Dàn ý diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt chi tiết. Qua dàn ý nhân vật bà cụ Tứ các em học sinh lớp 12 có thêm nhiều tài liệu học tập, nắm được các luận điểm, luận cứ quan trọng để biết cách viết bài văn phân tích đầy đủ các ý.
Mục lục bài viết
1. Dàn ý phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong Vợ Nhặt chi tiết hay nhất:
a. Mở đầu:
– Giới thiệu tác giả Kim Lân, tác phẩm “Vợ nhặt” và bà cụ Tứ.
b. Nội dung chính:
* Hoàn cảnh của nhân vật bà cụ Tứ:
– Sống trong nạn đói trầm trọng năm 1944-1945.
Bà là một góa phụ và sống cùng con trai trong một ngôi nhà tồi tàn tại Xóm ngụ cư.
– Chân dung: Gầy gò, yếu đuối, ốm yếu, miệng “ho”, dáng người ‘lọng khọng’, luôn “lẩm bẩm tính toán trong miệng”.
– Phải chịu đựng nỗi đau khổ khi đứa con trai không lấy được vợ chỉ vì nghèo.
* Tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ và vẻ đẹp của tình mẫu tử khi Anh Tràng đưa cô vợ nhặt về nhà:
– Khi nghe con trai giới thiệu người vợ mới, rất bất ngờ và không thể tin vào tai mình. => Trải nghiệm, lắng nghe và chia sẻ sự tin tưởng, yêu thương của người mẹ từng trải, hiểu lý lẽ đối với con mình.
– Sau khi nghe Tràng giải thích câu chuyện kỳ lạ xung quanh cuộc hôn nhân của mình, bà chợt hiểu ra “nhiều lý do”. Bà “thật xót xa cho số phận của con trai mình”, đau xót và thông cảm cho số phận của chính mình và của con trai mình, đồng thời cảm xúc của bà đã khiến “hai giọt nước mắt chảy ra từ khóe mắt kèm nhèm’.
– Xóa ngay nỗi buồn trong lòng và lấy lại tinh thần để đón nhận cuộc hôn nhân của con trai.
– Lo lắng “liệu chúng nó có thể nuôi nhau trong cơn đói khát này hay không”.
* Giọng điệu của bà lão đối với cô vợ nhặt, tấm lòng sâu sắc và rộng lượng của bà.
– Thấu hiểu nỗi khó khăn: Khi người ta trải qua giai đoạn đói nghèo khó khăn này, người ta mới lấy con mình. mà con mình mới lấy được vợ.
– Cách cụ Tứ nhìn thị là sự bày tỏ sự thấu hiểu, sự tiếc thương trước cuộc đời tàn tạ của một người phụu nữ, l sự thương cảm đối với số phận của một người phụ nữ không được lấy chồng một cách đàng hoàng.
– Thấy thật may mắn vì thị đã xuất hiện để con trai có được một người vợ và một cuộc sống gia đình viên mãn.
– Ngay lập tức cảm thấy gần gũi với con dâu mới và chăm sóc rất chu đáo. “Ngồi đây cho đỡ mỏi chân”, cụ nói để con dâu bớt bối rố trước ngôi nhà mới.
– Nhìn thấy sự ngượng ngùng của thị, trong lòng bà cụ Tứ tràn ngập sự thương cảm. Bà giải thích rằng không có cỗ bàn đàng hoàng, để thị không buồn mà trách móc bản thân và mẹ vì sự nghèo khó, và mong đôi vợ chồng được hạnh phúc bên nhau.
– Tình yêu sâu sắc dành cho con trai và con dâu, đồng thời là nỗi buồn của người mẹ trước hoàn cảnh khó khăn của con cái.
* Tâm trạng của bà cụ sáng hôm sau, vẻ đẹp của niềm tin và niềm hy vọng mãnh liệt vào cuộc sống.
– Gieo hạt giống của niềm tin và hy vọng này vào lòng con trai con dâu bằng những lời thủ thỉ
– Nói về những điều tốt đẹp trong tương lai như nuôi gà đẻ trứng hay làm ăn.
– Mời đôi vợ chồng ‘một nồi chè khoán’.
c. Kết luận:
Nhận xét và khẳng định lại hình ảnh nhân vật bà cụ Tứ.
2. Dàn ý phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong Vợ Nhặt chi tiết sâu sắc:
a. Mở bài:
– Kim Lân là một nhà văn tài năng, các tác phẩm của ông lấy chủ đề chính là viết về người ông dân và cuộc sống nông thôn Việt Nam.
– Tác phẩm “Vợ nhặt” nằm trong tuyển tập truyện “Con chó xấu xí”, là một bức tranh chân thực của tác giả về nạn đói năm 1945, qua đó ca ngợi tình người, tình mẫu tử và khát vọng sống của con người.
– Bà cụ Tứ đại diện cho vẻ đẹp của người mẹ, người nông dân Việt Nam.
b. Thân bài:
* Giới thiệu nhân vật:
– Bà là một bà mẹ già nua, nghèo (lẩm bẩm tính toán theo thói quen của người già), là một dân ngụ cư.
– Ngoại hình: dáng đi lọng khọng, chậm chạp, run rẩy, vừa đi vừa ho húng hắng, lẩm bẩm tính toán theo thói quen của người già.
* Diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ:
– Trước sự đon đả của đứa con trai ngờ nghệch, “bà lão phấp phỏng”.
– Bà không biết con trai bà đã nhặt một người vợ về. Bà rất ngạc nhiên khi nhìn thấy một người phụ nữ lạ trong nhà. “quái, sao lại có một người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ?” “người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia?”, “sao lại chào mình bằng u?”
– Sau tất cả những sự ngạc nhiên ấy, bà đã hiểu ra, “biết bao nhiêu cơ sự”, “mắt bà nhoè đi”:
+ Bà vừa buồn vừa thương cho đứa con trai phải đi lấy vợ nhặt, trong cảnh đói khát mới lấy được vợ. “Chao ôi,” “Người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm ra rồi….còn con mình thì….”
+ Bà cũng cảm thấy tủi cho mình và con trai vì không thể lo cho con cưới vợ một cách chu đáo, đàng hoàng.
+ Bà cảm thấy thương cho người phụ nữ tội nghiệp, cùng đường mới phải cưới con trai bà và bà thương vì sự ngờ nghệch của con trai mình: “Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được … ”
– Bà cũng mừng vì con trai yên bề gia thất “các con đã phải duyên…..u cũng mừng lòng”, “cái mặt ủng eo u ám của bà rạng rỡ hẳn” và bà cụ chấp nhận đứa con dâu vừa được nhặt về.
– Bà cụ lo lắng cho tương lai của các con. “Chúng nó có nuôi nhau sống được qua cơn đói khát này không?”, “Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc sống chúng nó liệu có hơn bố mẹ nó trước kia không?”
– Bà đối xử với cô con dâu mới của mình bằng sự cảm thông và sự tôn trọng.
+ Chăm sóc bằng tình yêu thương, quan tâm, ân cần. “Con ngồi đây…đỡ mỏi chân.”
+ Nói một cách lạc quan về tương lai. “biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời”
+ Bảo bạn các con làm ăn “khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà, ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có đàn gà cho xem”.
→ Nhận xét: Bà cụ Tứ là người mẹ hiền lành, giản dị, vị tha và nhân hậu, một người mẹ nghèo âm thầm hy sinh vì hạnh phúc của con. Bà là nhân vật tượng trưng cho những phẩm chất cao đẹp của người mẹ Việt nghèo.
c. Kết bài:
– Suy nghĩ cá nhân của bản thân về hình tượng bà cụ Tứ.
– Tóm tắt giá trị nghệ thuật: xây dựng tình huống truyện độc đáo, miêu tả tinh tế tâm lý nhân vật, ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu.
– Tác phẩm chứa đựng những giá trị nhân văn sâu sắc, phản ánh hoàn cảnh của người nông dân trong nạn đói, đồng thời phản ánh những tính cách tốt đẹp và sức sống mãnh liệt của họ.
3. Dàn ý phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong Vợ Nhặt đầy đủ nhất:
a. Mở bài:
– Giới thiệu tác giả và tác phẩm
b. Thân bài
* Khái quát hình ảnh nhân vật bà cụ Tứ:
– Một người mẹ già nghèo sống ở Xóm ngụ cư.
– Một cuộc sống cơ cực, khốn khổ điển hình của người phụ nữ nông thôn bước đi ‘lọng khọng’, “chậm chạp” và “bước đi lẩm bẩm tính toán”.
* Sự phát triển tâm trạng của nhân vật:
– Cảm thấy ngạc nhiên khi chứng kiến con trai mình đon đả và nỗi âu lo không biết chuyện gì đang xảy ra.
– Khi nhìn thấy người phụ nữ trong nhà, bà cụ càng ngạc nhiên và bối rối hơn. ‘Quái lạ … Ai thế nhỉ?’
– Sau khi nghe Tràng giải thích thì “im lặng”.
+ Bà thương con trai mình phải lấy vợ trong lúc đói khát.
+ Cảm thấy tiếc cho bản thân, không thể chu cấp cho con như một người mẹ.
+ Bà hiểu và thông cảm với tâm trạng của người phụ nữ tội nghiệp ‘đói khát người ta mới tìm đến con mình’
+ Bà chấp nhận người phụ nữ đó. Bà đã cởi mở với con dâu mới của mình.
– Nhưng đằng sau niềm vui đó là sự lo lắng, xót xa: “Liệu chúng nó có thể nuôi sống nhau và sống sót qua cơn đói khát này không?”
– Là người phụ nữ đảm đang, là người mẹ yêu thương con cái.
* Sáng hôm sau:
+ Gương mặt “bủng beo u ám” của bà hôm nay “nhẹ nhõm và tươi tỉnh khác ngày thường”, “rạng rỡ hẳn lên”, vui tươi và phấn khởi.
+ Bữa cơm thảm hại nhưng cả nhà đều ăn ngon lành.
+ Bà cụ nói: “Toàn chuyện vui”, “toàn chuyện sung sướng sau này.” → truyền cho các con sự lạc quan, tình yêu cuộc sống, niềm hy vọng vào tương lai.
* Nghệ thuật:
– Xây dựng nhân vật độc đáo
– Miêu tả tâm lý nhân vật rất rõ ràng
– Đặt mình vào vị trí của nhân vật để miêu Tả.
c. Kết bài:
– Bà cụ Tứ là điển hình tiêu biểu cho người nông dân trước Cách mạng Tháng Tám.