Tham gia lực lượng dân quân tự vệ là nghĩa vụ của công dân nếu đảm bảo điều kiện cơ bản mà Nhà nước quy định. Vậy, trường hợp nào được hoãn dân quân tự vệ? Người đang học đại học có được tạm hoãn dân quân tự vệ không? Bị cận thị có phải tham gia dân quân tự vệ không?
Mục lục bài viết
1. Dân quân tự vệ là gì?
1.1. Khái niệm:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Dân quân tự vệ 2019 giải thích thì dân quân tự vệ được hiểu là lực lượng vũ trang quần chúng, quá trình hoạt động không chỉ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chính quyền, tính mạng, tài sản của nhân dân cũng như với Nhà nước ở cấp xã, cơ quan, tổ chức mà vẫn thực hiện sản xuất, công tác. Hai nhiệm vụ này được thực hiện song song, không thoát ly. Lực lượng được tổ chức ở địa phương gọi là dân quân, nếu tổ chức ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế gọi là tự vệ.
1.2. Vị trí, chức năng:
Dân quân tự vệ là một bộ phận cấu thành, củng cố chức năng của lực lượng vũ trang nhân dân. Lực lượng này giữ chức năng tiên quyết và quan trọng nhất là đảm bảo sự an toàn Đảng Cộng sản Việt Nam; Ngoài ra, còn có trách nhiệm bảo vệ chính quyền, tính mạng, tài sản của Nhân dân, tài sản của cơ quan, tổ chức ở địa phương, cơ sở; nếu xảy ra chiến tranh thì là lực lượng làm nòng cốt đồng lòng cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở.
1.3. Thành phần:
Theo Điều 6 Luật Dân quân tự vệ năm 2019, thành phần của dân quân tự vệ bao gồm:
– Dân quân tự vệ tại chỗ: Lực lượng này được thành lập nên thực hiện nhiệm vụ ở khu vực nhất định như thôn, ấp, bản, làng, buôn, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố, khóm, tiểu khu và ở cơ quan, tổ chức;
– Dân quân tự vệ cơ động: Lực lượng dân quân này thực hiện nhiệm vụ theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, địa bàn hoạt động cũng được quy định cụ thể;
– Dân quân thường trực: Những khu vực giữ vị trí trọng điểm, có vai trò quan trọng về quốc phòng an ninh thì lực lượng dân quân thường trực làm nhiệm vụ tại các địa bàn theo quy định;
– Dân quân tự vệ biển: Với những khu vực trên hải đảo, vùng biển Việt Nam thì lực lượng này được thành lập và phát huy chức năng của mình
1.4. Nhiệm vụ:
Lực lượng dân quân tự vệ giữ nhiệm vụ quan trọng liên quan đến vấn đề sau đây:
– Giữ vững tinh thần sẵn sàng chiến đấu mọi tình huống và phục vụ chiến đấu để bảo vệ an ninh cho địa phương, cơ sở, cơ quan, tổ chức;
– Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình thì cần có sự phối hợp với các đơn vị Quân đội, Công an và lực lượng khác trên địa bàn bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh trật tự biên giới quốc gia; những khu vực hải đảo, vùng biển, vùng trời Việt Nam…
– Nâng cao năng lực chuyên môn, trách nhiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thì lực lượng này cần tham gia những khóa huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật, hội thi, diễn tập, hội thao;
– Trong những địa phương, khu vực mà lực lượng dân quân tự vệ đang hoạt động thì cần nghĩa vụ khắc phục liên quan đến thiên tai như phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ; hỗ trợ tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; có hoạt động bảo vệ tài nguyên rừng của quốc gia, bảo vệ môi trường sống của người dân và thực hiện những nhiệm vụ phòng thủ dân sự khác;
– Với tinh thần bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, sự bình ổn đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân thì lực lượng này cũng có trách nhiệm tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh; tham gia xây dựng địa phương, cơ sở vững mạnh toàn diện, thực hiện chính sách xã hội.
– Ngoài ra, cần thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Đang học đại học có được tạm hoãn dân quân tự vệ không?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Luật Dân quân tự vệ 2019 đã ghi nhận những công dân đảm bảo độ tuổi như sau sẽ tham gia dân quân tự vệ:
Tham gia dân quân tự vệ không phân biệt giới tính, dân tộc. Nghĩa vụ này cả công dân nữ và công dân nam đều phải thực hiện trừ trường hợp khác theo quy định. Theo đó, đối với công dân nam khi đảm bảo tuổi từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ; Tham gia dân quân tự vệ hoàn toàn có thể tình nguyện tham gia dân quân tự vệ thì độ tuổi có thể kéo dài đến hết 50 tuổi đối với nam, với nữ là hết 45 tuổi.
Như vậy, tham gia dân quân tự vệ là nghĩa vụ của công dân. Vì vậy, công dân nào có tên trong danh sách dân quân tự vệ, phải bắt buộc thực hiện nghĩa vụ của mình với Nhà nước và với nhân dân. Hiện nay, có một số trường hợp được tạm hoãn quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Dân quân tự vệ như:
– Đối tượng là phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi; hoặc công dân nam đang một mình nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
– Công dân không đảm bảo tiêu chuẩn cơ bản về sức khỏe thực hiện nhiệm vụ của dân quân tự vệ;
– Những gia đình mà chồng hoặc vợ là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng, hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ trong Quân đội nhân dân thì được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ;
– Người có chồng hoặc vợ là sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân công an đang phục vụ trong Công an nhân dân;
– Người có chồng hoặc vợ là cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
– Cá nhân giữ vị trí là người lao động duy nhất trong hộ nghèo, hộ cận nghèo; có nghĩa vụ trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân khác mà những công dân này không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; người trong hộ gia đình bị thiệt hại nặng do tai nạn, thiên tai…
– Trường hợp người có vợ hoặc chồng, một con của thương binh, bệnh binh, người bị nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61 – 80%;
– Người đang học tại trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, cơ sở giáo dục quốc dân; người đang lao động, học tập, làm việc ở nước ngoài.
Như vậy, công dân đến tuổi tham gia dân quân tự vệ nhưng đang học đại học hoặc tại những cơ sở giáo dục quốc dân khác thì được tạm hoãn dân quân tự vệ.
3. Bị cận thị có được tham gia dân quân tự vệ không?
Bất kỳ Công dân Việt Nam khi đến độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ mà đảm bảo các tiêu chuẩn được ghi nhận tại khoản 1 Điều 10 Luật Dân quân tự vệ 2019 như sau:
– Công dân tham gia phải có lý lịch nhân thân rõ ràng;
– Giữ vững tinh thần tôn trọng, nghiêm túc chấp hành đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
– Đảm bảo đầy đủ sức khỏe thực hiện nhiệm vụ của Dân quân tự vệ.
Hiện nay, chưa có điều khoản cụ thể quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của Dân quân tự vệ. Xét về chức năng, nhiệm vụ của lực lượng này thì dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang nên để được tuyển chọn và gọi công dân tham gia Dân quân tự vệ cũng đảm bảo điều kiện tương tự như điều kiện tuyển chọn công dân nhập ngũ.
Tiêu chuẩn sức khỏe để tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ được quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP như sau:
– Những công dân được tuyển chọn đảm bảo có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số
– Có một số trường hợp là các cơ quan, đơn vị, vị trí quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này sẽ có quy định riêng về thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Quốc phòng;
– Để phục vụ tốt trong thời gian tham gia dân quân tự vệ thì công dân không được gọi đi nghĩa vụ nếu có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); hoặc là người có tệ nạn xã hội như nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.
Như vậy, công dân bị cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ không đủ điều kiện về sức khỏe để tham gia dân quân tự vệ.
4. Cố tình trốn không tham gia dân quân tự vệ bị phạt thế nào?
Như đã biết, tham gia dân quân tự vệ là nghĩa vụ của công dân đối với quốc gia, bất kỳ công dân nào có hành vi trốn tránh, chống đối thực hiện nghĩa vụ này là đang vi phạm theo quy định. Hành vi này là một trong những hành vi bị cấm theo quy định tại Điều 14 Luật Dân quân tự vệ.
Cá nhân nếu cố tình trốn không tham gia dân quân tự vệ thì sẽ bị phạt hành chính. Cụ thể, theo Khoản 17, Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
– Công dân khi có trong danh sách gọi tham gia dân quân tự vệ nhưng luôn lẩn trốn, trốn tránh, đưa ra nhiều những lý do khác nhau để không thực hiện nghĩa vụ thì sẽ bị áp dụng mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng ;
– Bất kỳ hành vi nào gây cản trở người thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ thì mức phạt tiền sẽ bị áp dụng từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
– Các hành vi chống đối, gây rối trong thời gian tiến hành thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ có thể áp dụng mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi chống đối việc thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.
– Công dân có thể được thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ trước thời hạn hoặc đưa ra khỏi danh sách dân quân tự vệ nếu có sự đồng ý cấp có thẩm quyền. Hành vi tự ý thôi thực hiện nghĩa vụ có thể bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng.
Với quy định pháp luật hiện hành thì công dân có hành vi vi phạm về nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính và không bị truy cứu truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi trốn không tham gia dân quân tự vệ.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Dân quân tự vệ 2019;
– Nghị định số 37/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
– Thông tư số 148/2018/TT-BQP của Bộ Quốc phòng: Quy định tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ.