Đăng Công báo văn bản quy phạm pháp luật? Quy định về niêm yết văn bản quy phạm pháp luật?
Theo tìm hiểu một số thông tin về hoạt động nhà nước thì một trong những hoạt động cơ bản của cơ quan Nhà nước là xây dựng pháp luật, có nghĩa là hoạt động của các cơ quan chủ quản là ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đây là hoạt động có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng cũng như hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước đối với toàn dân. Trong văn bản quy phạm pháp luật mà cơ quan nhà nước ban hành thì để văn bản có hiệu lực, giá trị pháp lý thì buộc phải được đăng công báo và niêm yết văn bản trên cổng điện tử thông tin.
Luật sư
1. Đăng công báo văn bản quy phạm pháp luật?
1.2. Cơ quan đăng công báo?
Công báo được quy định là ấn phẩm thông tin pháp lí chính thức của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Công báo được chia ra gồm có Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Văn phòng Chính phủ xuất bản và Công báo cấp tỉnh do Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xuất bản.
Đăng Công báo văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại Điều 150
“1. Văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan ở Trung ương phải được đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước.
2. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt phải được đăng Công báo cấp tỉnh.
3. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã phải được niêm yết công khai và phải được đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương. Thời gian và địa điểm niêm yết công khai do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định.
4. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành, cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải gửi văn bản đến cơ quan Công báo để đăng Công báo hoặc niêm yết công khai.
Cơ quan Công báo có trách nhiệm đăng toàn văn văn bản quy phạm pháp luật trên Công báo chậm nhất là 15 ngày đối với văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan trung ương ban hành, 07 ngày đối với văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt ban hành kể từ ngày nhận được văn bản.
5. Văn bản quy phạm pháp luật đăng trên Công báo in và Công báo điện tử là văn bản chính thức và có giá trị như văn bản gốc.” .
Theo nội dung của điều luật trên chúng ta có thể thấy việc đăng Công báo văn bản quy phạm pháp luật được coi là một hoạt động quan trọng bởi lẽ văn bản quy phạm là loại văn bản sử dụng công khai toàn bộ nội dung, bên cạnh văn bản gốc thì phải được đăng tỉa theo hình thức điện tử trên cổng thông tin. Tuy nhiên nếu văn bản quy phạm pháp luật thuộc vào danh mục bí mật nhà nước thì không cơ quan nào được phép đăng tải.
Dựa vào từng cơ quan, đơn vị hành chính mà ra quyết định đăng Công báo ở nơi phù hợp. nếu đối với cấp tỉnh thì đăng Công báo cấp tỉnh, đối với cấp huyện thì việc niêm yết và đăng tải thông tin theo địa điểm, thời gian sẽ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định.
Ngoại trừ văn bản pháp luật là thông tin bí mật nhà nước ra thì mọi văn bản quy phạm khác đều phải được đăng tải công khai và niêm yết văn bản, người có trách nhiệm thực hiện sẽ phải tiến hành theo đúng trình tự, thời gian và địa điểm, quan trọng nhất là thực hiện theo đúng quyền hạn và trách nhiệm của mình.
Đối với giá trị của văn bản quy phạm pháp luật công khai dăng Công báo trên trang điện tử có giá trị pháp lý tương đương với văn bản gốc bởi hiện nay việc đăng thông tin vừa nhằm mục đích công khai nội dung vừa phục vụ cho việc tìm kiếm dễ dàng cho công dân và thực hiện theo đúng quy định mà pháp luật đưa ra.
1.2. Trình tự, thủ tục đăng công báo?
Trình tự, thủ tục gửi đăng công báo được quy định tiến hành như sau:
Thứ nhất, gửi văn bản đăng công báo:
Pháp luật quy định văn bản gửi đăng Công báo phải gồm 01 bản giấy, ghi rõ “Văn bản gửi đăng Công báo” và bản điện tử. Bản điện tử gửi theo phải bảo đảm đúng các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp khi xác nhận thông tin trong bản điện tử thì cơ quan ban hành văn bản sẽ chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản giấy và bản điện tử.
Thứ hai, thời hạn gửi văn bản đăng Công báo được quy định như sau:
– Thời hạn gửi văn bản đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
+ Thời hạn gửi Điều ước quốc tế để đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thực hiện theo Luật Điều ước quốc tế.
Thời hạn gửi văn bản đăng Công báo cấp tỉnh: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với các văn bản quy định tại Điều 86 của Nghị định 34/2016/NĐ-CP, cơ quan ban hành có trách nhiệm gửi Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để đăng Công báo.
Thứ ba, tiếp nhận văn bản, đăng Công báo
Cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận văn bản, đăng công báo là văn phòng Chính phủ, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm trực tiếp tiếp nhận văn bản, đăng Công báo; Thực hiện các công việc khác như vào sổ, quản lý, lưu giữ đầy đủ các văn bản gửi đăng Công báo để đối chiếu với văn bản đăng trên Công báo khi cần thiết.
Trong quá trình tiếp nhận văn bản, nếu phát hiện văn bản có sai sót, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải thông báo ngay cho cơ quan ban hành văn bản biết để kịp thời xử lý và cơ quan ban hành văn bản phải gửi ngay bản chính thức trong ngày để bảo đảm việc đăng Công báo đúng thời hạn quy định.
Thứ tư, thời hạn đăng văn bản trên Công báo
Thời hạn đăng văn bản trên Công báo được giới hạn là trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản, Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm đăng văn bản đó trên Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong giới hạn thời hạn 07 ngày, bắt đầu tính thời gian kể từ ngày cơ quan nhận được văn bản, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm đăng văn bản đó trên Công báo cấp tỉnh. Việc đăng văn bản trên Công báo điện tử được thực hiện đồng thời với việc đăng văn bản đó trên Công báo in và từ cùng một cơ sở dữ liệu.
Thứ năm, gửi, tiếp nhận, đăng Công báo văn bản quy phạm pháp luật ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn
Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo quy định tại Khoản 1 Điều 146 của
Khi nhận được các văn bản quy định trên, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tiếp nhận, vào sổ, sắp xếp, đăng văn bản trong số Công báo gần nhất, bảo đảm văn bản đó được đăng trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày văn bản được công bố hoặc ký ban hành.
2. Quy định về niêm yết văn bản quy phạm pháp luật?
Niêm yết trong quy định pháp luật được hiểu là việc dán giấy để thông báo chính thức, công khai cho công chúng biết về một vấn đề nào đó. Ngoài ra niêm yết còn là hoạt động công khai hóa những văn bản, cáo thị nhằm mục đích thông tin, phổ biến, quảng cáo, vận động quần chúng hưởng ứng thi hành nội dung văn bản, cáo thị đó.
Niêm yết văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại Điều 96 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể:
– Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã phải được niêm yết.
– Đối với hoạt động niêm yết văn bản quy phạm pháp luật được quy định buộc thực hiện theo nguyên tắc niêm yết văn bản quy phạm pháp luật:
+ Niêm yết toàn văn, đầy đủ, kịp thời, chính xác các văn bản phải niêm yết để người dân tiếp cận toàn bộ nội dung của văn bản;
+ Niêm yết văn bản quy phạm pháp luật phải được thực hiện theo quy định của Luật;
+ Văn bản quy phạm pháp luật được niêm yết phải là bản chính, có dấu và chữ ký.
– Cơ quan chủ quan nào được quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì cơ quan đó trực tiếp niêm yết như: Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã chịu trách nhiệm niêm yết văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành.
Địa điểm niêm yết văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại Điều 98 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể:
– Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã được niêm yết tại trụ sở cơ quan ban hành văn bản.
– Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã cũng có thể được niêm yết tại các địa điểm sau đây theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp:
+ Nơi tiếp công dân của Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện;
+ Nơi tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã;
+ Nhà văn hóa cấp huyện, cấp xã; nhà văn hóa của thôn, làng, ấp, bản, phum, sóc, cụm dân cư, tổ dân phố;
+ Các điểm bưu điện – văn hóa cấp xã;
+ Trung tâm giáo dục cộng đồng;
+ Các điểm tập trung dân cư khác.
Như vậy, đối với hoạt động niêm yết văn bản quy phạm pháp luật được pháp luật quy định rất rõ ràng tại các nghị định, Luật liên quan trong ban hành văn bản trong đó có đầy đủ nội dung về nguyên tắc thực hiện khi niêm yết văn bản, về cơ quan chịu trách nhiệm đứng ra tiến hành niêm yết và địa điểm cụ thể được phép niêm yết văn bản quy phạm pháp luật. Là cơ quan nhà nước, có quyền ban hành văn bản quy phạm thì buộc phải có trách nhiệm làm đúng theo quyền hạn và nghĩa vụ trong đăng Công báo và niêm yết văn bản quy phạm pháp luật theo quy định pháp luật.