những người có cùng dòng máu trực hệ; kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người có họ trong phạm vi ba đời, giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; giữa những người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi; giữa cha chồng với con dâu; giữa mẹ vợ với con rể; giữa mẹ kế với con riêng của chồng hoặc giữa cha dượng với con riêng của vợ;
-
Có hành vi yêu sách của cải trong quá trình đăng ký kết hôn; có hành vi cố ép ly hôn, lừa dối ly hôn hoặc cản trở ly hôn theo nguyện vọng của các bên;
-
Có hành vi bạo lực gia đình trái quy định pháp luật;
-
Thực hiện hoạt động sinh con bằng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản xuất phát vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại trái với quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình, có hành vi lựa chọn giới tính thai nhi hoặc sinh sản vô tính;
-
Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục hoặc thực hiện các hành vi khác nhằm mục đích trục lợi cá nhân.
Như vậy, tổng hợp các điều luật nêu trên thì việc chấp hành án treo không thuộc một trong những trường hợp cấm kết hôn theo quy định của luật hôn nhân gia đình, vì vậy một người đang được hưởng án treo nếu như đáp ứng đầy đủ điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 thì vẫn được đăng ký kết hôn giống như trường hợp bình thường khác.
2. Thủ tục đăng ký kết hôn khi đang hưởng án treo:
Theo phân tích nêu trên, cá nhân đang được hưởng án treo vẫn có quyền đăng ký kết hôn khi đáp ứng được đầy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 18 của Luật Hộ tịch năm 2014, thủ tục đăng ký kết hôn được thực hiện như sau:
Bước 1: Hai bên nam nữ nộp tờ khai đăng ký kết hôn và các loại giấy tờ khác có liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch, cùng nhau có mặt khi thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn.
Bước 2: Ngay sau khi nhận đầy đủ hồ sơ giấy tờ, nếu nhận thấy các bên đã ứng đầy đủ điều kiện đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình, công chức tư pháp hộ tịch sẽ ghi nhận việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng các bên nam nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam nữ cùng ký vào giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, công chức tư pháp hộ tịch sẽ báo cáo lên chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã để tổ chức trao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn cho hai bên nam nữ. Trong trường hợp cần phải xác minh thêm điều kiện đăng ký kết hôn của các bên nam nữ thì thời gian giải quyết sẽ không vượt quá 05 ngày làm việc tính bắt đầu kể từ ngày nộp hồ sơ.
Đồng thời, cần phải lưu ý về cơ quan có thẩm quyền làm giấy đăng ký kết hôn. Căn cứ theo quy định tại Điều 17 và Điều 37 của
-
Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân mang quốc tịch Việt Nam thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài, cụ thể: Giữa công dân mang quốc tịch Việt Nam với người nước ngoài; hoặc giữa công dân mang quốc tịch Việt Nam cư trú trong nước với công dân mang quốc tịch Việt Nam định cư trên lãnh thổ nước ngoài; hoặc giữa công dân mang quốc tịch Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; hoặc giữa công dân mang quốc tịch Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân mang quốc tịch Việt Nam hoặc với cá nhân là người nước ngoài;
-
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong các bên nam, nữ chắc có thẩm quyền thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn không có yếu tố nước ngoài.
3. Đang hưởng án treo đi đăng ký kết hôn phải chuẩn bị giấy tờ gì?
Khi thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn (làm giấy chứng nhận đăng ký kết hôn) thì các bên nam nữ cần phải chuẩn bị các loại giấy tờ, tài liệu như sau:
-
Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu do pháp luật quy định, trong tờ khai đăng ký kết hôn cần phải phản ánh rõ thông tin của hai bên nam nữ. Các bên nam, nữ có thể khai chung trong một Tờ khai đăng ký kết hôn (Nếu người có yêu cầu lựa chọn nộp hồ sơ theo hình thức trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền);
-
Người có yêu cầu đăng ký kết hôn thực hiện thủ tục xuất trình (trong trường hợp nộp hồ sơ theo hình thức trực tiếp) hoặc đăng tải lên (trong trường hợp nộp hồ sơ theo hình thức trực tuyến) các loại giấy tờ, tài liệu như sau:
+ Bản sao Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã cung cấp trong trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn không thực hiện thủ tục đăng ký thường trú tại địa bàn cấp xã, phường, thị trấn nơi đăng ký kết hôn;
+ Hộ chiếu được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền còn thời hạn sử dụng hoặc chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các loại giấy tờ, tài liệu khác có dán ảnh, thể hiện đầy đủ thông tin cá nhân được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, còn giá trị sử dụng để thay thế cho căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân, chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký kết hôn;
+ Các loại giấy tờ, tài liệu chứng minh nơi cư trú như giấy xác nhận nơi cư trú được cấp bởi Cơ quan công an cấp xã, phường, thị trấn;
+ Trích lục ghi chú ly hôn đối với trường hợp công dân mang quốc tịch Việt Nam thực hiện thủ tục đăng ký thường trú tại địa bàn cấp xã, phường làm thủ tục đăng ký kết hôn, đã được giải quyết việc ly hôn hoặc hủy việc ly hôn trái pháp luật trước đó tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài.
THAM KHẢO THÊM: