Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia là toàn bộ chương XV của tiểu thuyết Số đỏ - một tiểu thuyết thành công của Vũ Trọng Phụng. Bài viết dưới đây là một số mẫu gợi ý làm Dàn ý bài Hạnh phúc của một tang gia ngắn gọn và dễ hiểu, mời các bạn cùng tham khảo nhé!
Mục lục bài viết
1. Dàn ý bài Hạnh phúc của một tang gia ngắn gọn:
1.1. Mở bài:
– Giới thiệu khái quát về tác giả Vũ Trọng Phụng
– Giới thiệu khái quát nội dung của đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
1.2. Thân bài:
a. Giá trị nội dung:
* Ý nghĩa nhan đề
– “Tang gia”: nhà có đám tang, trong hoàn cảnh đó, không khí nên tràn ngập nỗi buồn
– “Hạnh phúc”: đây là cảm xúc khi gặp niềm vui, đây cũng là cảm xúc đối lập hoàn toàn với không khí “tang gia”
⇒ nhan đề chứa đựng sự mâu thuẫn trào phúng, đồng thời cũng hàm ý về tiếng cười cay đắng, kích thích sự tò mò của người đọc
* Những niềm vui khác nhau khi ông cố mất
Niềm vui của cả gia đình:
– Gia đình tràn ngập niềm vui vì ông cố mất cũng là lúc di chúc đi vào thời kì thực hành chứ không còn là lý thuyết viển vông nữa
⇒ Một gia đình bất hiếu
Niềm vui của các thành viên trong gia đình:
– Cố Hồng (con trai cả):
+ vui vì được ra vẻ già yếu trước mặt mọi người
+ đêm nằm mơ thấy mình mặc áo gai, ho khù khụ, rên rỉ để mọi người nghĩ “ úi kìa con giai nhớn đã già thế kia kìa”
⇒ con người chỉ háo danh bề ngoài, không tiếc nuối, đau buồn trước cái chết của người sinh thành ra mình
– Ông Văn Minh: vui mừng vì di chúc đã đi vào thời kỳ thực tiễn, không còn là lý thuyết viển vông nữa
⇒ Người cháu bất hiếu, đầy dã tâm.
– Bà Văn Minh: phấn khởi vì đã được lăng xê những mốt y phục táo tạo và sáng tạo nhất.
⇒ đứa cháu thực dụng, vô nhân tính.
– Cô Tuyết: Có cơ hội diện đồ “ngây thơ” để chứng minh mình vẫn còn trinh tiết nhưng lại đau khổ như kim đâm vào tim khi không thấy Xuân tóc đỏ đâu với vẻ mặt “buồn lãng mạn”
⇒ Người con gái hư hỏng và rất lẳng lơ.
– Cậu Tú Tân: sướng điên người lên khi có cơ hội sử dụng chiếc máy ảnh mà đã lâu không dùng
⇒ Một người vô tâm, kém hiểu biết.
– Ông Phán: Vui vì không ngờ chiếc sừng trên đầu lại có giá trị.
⇒ Chỉ quan tâm và vui vì có thêm một khoản, không có nhân cách, vô liêm sỉ.
– Xuân tóc đỏ: Đặc biệt vui vì nhờ có anh mà cụ Tổ qua đời, danh tiếng của anh còn tốt hơn.
• Niềm vui của những người ngoài gia đình:
+ Cảnh sát Min Đơ và Min Toa:“giữa lúc không có ai đáng bị phạt…đương buồn rầu…thì sung sướng cực điểm”.
+ Bạn bè cụ cố Hồng: đó là những kẻ vừa háo danh, vừa háo sắc, họ đến chia buồn để nhằm mục đích khoe khoang các loại râu ria và những huân huy chương
+ Đường phố: đám tang đi đến đâu, huyên náo đến đấy, cả phố đều nhộn nhịp khoe đám tang lớn, thiên hạ chỉ chú ý đến quần áo tang…
⇒ Một bức tranh phong phú và chân thực với khiếu hài hước mạnh mẽ
* Cảnh đám ma gương mẫu:
– Miêu tả đám ma đi trên phố:
– Tả cận cảnh: Người dự: giả tạo, nói đủ thứ chuyện.
– Cảnh chôn cất
⇒ Đây là một vở hài kịch chỉ ra sự lố lăng , đồi bại, bất hiếu, bất nghĩa của xã hội thượng lưu trước năm 1945
b. Giá trị nghệ thuật
– Xây dựng tình huống truyện vô cùng độc đáo
– Thể hiện những tình tiết đối lập gay gắt cùng tồn tại bên trong một con người, sự vật hoặc sự việc.
– Sử dụng linh hoạt các biện pháp cường điệu, nói ngược, nói mỉa,…
– Miêu tả sự thay đổi, linh hoạt và sắc sảo đến từng chi tiết, thể hiện đung nét riêng của từng nhân vật.
– Bút pháp trào phúng ấn tượng
1.3. Kết bài:
Khái quát lại nội dung tác phẩm
2. Dàn ý bài Hạnh phúc của một tang gia dễ hiểu:
2.1. Mở bài:
– Giới thiệu khái quát về trích đoạn Hạnh phúc của một tang gia nằm trong tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng
Ví dụ: Vũ Trọng Phụng là một nhà văn nổi tiếng và xuất sắc của nền văn học Việt Nam. Hầu hết các tác phẩm của ông đều nói về những kiếp người bất hạnh trong cuộc sống hoặc phê phán cuộc sống buông thả của con người. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông là tác phẩm Số đỏ, trong chương trình giáo dục phổ thông chúng ta học một trích đoạn có tên là Hạnh phúc một tang gia. Trích đoạn phê phán cuộc sống buông thả và đua đòi của một gia đình, chúng ta hãy cùng nhau nghiên cứu trích đoạn này.
2.2. Thân bài:
* Nhan đề Hạnh phúc của một tang gia trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng
– Một nhan đề lạ lung, thu hút sự chú ý của độc giả
– Tang gia là chết nhưng tại sao lại vui
– Một tình huống châm biếm của tác giả
* Niềm vui của mọi người trong gia đình khi cụ cố tổ chết
– Niềm vui chung khi được chia tài sản của những người trong gia đình
– Với mỗi người, có một niềm vui riêng như: tỏ ra già yếu, được nhiều tiền hơn, được mặc váy đẹp,..
– Đối với người ngoài: được chứng kiến đám tang, được thấy cô Tuyết,…
* Cảnh đám tang:
– Đám tang diễn ra theo kiểu lố bịch,
– Có sự đối lập giữa bên ngoài và sự thật bên trong
– Phê phán thói khoe khoang, lối sống vô tâm, đáng hổ thẹn của một gia đình
2.3. Kết bài:
Cảm nhận của em về tác phẩm Hạnh phúc của một tang gia trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng
3. Mẫu phân tích bài Hạnh phúc của một tang gia:
Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia trích từ tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng được coi là tác phẩm nổi tiếng và mang nhiều ý nghĩa về cuộc sống con người thời bấy giờ.
Thông qua tác phẩm người đọc có thể thấy được cái chết của cụ tổ đó là cái chết của sự ấm ức, được mọi thành viên trong gia đình chờ đợi. Xuân tóc đỏ là người gây ra cái chết của cụ tổ. Mọi thành viên trong gia đình đều buồn và đau đớn trước cái chết của cụ tổ nhưng thực tế không phải vậy, đó là niềm vui và hạnh phúc khi cụ tổ qua đời và để lại một gia tài lớn cho các thành viên trong gia đình.
Cụ Hồng, người con trai cả, rất vui mừng về cái chết thực sự của cha mình và nghĩ rằng đây là cơ hội để thể hiện tuổi già của mình khi lo lắng về cái chết của cha và bất ngờ trước cái chết của cha mình. Nhân vật này đã làm nổi bật sự lố bịch và ngu dốt hám danh trong xã hội phong kiến thời bấy giờ.
Văn Minh và ông Typn vui mừng vì cái chết của ông nội và càng tỏ ra vui mừng hơn khi ông được đưa nền văn minh Á-Âu, đồng thời quảng cáo hàng hóa của mình tại đám tang của ông nội. Không chỉ vậy, ông còn tìm được cơ hội trả ơn Xuân tóc đỏ để bịt miệng những tội ác của mình. Bà Văn Minh vui mừng vì trong đám tang bà sẽ được mặc đồ xô gai hiện đại, đội mũ trắng, viền đen. Thể hiện sự vô ơn bạc nghĩa là một kẻ vô học thức.
Cô Tuyết sẽ có cơ hội mặc một bộ trang phục ngây thơ – một chiếc váy voan mỏng với coóc-sê, trông như hở cả nách và nửa vú – nhưng viền đen và đội một chiếc mũ xinh xắn, , khuôn mặt cô một nỗi buồn lãng mạn rất phù hợp cho một nhà có đám. Thông qua hình ảnh đó ta thấy được nhân vật Tuyết là một người hư hỏng không được dạy dỗ.
Cậu Tú Tân vui mừng khi được chụp ảnh vì máy ảnh của anh đã lâu không được sử dụng. Anh cho thấy mình là một đạo diễn và một nhiếp ảnh gia chụp ảnh một cách lố lăng, tạo nên không khí tang lễ.
Ông Phán Mọc Sừng vui mừng vì chiếc sừng trên đầu cho ông nhiều tiền hơn. Xuân Tóc Đỏ trở nên nổi tiếng hơn và được nhiều người tôn trọng đánh giá cao vì đã đóng góp công sức trong cái chết của cụ Tổ.
Thông qua các nhân vật này, người đọc có thể thấy được cái bản chất lố lăng vô học của các thành viên trong gia đình khi người thân của họ qua đời.
Cảnh đám tang được diễn ra như một vở hài kịch lớn, nói lên sự lố bịch và vô đạo đức của xã hội thượng lưu ngày xưa. Qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia, Vũ Trọng Phụng đã mạnh mẽ phê phán, lên án bản chất vô nhân đạo, giả dối và sự lố lăng, đồi bại xã hội phong kiến thời đó.