Dân vận là hoạt động được thực hiện trong hoạt động quản lý nhà nước, tiếp cận với nhân dân. Lực lượng này được nhà nước tin tưởng giao phó thực hiện các nhiệm vụ tuyên truyền, vận động nhân dân. Phải lắng nghe dân và tuyên truyền cho dân hiểu nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Mục lục bài viết
1. Dân vận là gì?
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải thích rằng:
“Dân vận là hoạt động thông qua hành động hoặc lời nói, chữ viết để vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào.”
Phải tiến hành các cuộc vận động để người dân có được nhận thức, được tiếp cận công việc chung. Từ đó làm nên lực lượng, thể hiện sự thống nhất và tinh thần tập thể.
Từ việc vận động đó để đóng góp sức dân thành lực lượng nhân dân và từ lực lượng nhân dân thành lực lượng toàn dân. Nhờ vào việc vận động, mà lực lượng tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân. Lực lượng được xây dựng để cùng nhau tiếp sức, thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và đoàn thể đã giao cho.
2. Công tác dân vận là gì?
Các khía cạnh công việc tiếp cận về: khi dân có vấn đề chưa hiểu phải tìm mọi cách giải thích để dân hiểu rõ, nắm được thông tin và bản chất của vấn đề.
Phải được tiến hành bởi các chủ thể có chuyên môn, có kinh nghiệm và được dân tin yêu. Khi đó họ có thể đi sâu vào dân và tiếp cận, truyền đạt thành công các tư tưởng.
– Công tác dân vận được thực hiện khi:
+ Trước những vấn đề phải có sự bàn bạc, lắng nghe, trao đổi hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân;
+ Khi thi hành công việc, nhiệm vụ phải theo dõi, giúp đỡ, khuyến khích;
+ Khi thực hiện, thi hành xong cùng dân rút kinh nghiệm, đưa ra bài học để những lần sau cố gắng hoàn thành tốt hơn nữa.
Từ đó đảm bảo về trình tự, các công việc cần tiến hành trên lý thuyết. Cũng như mang đến chất lượng chung của công tác tiếp xúc, vận động nhân dân. Phải lấy dân làm gốc, tư tưởng phải được dân tiếp thu và ủng hộ. Có như vậy sự tin tưởng và thống nhất thực hiện mục tiêu chung mới được tiến hành.
3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận?
Các quan điểm của Bác trong công tác dân vận được thể hiện trên nền tảng sau:
+ Thương yêu nhân dân, thương yêu con người.
+ Tin tưởng ở sức mạnh đoàn kết của nhân dân.
+ Hết lòng phục vụ nhân dân là quan điểm bao trùm trong toàn bộ Tư tưởng Hồ Chí Minh
Người luôn ý thức Dân là quý nhất, là quan trọng hơn hết. Dân là gốc của nước. Từ cái gốc ấy mới mang đến sự phát triển, tính chất tổ chức và thực hiện của đội ngũ cán bộ.
Đảng dù vĩ đại đến mấy cũng chỉ là một bộ phận của nhân dân. Đảng phải chăm lo, phải phục vụ cũng như thực hiện công việc vì nhân dân.
Người nêu lên một luận đề như một chân lý: Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công. Cùng phân tích các nội dung tư tưởng của người thông qua các đặc điểm triển khai dưới đây:
3.1. Tư tưởng cơ bản chỉ đạo công tác dân vận:
– Tất cả vì lợi ích của nhân dân.
Người thường nói: Ngoài lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, Đảng ta không có lợi ích nào khác. Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm. Việc gì có hại cho dân thì ta hết sức tránh.
Như vậy có thể thấy các lợi ích phải được phân tích trên gốc rễ là vì nhân dân. Trong đó, từ các khâu chuẩn bị, thực hiện công việc cũng phải đảm bảo mang đến chất lượng, tác động tạo nên ý nghĩa chung.
Đó cũng chính là mục đích của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc, và hạnh phúc của quốc dân.
Mục đích hoạt động, cố gắng của Người là vì nhân dân. Do đó, quyền lợi của nhân dân được đặt lên hàng đầu.
– Dân chủ là tư tưởng cơ bản xuyên suốt công tác dân vận.
– Tư tưởng dân chủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn có cái cốt lõi: Dân là gốc. Bản chất dân chủ là quyền làm người.
Phải có nhân dân, phải có sự dân chủ được tổ chức thực hiện. Từ đó quyền lợi của nhân dân mới được đảm bảo, được quán triệt.
– Bác Hồ nói: Lãnh đạo một nước mà để cho nước mình lạc hậu, bị thiệt thòi trong hưởng hạnh phúc con người cũng là mất dân chủ.
Từ đó mang đến trách nhiệm, nhiệm vụ chung của lực lượng lãnh đạo trong bộ máy nhà nước nói chung. Cũng như xây dựng nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên của tổ chức Đảng.
– Dân là gốc thì dân phải là chủ và dân phải làm chủ.
Nhân dân có quyền lợi làm chủ thì phải có nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân. Các quyền lợi, nghĩa vụ của nhân dân phải được đảm bảo thực hiện đồng thời. Khi đó, muốn được nhận các quyền lợi của mình, người dân phải thực hiện các trách nhiệm, bổn phận tương ứng.
Bác đánh giá rất cao về dân chủ: Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân. Thực hành dân chủ là cái chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn.
Dân chủ thể hiện ý nghĩa làm chủ của nhân dân, cũng cho thấy sự bình đẳng trong quyền lợi cơ bản của công dân được nhà nước thừa nhận.
Đoàn kết, tập hợp lực lượng là nhiệm vụ cơ bản của công tác dân vận.
Đoàn kết không chỉ là nhiệm vụ cơ bản của công tác dân vận, mà còn là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược của cách mạng Việt Nam. Đoàn kết mang đến tinh thần, thúc đẩy ý chí và làm nên thành công. Phải có đoàn kết, các tư tưởng, các nhiệm vụ mới hoàn thành và thắng lợi vẻ vang.
Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm đặc biệt vấn đề đại đoàn kết dân tộc. Từ đó mang đến ý chí thống nhất, sự tự cường và sức mạnh của cả một dân tộc.
Trong tư tưởng đại đoàn kết toàn dân của Người có những vấn đề cơ bản sau:
Phương thức cơ bản của công tác dân vận là “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Trên cơ sở nhận thức sâu sắc dân là chủ, phương thức cơ bản của công tác dân vận là phương pháp dân chủ chứ không phải là những thủ thuật chính trị. Thể hiện giá trị cốt lõi trong nguyên tắc, trong thực hiện dân chủ. Nhân dân được trao các quyền lợi thực tế. Các đại diện ưu tú thay mặt nhân dân, trở thành tiếng nói của nhân dân trong tập thể.
Tuy khi đó chưa có phương châm “dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra”, nhưng cách nói của Bác trong bài báo Dân vận (15-10-1949) cũng chính là như vậy.
Dân được thực hiện các quyền lực tối cao nhất. Nhưng sức mạnh của sự đoàn kết, tinh thần tập thể mới mang đến hiệu quả triểu khai phương châm này.
“Dân vận không thể chỉ dùng báo chương, sách vở, mít tinh, khẩu hiệu, truyền đơn, chỉ thị mà đủ.
Trước nhất phải tìm mọi cách giải thích cho mỗi một người dân hiểu rõ rằng:
+ Việc đó là lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm cho kỳ được.
+ Bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân. Cán bộ, lãnh đạo phải cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phương rồi động viên và tổ chức toàn dân ra thi hành. Phải có sự đoàn kết, tư tưởng thống nhất trước khi tự nguyện thực hiện công việc.
Trong lúc thi hành phải theo dõi, giúp đỡ, đôn đốc, khuyến khích dân. Phải củng cố niềm tin, mang đến sức mạnh cho nhân dân. Khi thi hành xong phải cùng với dân kiểm thảo lại công việc, rút kinh nghiệm, phê bình, khen thưởng.
Bên cạnh phương thức cơ bản này, Bác Hồ thường nhấn mạnh:
Một là, cán bộ đảng viên phải tự mình làm gương cho quần chúng. Với đặc điểm, tâm lý của người phương Đông, người Việt Nam, việc nêu gương có một tác dụng to lớn. Cán bộ, đảng viên phải tự mình làm gương cũng chính là yêu cầu đầu tiên của phong cách Lêninnít. Lời nói đi đôi với việc làm.
Hai là, phải gần gũi quần chúng, kiên trì, giải thích cho quần chúng hiểu rõ đường lối, chủ trương, chính sách. Người dạy: Muốn thực sự gần gũi quần chúng thì phải cùng ăn, cùng ở, cùng làm mới biết sinh hoạt của quần chúng thế nào… mới biết nguyện vọng của quần chúng thế nào.
Ba là, cách tổ chức, cách làm việc cũng phải phù hợp với quần chúng. Lực lượng làm công tác dân vận là lực lượng của cả hệ thống chính trị – trước hết là của chính quyền.
3.2. Phẩm chất và phong cách người cán bộ dân vận:
Người đúc kết thành 12 từ: óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm.
Phải thực hiện tốt tất cả các hành động đi kèm với sự thấu đáo. Mỗi chức năng riêng lại đóng góp vào trong mục đích chung. Khi đó, các nhiệm vụ của bộ phận là khác nhau, nhưng lại mang đến chất lượng chung cho toàn thể.
Người làm dân vận phải thật thà “nhúng” tay vào việc, tức là làm việc một cách thật sự. Họ phải cho thấy sự hiểu biết, phải cùng với nhân dân lao động, cùng chiến đấu, lăn vào cuộc sống hàng ngày của quần chúng. Nếu “chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh” thì làm sao hiểu được dân, làm sao “vận” được dân, làm sao để dân có tự do, hạnh phúc thật sự.
Từ các trách nhiệm đó yêu cầu kỹ năng, tinh thần cũng như tư tưởng tốt nhất của người làm công tác dân vận. Trước tiên phải đến từ phẩm chất, từ năng lực và tinh thần trách nhiệm từ bên trong. Sau mới đến các phong cách, sự khôn khéo khi tiếp xúc và lắng nghe dân.
Thực hiện đường lối của Đảng và làm theo Tư tưởng Hồ Chí Minh, nhiều năm qua công tác dân vận của cả hệ thống chính trị được triển khai với nhiều nội dung, hình thức phong phú, đạt kết quả tốt. Hiện nay, Đảng cũng cho thấy các năng lực và giá trị của mình trong đóng góp xây dựng đất nước.