Quy định về thu phí không dừng? Dán thẻ thu phí không dừng ở đâu? Có phải mất tiền không?Nếu không dán thẻ thu phí tự động bị phạt thế nào?
Cùng với sự phát triển của xã hội công nghệ hóa, hiện đại hóa thì thẻ thu phí không dừng đã ra đời để nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người. Vậy, dán thẻ thu phí không dừng ở đâu? Có phải mất tiền không?
Cơ sở pháp lý:
Quyết định 19/2020/QĐ-TTg về việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng
Mục lục bài viết
1. Quy định về thu phí không dừng:
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Quyết định 19/2020/QĐ-TTg ta có thể hiểu thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng là hình thức thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ tự động, phương tiện giao thông đường bộ không cần phải dừng lại để trả phí dịch vụ sử dụng đường bộ khi tới trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ. Quá trình tính toán phí dịch vụ sử dụng đường bộ được thực hiện tự động bởi hệ thống thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng.
Tóm lại, hiểu một cách đơn giản nhất thì thu phí điện tử không dừng là hình thức thu phí dịch vụ mà phương tiện giao thông đường bộ không cần phải dừng lại để trả phí dịch vụ sử dụng đường bộ khi tới trạm thu phí. Đây là một hình thức dịch vụ tự động mang lại hiệu quả cao, tiết kiệm thời gian cũng như giảm được tình trạng tắc nghẽn giao thông ở những thành phố lớn. Hình thức thu phí tự động này cũng rất phù hợp với xã hội công nghệ 4.0 ở thời điểm hiện tại, rất tiện lợi và linh hoạt hơn.
2. Dán thẻ thu phí không dừng ở đâu? Có phải mất tiền không?
Hiện nay, về triển khai dịch vụ dán thẻ thu phí không dừng ở Việt Nam có 02 đơn vị thực hiện đó là VETC (thẻ E-tag) và VDTC (thẻ Epass).
Cụ thể căn cứ theo quy định tại Mục 2
Công ty TNHH thu phí tự động VETC và Công ty Cổ phần Giao thông số Việt Nam phải tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ dán thẻ, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ cho một số nhóm cán bộ công chức, người lao động, lực lượng vũ trang…
Công ty TNHH thu phí tự động VETC và Công ty Cổ phần Giao thông số Việt Nam phải xử lý triệt để các lỗi kỹ thuật nhằm kết nối liên thông toàn hệ thống thu phí trong cả nước, không để xảy ra tình trạng xe đủ điều kiện bị từ chối thanh toán tại làn thu phí điện tử không dừng.
Công ty TNHH thu phí tự động VETC và Công ty Cổ phần Giao thông số Việt Nam phải thực hiện hiệu quả các biện pháp tuyên truyền nhằm tạo sự tham gia tích cực của chủ phương tiện và người dân trong việc sử dụng dịch vụ thu phí điện tử không dừng.
Như vậy, theo quy định trên có thể thấy rằng ở thời điểm hiện tại, Bộ giao thông vận tải đã quy định về việc dán thẻ thu phí tự động sẽ do một trong hai công ty là Công ty TNHH thu phí tự động VETC và Công ty Cổ phần Giao thông số Việt Nam thực hiện.
VETC là nhãn hiệu thu phí không dừng của Công ty TNHH Thu phí tự động VETC. Công ty này, cung cấp thẻ thu phí không dừng với tên gọi là thẻ e-Tag và đã triển khai cung cấp dịch vụ thu phí không dừng từ năm 2015. VETC được đánh giá là vận hành hệ thống thu phí tự động không dừng cao cấp, nhanh gọn, chưa xác nhận có lỗi hệ thống. Cho đến thời điểm hiện tại VETC đã có 365 điểm dán thẻ – Mở tài khoản VETC trên toàn quốc, gồm 144 điểm phục vụ ở miền Bắc, 67 điểm ở miền Trung, 154 ở miền Nam.
VDTC do Công ty CP giao thông số Việt Nam làm chủ đầu tư cung cấp thẻ thu phí không dừng với tên gọi là ePass. Loại thẻ này thì sẽ dán thẻ lên kính xe và đèn xe.
Theo quy định của pháp luật chỉ được lựa chọn đán thẻ của một trong hai công ty VETC hoặc VDTC bởi dán thẻ của cả hai nhà cung cấp thì sẽ xảy ra tình trạng lỗi khi di chuyển qua trạm bởi máy quét sẽ không thể nhận diện chính xác phương tiện và tài khoản.
Các địa điểm dán thẻ dừng tự động đối với thẻ Etag của VETC đó là: trung tâm đăng kiểm, trạm thu phí của VETC hoặc đại lý của VETC để dán thẻ hoặc để tiện lợi và đỡ mất thời gian hơn thì bạn có thể đăng ký dán thẻ Online nhận thẻ tại nhà thông qua website chính chủ http://vetc.com.vn/ hoặc tải App VETC và thực hiện đăng ký theo hướng dẫn.
Về mức phí dán thẻ VETC: VETC miễn phí dán thẻ và kích hoạt tài khoản đối với khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ lần đầu. Tuy nhiên, nếu bạn đã có thẻ VETC nhưng thẻ bị hỏng, rách, VETC áp dụng chi phí dán lần hai là 120.000 đồng/lần.
Các địa điểm dán thẻ dừng tự động đối với thẻ ePass của VDTC đó là:
Để không phải mất thời gian đi lại thì bạn có thể dán thẻ thu phí không dừng ePass tại nhà thông qua việc đăng ký dán thẻ qua các app ePass hoặc website: chỉ cần đăng ký online trên website hoặc app ePass. Đối với phương thức này thì thủ tục rất nhanh gọn, chỉ sau 2 – 4 ngày, nhân viên VDTC sẽ đến dán thẻ tại nhà cho quý khách.
Bạn cũng có thể đăng ký dán thẻ thu phí không dừng ePass tại cửa hàng Viettel store. Hiện nay các cửa hàng Viettel store không còn xa lạ gì với người dân nữa, hầu hết ở mỗi quận/huyện ít nhất cũng có một Viettel store. Nếu bạn không rành về công nghệ để đăng ký qua các app thì bạn có thể đến Viettel store để được các nhân viên hướng dẫn cụ thể hơn về việc đăng ký dán thẻ thu phí tự động.
Hoặc nếu bạn ở những vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa không có Viettel store thì bạn cũng có thể đăng ký dán thẻ thu phí không dừng ePass tại các điểm bưu cục của Viettel Post
Bạn cũng có thể đăng ký dán thẻ thu phí không dừng ePass tại các trạm thu phí do VDTC quản lý hoặc đăng ký dán thẻ thu phí không dừng ePass tại trạm đăng kiểm xe cơ giới
Về mức phí dán thẻ thu phí không dừng ePass VDTC : Khi đăng ký làm thẻ thu phí không dừng ePass, khách hàng sẽ được dán thẻ lần đầu. Từ lần thứ hai trở đi, khách hàng cần trả mức phí là 120.000 VNĐ/lần.
Nhìn chung, khi muốn đăng ký dán thẻ VETC hay thẻ VDTC thì bạn cũng có rất nhiều lựa chọn tại nhiều địa điểm khác nhau, rất tiện lợi và phù hợp cho tất cả mọi người có thể đăng ký dán thẻ thu phí tự động này. Đối với thẻ thu phí tự động epass của VDTC thi sẽ có nhiều địa điểm để bạn đăng ký dán thẻ hơn. Bạn nên cần nhắc về những ưu nhược điểm của hai loại thẻ này để đăng ký dán thẻ cho phù hợp. Ví dụ như ngoài việc nhiều địa điểm để dán thẻ thì thẻ ePass còn đa dạng cách nạp tiền hơn, từ chuyển khoản, liên kết thẻ tín dụng, liên kết với hơn 40 ngân hàng, liên kết ví điện tử hoặc trừ thẳng qua ví điện tử của Viettel. Tùy vào hình thức thanh toán mà người dùng có thể chịu phí hoặc mất phí giao dịch. Còn đối với thẻ VETC thì lại yêu cầu chủ thẻ luôn phải duy trì số dư trong tài khoản và chỉ có thể nạp qua hình thức chuyển khoản hoặc các cổng thanh toán với mức phí % nhất định.Việc phải duy trì số dư sẽ gây không ít phiền toái cho người dùng khi phải kiểm tra thường xuyên và phải nạp thêm nếu chẳng may tài khoản không đủ số dư để giao dịch.
Lưu ý: Khi đi dán thẻ thu phí tự động dù lá dán thẻ VETC hay VDTC thì bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ như: Giấy phép đăng ký kinh doanh, Giấy đề nghị mở tài khoản theo mẫu, Nếu là cơ quan nhà nước thì phải chuẩn bị số CV/QĐ, Bản gốc hoặc bản photo có công chứng và còn hiệu lực chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người đại diện hoặc người được ủy quyền, Nếu không phải là người đại diện thì phải chuẩn bị thêm
3. Nếu không dán thẻ thu phí tự động bị phạt thế nào?
Căn cứ theo quy định tại mục 7, Chỉ thị 39/CT-TTg thì chủ phương tiên hoặc người điều khiển phương tiệnkhi phương tiện chưa gắn thẻ đầu cuối hoặc đã gắn thẻ đầu cuối nhưng số tiền trong tài khoản thu phí không đủ để chi trả cho giao dịch thu phí thì không được điều khiển phương tiện đi vào cửa dành riêng cho thu phí điện tử không dừng. Nếu xe không dán thẻ thu phí tự động mà tài xế lại điều khiển xe vào làn ETC thì là hành vi vi phạm quy định pháp luật về giao thông.
Lúc này xe sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 5
Như vậy, có thể thấy việc dán thẻ thu phí tự động hiện đang là một quy định bắt buộc phải thực hiện. Các tài xế cần lưu ý lựa chọn loại thẻ thu phí tự động để đăng ký dán thẻ cho phù hợp ở tại các địa điểm đối với từng loại thẻ theo đúng quy định.