Thôi việc khi mang thai có chỉ định của bác sỹ có được hưởng chế độ thai sản? Quy định của pháp luật về bảo hiểm thai sản. Đang có bầu nghỉ việc có được hưởng chế độ thai sản không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào công ty luật dương gia, luật sư cho em hỏi, em đã đóng bảo hiểm từ 1/2014 đến tháng 8/2016 , hiện em đang có thai 6 tháng nếu em xin thôi việc mà có chỉ định của bác sĩ em có được hưởng chế độ thai sản không ạ và em có phải báo trước cho công ty, thời gian báo trước là bao nhiêu lâu?
Luật sư tư vấn:
Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về Điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau
“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Luật sư tư vấn pháp luật về chế độ thai sản của bảo hiểm xã hội: 1900.6568
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.”
Thời điểm bạn đặt câu hỏi là tháng 9/2016, bạn đang có thai 6 tháng, tức thời gian sinh của bạn là vào khoảng tháng 12/2016 hoặc tháng 1/2017. Bạn nghỉ việc do có chỉ định của bác sỹ (hoặc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ) thì bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản nếu bạn đáp ứng điều kiện là đóng đủ 06 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh hoặc đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì bạn đủ điều kiện được hưởng chế độ thai sản dành cho lao động nữ khi sinh con.
Mục lục bài viết
- 1 1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản khi chấm dứt hợp đồng lao động
- 2 2. Có được hưởng chế độ thai sản khi nghỉ làm một năm
- 3 3. Thôi việc trước khi sinh được hưởng chế độ thai sản như thế nào?
- 4 4. Nghỉ việc trước khi sinh có được hưởng chế độ thai sản?
- 5 5. Điều kiện hưởng chế độ thai sản khi xin nghỉ việc vì sức khỏe yếu
- 6 6. Tư vấn chế độ thai sản của lao động nữ khi sinh con
1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản khi chấm dứt hợp đồng lao động
Tóm tắt câu hỏi:
Em đóng bảo hiểm từ tháng 9/2011 đến tháng 11/2014. Em đang mang thai được 5 tháng dự kiến ngày sinh của em là 6/4/2015. Em chấm dứt hợp đồng là do mang thai sức khỏe yếu. Em muốn hỏi là trường hợp của em có được hưởng bảo hiểm thai sản không ạ.
Em xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Luật bảo hiểm 2006 Điều 28. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;
d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.
2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”
Cũng tại Nghị định 152/2006 NĐ – CP cũng quy định Điều 14. Điều kiện hưởng chế độ thai sản theo khoản 2 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
“1. Lao động nữ sinh con và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
2. Trường hợp người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này nghỉ việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 31, 32, 34 và khoản 1 Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội.”
Như vậy, trong trường hợp của bạn:
– Về thời gian đóng bảo hiểm là 3 năm 2 tháng
– Về thời gian nghỉ việc: Trước khi sinh con khoảng 4 tháng
Với điều kiện này theo quy định của pháp luật nêu trên bạn hoàn toàn được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật bảo hiểm.
2. Có được hưởng chế độ thai sản khi nghỉ làm một năm
Tóm tắt câu hỏi:
Gửi luật sư, em muốn nhờ luật sư tư vấn giúp em. Trước đây em đã đi làm và đóng bảo hiểm hơn 4 năm (sổ đã chốt với bảo hiểm). Do em nghỉ làm cũng hơn 1 năm. Hiện em đã đi làm lại, và được đóng bảo hiểm từ tháng 7/2015. Đến khoảng 15/2 em sẽ sinh em bé. vậy em muốn hỏi em có được hưởng chế độ thai sản như thế nào? Rất mong Luật sư giúp em!
Luật sư tư vấn:
Tại thời điểm bạn sinh em bé đến khoảng 15/2/2016 thì lúc đó “Luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2021” đã hết hiệu lực và sẽ áp dụng theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014. Theo quy định tại luật này thì:
Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.
Như vậy, chiếu theo quy định thì bạn đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi thì bạn vẫn được hưởng chế độ thai sản.
3. Thôi việc trước khi sinh được hưởng chế độ thai sản như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có vấn đề cần tư vấn như sau:
Tôi trước đây có đi làm tại một công ty và có ký hợp đồng lao động với thời hạn là 3 năm. Trong thời gian làm việc tại công ty này thì tôi có tham gia đống bảo hiểm liên tục và đầy đủ được gần 3 năm. Đến 12/11/2015 thì hợp đồng lao động của tôi hết thời hạn và tôi không tiếp tục hợp đồng lao động với công ty này. Sau khi nghỉ việc thì tôi mới phát hiện là mình đã có thai, tới tháng 4/2016 này thì tôi dự kiến sinh. Trong khoảng thời gian tôi nghỉ việc ở công ty cũ thì tôi không đi làm ở công ty nào khác và tham gia bảo hiểm nào nữa. Vậy tôi muốn hỏi khi tôi sinh con thì tôi có được hưởng chế độ thai sản không? Nếu được hưởng thì mức hưởng của tôi là bao nhiêu?
Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
Điều 31: Điều kiện hưởng chế độ thai sản.
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.
Theo quy định trên, thì khi lao động nữ thôi việc trước khi sinh thì để được hưởng chế độ thai sản tại Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì phải đáp ứng đủ các điều kiện hưởng chế độ thai sản. Tức là trong 12 tháng trước khi sinh bạn phải đóng đủ 6 tháng bảo hiểm. Do chưa chắc chắn về ngày sinh của bạn. Do vậy, để xác nhận xem cho đến ngày bạn sinh thì tính ngược lại trong vòng 12 tháng trước ngày bạn sinh bạn đã đóng đủ 6 tháng tiền bảo hiểm xã hội hay chưa?. Nếu tính đến ngày sinh mà trong vòng 12 tháng đó chị đã đóng đủ 6 tháng tiền bao hiểm xã hội thì chị được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật bảo hiểm xã hội 2014.
Điều 38. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
Điều 39.
1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;
c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
Như vậy, khi chị sinh con mà đáp ứng được điều kiện về thời gian đống bảo hiểm xã hội thì bạn sẽ được hưởng trợ cấp một lần khi sinh và trợ cấp 6 tháng trước, sau sinh. Mức hưởng trợ cấp một lần bằng 2 tháng lương cơ sở theo quy định của pháp luật. Mức hưởng thai sản trong thời gian hưởng thai sản căn cứ vào mức lương bình quân của 6 tháng trước khi bạn nghỉ việc.
4. Nghỉ việc trước khi sinh có được hưởng chế độ thai sản?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi làm việc tại công ty thời hạn 1 năm, có tham gia bảo hiểm. Tôi làm việc từ tháng 7/2014 đến tháng 7/2015, nhưng trong khoảng thời gian đó tôi có thai và dự kiến tháng 11/2015 là sinh. Từ 7/2015 đến nay do có thai nên tôi không làm ở đâu nữa. Vậy tôi có được hưởng chế độ thai sản không?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của “Luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2021” thì:
“Điều 28. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;
d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.
2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Theo điều này thì nếu bạn đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản. Chiếu theo trường hợp của bạn thì tính từ thời điểm bạn sinh 1 năm sẽ là 11/2014-11/2015. Trong khoảng thời gian này bạn đã đóng đủ 6 tháng thì bạn vẫn được hưởng chế độ thai sản.
5. Điều kiện hưởng chế độ thai sản khi xin nghỉ việc vì sức khỏe yếu
Tóm tắt câu hỏi:
Dạ thưa luật sư cho em hỏi là: em là giáo viên, em đóng bảo hiểm từ tháng 9/2015 – tháng 9/2016. Đến nay em có thai được năm tháng rưỡi vì em sinh đôi vất vả nên em xin nghỉ vậy em có được hưởng chế độ thai sản không?
Luật sư tư vấn:
Bạn là giáo viên, bạn đang tham gia làm việc thì bạn sẽ là đối tượng đóng bảo hiểm xã hội. Nội dung bạn đang đề cập đến là điều kiện hưởng chế độ thai sản. Từ năm 2016 điều kiện hưởng chế độ thai sản có nhiều thay đổi và có lợi hơn cho lao động nữ khi tham gia bảo hiểm.
Bạn đóng bảo hiểm từ tháng 9/2015 – tháng 9/2016. Nếu bạn muốn xem xét mình có đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản hay không thì bạn cần xác định thời điểm dự sinh của minh là bao giờ. Điều kiện hưởng chế độ thai sản là bạn phải đóng đủ bảo hiểm từ đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh con.
Ví dụ: Bạn sinh con tháng 31/12/2016 bạn tính thời gian tham gia bảo hiểm để hưởng chế độ thai sản là 6 tháng trong vòng 12 tháng trước thời điểm sinh con. Thời gian trong vòng 12 tháng tính từ 31/12/2015 – 31/12/2016.
Vì bạn thai đôi, vất vả nên muốn “nghỉ sớm” hơn so với thời gian mà pháp luật cho phép là trước 2 tháng. Trường hợp này bạn chấm dứt hợp đồng lao động với đơn vị sử dụng lao động. Khi nghỉ việc mà bạn vẫn đáp ứng về điều kiện nêu trên thì bạn vẫn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản. Đây là quy định mới của Luật bảo hiểm xã hội 2014 nhằm tạo điều kiện nghỉ dưỡng cho lao động nữ mang thai có nhu cầu nghỉ.
Luật sư tư vấn điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sức khỏe yếu:1900.6568
3. Kết luận
Như vậy, bạn cần xác định lại thời gian mà bạn dự sinh là bao giờ để bạn tính thời gian đủ 6 tháng. Khi tính thời gian đủ 6 tháng thì bạn cần lưu ý:
– Trường hợp bạn sinh con trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
– Trường hợp bạn sinh con từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
6. Tư vấn chế độ thai sản của lao động nữ khi sinh con
Tóm tắt câu hỏi:
Em xin được tư vấn về chế độ thai sản ạ. Hiện tại em đã nghĩ việc, không tham gia đóng BHXH nữa. Em dự sanh vào tháng 04/2018, em không đóng bảo hiểm vào tháng đó nữa. Cho em hỏi nếu em sanh trước ngày 15 hoặc sau ngày 15 của tháng thì 12 tháng trước khi sinh được tính vào từ tháng nào đến tháng nào ạ? Trước hay sau ngày 15 thì 12 tháng trước khi sinh có tính khác nhau không ạ? E cảm ơn
Luật sư tư vấn:
Điều 31
“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong cáctrường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”
Đồng thời, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 9
– Trường hợp sinh con trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
– Trường hợp sinh con từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì tháng sinh con không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Bạn thông tin bạn dự sinh vào tháng 4/2018 và tháng đó bạn không tham gia bảo hiểm xã hội. Do đó, trường hợp này dù bạn sinh con trước ngày 15 hay sau ngày 15 của tháng 4/2018 thì tháng 4 đó sẽ không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Do đó, bạn sẽ tính từ tháng 4/2017 đến tháng 3/2018, trong khoảng thời gian này nếu bạn đóng bảo hiểm xã hội từ 06 tháng trở lên thì đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con.