Dân số Nhật Bản không có đặc điểm nào sau đây? Thực trạng dân số già hóa tại Nhật Bản hiện nay ra sao? Độ tuổi trung bình của người dân nước này như thế nào? Giải pháp nào để cải thiện tình hình dân số Nhật Bản hiện nay? Cùng chúng tôi khám phá qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục bài viết
1. Dân số Nhật Bản không có đặc điểm nào sau đây?
A. Dân số đang giảm dần.
B. Tốc độ gia tăng dân số hàng năm thấp.
C. Tuổi thọ trung bình cao, số người già đang giảm.
D. Đông dân, phần lớn tập trung ở các thành phố ven biển.
Đáp án: C
Số người già tại Nhật Bản hiện nay đang tăng nhanh.
Đặc điểm dân số Nhật Bản: Nhật Bản là nước đông dân, phần lớn dân cư tập trung ở các thành phố ven biển
Tốc độ gia tăng dân số hàng năm thấp và đang giảm dần, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên chỉ còn ở mức 0,1 % vào năm 2005.
2. Tình trạng dân số già hóa tại Nhật Bản:
Vì thanh niên trẻ ở Nhật Bản phải bỏ ra thật nhiều thời gian cho công việc, họ phải bỏ qua nhu cầu cơ bản nhất là lập gia đình, bao gồm cả việc sinh con. Hiện tượng này manh nha từ thập niên 1970, đến những năm 2000 thì đã trở nên trầm trọng. Xã hội Nhật Bản hiện nay đang ở trong vòng luẩn quẩn về tỷ lệ sinh thấp và mức tiêu dùng kém suốt từ năm 2000 cho tới nay. Với tỷ lệ sinh thấp và tuổi thọ cao, tình trạng lão hóa dân số một cách nhanh chóng trở thành vấn đề nghiêm trọng với Nhật. Nếu tình trạng này không cải thiện, các chuyên gia cảnh báo một thời kỳ Nhật Bản suy thoái kinh tế trầm trọng và sự đổ vỡ của đời sống xã hội
Mặt khác, phụ nữ Nhật Bản trước kia chủ yếu ở nhà nội trợ, nhưng hiện nay thì nhiều phụ nữ Nhật cũng đi làm. Khi đi làm, phụ nữ sẽ phải chia sẻ công sức giữa cơ quan và gia đình, vì vậy nhiều phụ nữ quyết định không kết hôn hoặc kết hôn muộn. Trong suốt 30 năm (1985-2015), tỉ lệ người 30 – 34 tuổi chưa kết hôn ở Nhật Bản đã tăng lên rất nhiều: nam từ 28,2% tăng lên 47,1%, nữ từ 10,4% tăng lên 34,1%. Năm 2015 độ tuổi kết hôn trung bình đã tăng lên rất cao, nữ giới là 29,4 tuổi và nam giới là 31,1 tuổi. Kết hôn muộn hơn cũng đồng nghĩa với việc suy giảm khả năng mang thai và số lượng con cái sinh ra của cặp vợ chồng.
Lão hóa dân số đang diễn ra nghiêm trọng tại Nhật Bản trong những năm qua. Dân số Nhật giảm liên tiếp kể từ năm 2008, trong khi số người cao tuổi lần đầu tiên chiếm 1/4 tổng dân số. Tỷ lệ người trên 65 tuổi chiếm 27,2%, mức cao nhất được ghi nhận từ trước tới nay, trong khi tỷ lệ trẻ dưới 14 tuổi giảm xuống mức thấp kỷ lục là 12,7%. Số người Nhật kết hôn mới trong năm 2017 cũng thấp nhất kể từ sau năm 1945, với chỉ 607.000 cặp vợ chồng mới, giảm 14.000 cặp so với năm 2016. Năm 2017, tại Nhật chỉ có 941.000 trẻ em ra đời, mức thấp nhất kể từ năm 1899 (khi công tác thống kê bắt đầu được thực hiện), sụt giảm 36.000 trẻ em so với năm 2016 và là năm thứ hai liên tiếp số trẻ em ra đời dưới 1 triệu. Tỷ lệ tử vong trong năm 2017 lại tăng 3% lên mức 1,34 triệu, mức cao nhất thời kỳ sau 1945. Trong đó, đặc biệt đáng chú ý là tỷ lệ người tử vong vì già yếu là hơn 400.000 người (cao hơn 72.000 người so với năm 2016). Như vậy, dân số Nhật trong năm 2017 đã sụt giảm 374.000 người, đây cũng là năm thứ 9 liên tiếp dân số Nhật Bản bị sụt giảm. Đầu năm 2019, dân số của Nhật Bản là 124.776.364 người, giảm 433.239 người so với năm 2018. Đây là năm thứ 10 liên tiếp Nhật Bản chịu sự suy giảm dân số, đồng thời cũng là mức giảm lớn nhất kể từ năm 1968
Dân số Nhật Bản đã giảm hơn 1,1% trong giai đoạn 2000-2018 (tính riêng dân số ở độ tuổi lao động thì giảm đi 13%). Tính từ năm 2010, Nhật Bản đã giảm 1,3 triệu dân do quá trình lão hóa dân số. Năm 2016, số học sinh Nhật giảm đi 18% và số nhà trẻ giảm 2.300 so với năm 2009. Đến năm 2065, Liên Hiệp Quốc dự báo dân số Nhật Bản sẽ giảm 28 triệu người, tương đương 22% dân số hiện nay. Tính đến năm 2040, hơn 1/3 số người Nhật sẽ trên 65 tuổi, mức cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng lão hóa dân số đáng báo động, Chính phủ Nhật Bản đưa ra cảnh báo, vào năm 2060 gần 40% dân số nước này là người cao tuổi. Tình trạng dân số lão hóa không chỉ kéo theo gánh nặng về trợ cấp an sinh xã hội cho người già, mà còn làm kinh tế Nhật Bản trì trệ hơn khi mức tiêu dùng sụt giảm và lực lượng lao động trẻ ngày càng ít đi
3. Giải pháp cải thiện tình trạng dân cư tại Nhật Bản hiện nay:
Tình trạng già hóa dân số ở Nhật Bản là một vấn đề nghiêm trọng đang đối mặt với nền kinh tế và xã hội của quốc gia này. Để cải thiện tình hình này, Nhật Bản có thể thực hiện một số giải pháp như sau:
Hỗ trợ gia đình và chăm sóc trẻ em: Để khuyến khích việc sinh con, chính phủ có thể cung cấp các chính sách hỗ trợ cho gia đình, bao gồm chính sách về chăm sóc trẻ em, nghỉ thai sản, và cải thiện dịch vụ chăm sóc trẻ em.
Tăng cường hỗ trợ cho phụ nữ trong công việc: Tăng cường cơ hội nghề nghiệp và thúc đẩy sự phát triển nghề nghiệp của phụ nữ có thể giúp giảm gánh nặng về việc nuôi dạy con cái và tăng cường ý thức sinh sản.
Tăng cường hỗ trợ cho người cao tuổi: Đảm bảo rằng người cao tuổi có đủ hỗ trợ và dịch vụ để sống một cuộc sống đầy đủ và tự lập có thể giúp giảm áp lực về việc sinh sản.
Tăng cường nhập cư và làm việc: Mở cửa cho người nhập cư có thể giúp tăng cường dân số lao động và giảm áp lực của tình trạng già hóa dân số.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc thu hút lao động nước ngoài có trình độ cao đến làm việc tại khu vực ngoài đô thị, chính phủ Nhật Bản sẽ đẩy nhanh việc cấp thẻ thường trú cho những trường hợp này.
Chính phủ Nhật Bản sẽ sửa đổi hệ thống đánh giá lao động nước ngoài dựa trên thu nhập hằng năm, trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc. Đặc biệt, lao động làm việc tại các công ty do cộng đồng địa phương thúc đẩy sẽ được cộng điểm.
Những người đạt điểm cao sẽ được ưu tiên. Theo đó, người nộp đơn có tổng điểm đạt 70 sẽ được đánh giá là có ‘chuyên môn cao’ và thời gian lưu trú bắt buộc tại Nhật Bản để nhận được thẻ thường trú sẽ được rút ngắn từ 10 năm xuống còn 3 năm, đối với người được 80 điểm thì chỉ cần 1 năm.
Ngoài ra, những người được cấp thẻ thường trú sẽ được đưa theo người thân như cha mẹ, người giúp việc đi cùng và vợ hoặc chồng sẽ được phép đi làm.
Làm việc trong một công ty địa phương sẽ được cộng 10 điểm và sẽ được đối xử như người có thu nhập hằng năm từ 10 triệu yên (72.594 USD) trở lên hoặc ngang mức quản lý. Chính phủ Nhật Bản đã triển khai chương trình thử nghiệm ở Hiroshima, Kitakyushu và hiện sẽ mở rộng ra toàn quốc.
Mục đích của chương trình là để thu hút các chuyên gia như nhà nghiên cứu, kỹ sư và quản lý doanh nghiệp, trong bối cảnh nhiều công ty ở khu vực nông thôn Nhật Bản đang phải đối mặt với nhu cầu chuyển đổi để đáp ứng quá trình số hóa và khử carbon.
Tính đến cuối năm 2021, số lượng lao động được Nhật Bản cấp chứng chỉ chuyên môn cao là 31.451 người và con số này tiếp tục tăng bất chấp đại dịch COVID-19. Tính theo quốc tịch, tới cuối năm 2020, Trung Quốc là nước có số người được cấp chứng chỉ này đông nhất – chiếm khoảng 70%, tiếp theo là Ấn Độ chiếm 6% và Mỹ 5%.
Chính phủ Nhật Bản đã nâng mức giới hạn số người được phép nhập cảnh nước này lên 20.000 người/ngày từ ngày 1/6 và đang nỗ lực tạo thuận lợi cho việc tăng cường tuyển dụng lao động nước ngoài thời hậu COVID-19.
Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) cũng đang nỗ lực giúp đỡ các công ty nhỏ ở địa phương thu hút nhân tài người nước ngoài. Năm 2021, tổ chức này đã giúp các công ty Nhật Bản tuyển dụng 180 người.
Tăng cường sự đổi mới và nâng cao năng suất lao động: Đầu tư vào công nghệ và đổi mới có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của tình trạng già hóa dân số lên năng suất lao động và tăng cường sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Chính sách thuế và trợ cấp: Thiết lập các chính sách thuế và trợ cấp nhằm khuyến khích việc sinh con và hỗ trợ gia đình có thể cải thiện tình hình già hóa dân số.
Thúc đẩy hỗ trợ cho người lao động trẻ: Tăng cường cơ hội việc làm và phát triển kỹ năng cho người lao động trẻ có thể giúp tạo ra sự ổn định kinh tế và tăng cường niềm tin vào tương lai, dẫn đến việc gia tăng số lượng người muốn sinh con.
Những giải pháp trên có thể kết hợp với nhau để tạo ra một phương án toàn diện nhằm cải thiện tình hình già hóa dân số ở Nhật Bản.
THAM KHẢO THÊM: