Gia đình được xem là một trong những yếu tố có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của mỗi con người chúng ta, đây là nơi để con người khôn lớn và phát triển về cả thể xác và tâm hồn. Dưới đây là một số dẫn chứng nghị luận về tình cảm gia đình chọn lọc siêu hay, quý độc giả có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Dẫn chứng nghị luận về tình cảm gia đình chọn lọc siêu hay:
Dẫn chứng 1:
Trong tác phẩm “Cuộc chia tay của những con búp bê”, có lẽ chúng ta đã được đắm chìm trong vẻ đẹp vô cùng trong sáng, thuần khiết và sâu sắc của tình anh em – một trong những yếu tố quan trọng của tình cảm gia đình. Tình cảm giữa các nhân vật trong câu chuyện được khắc họa một cách rõ nét, cảm động khiến cho người đọc chúng ta không khỏi xúc động trước tình cảm yêu thương gắn bó và chân thành của họ.
Dẫn chứng 2:
Một trong những dẫn chứng tiêu biểu cho tình cảm gia đình đó chính là tình mẫu tử. Tình mẫu tử của mẹ có thể rất cao cả và to lớn, người mẹ có thể hy sinh tất cả vì con cái của mình. Trong tác phẩm “Mẹ tôi” của tác giả Amixi, hình ảnh người mẹ hiện lên vô cùng xúc động và cao đẹp. Người mẹ trong câu chuyện đó đã sẵn sàng từ bỏ hạnh phúc của bản thân mình để có thể đánh đổi 1 giờ đau đớn cho người con. Thậm chí là người mẹ trong câu chuyện này đã sẵn sàng đi ăn xin để nuôi sống người con của mình và không ngại hy sinh vất vả, hy sinh tính mạng của chính bản thân mình để cứu sống con. Đó là sự hy sinh vô điều kiện và bắt nguồn từ tình mẫu tử thắm thiết, vĩ đại.
Dẫn chứng 3:
Trong văn bản “Trong lòng mẹ”, tình mẫu tử hiện lên một cách rõ nét và vô cùng cảm động. Mặc dù nhân vật Hồng phải sống xa mẹ của mình trong một môi trường nhiều suy nghĩ độc ác từ bà cô, tuy nhiên cậu bé vẫn luôn luôn giữ vững niềm tin và tình yêu dành cho người mẹ. Cậu bé sử dụng tình cảm thiêng liêng của gia đình để có thể đấu tranh chống lại những điều xấu xa tiêu cực, từ đó cho thấy sức mạnh của vẻ đẹp tình mẫu tử.
Dẫn chứng 4:
Trong thơ của nhà thơ
Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần
Mai sau con lớn vung chày lún sân…
Dẫn chứng 5:
Vua Thuấn là một trong Ngũ Đế của thời thượng cổ, từ khi còn nhỏ Ông đã phải trải qua rất nhiều khó khăn và thử thách, ông có người cha vừa mù vừa điếc nhưng tính khí lại vô cùng nóng này, con mẹ ông thì qua đời từ khi ông còn nhỏ tuổi. Cha của ông lấy vợ và sinh được một người em đặt tên là Tượng, mẹ kế của ông lại vô cùng nhỏ nhen và ích kỷ phải thường xuyên nói xấu ông với cha của mình, vì vậy cha ông rất ghét ông và rất hay đánh ông. Thuấn bị mẹ kế hãm hại hết lần này đến lần khác vì sợ rằng ông sẽ thừa kế một nửa gia nghiệp. Bởi vậy tuổi thơ của ông lớn lên trong sự mắng chửi của người cha và trong sự hãm hại của người mẹ kế, thế nhưng ông vẫn không có một lời oán trách. Thậm chí trong suốt những năm tháng còn nhỏ tuổi, ông luôn hiếu thuận với cha và mẹ của mình, nhường nhịn người em trai. Cho đến khi nằm ông 20 tuổi, danh tiếng của ông đã vang xa khắp nơi vì sự hiếu thảo ấy. Vì vậy ông đã được quan tại địa phương tiến cử lên vua Nghiêu và được vua gả con gái cho. Sự hiếu thảo của Thuấn đã khiến cho mẹ và em trai vô cùng cảm động, gia đình sau đó trở nên hòa hợp vui vẻ hơn. Sau này, ông được vua truyền ngôi và trở thành một vị thánh nổi tiếng trong lịch sử, xây dựng nên một thời thịnh vượng và thái bình cho nhân dân, người ta gọi đó là thời vua Nghiêu – Thuấn.
2. Dẫn chứng nghị luận về tình cảm gia đình trong thực tế cuộc sống:
Dẫn chứng 1:
Hình ảnh cậu bé Vì Quyết Chiến quyết tâm đạp xe với khoảng cách 100km kéo dài từ Sơn La cho đến Hà Nội để có thể thăm em trai của mình đã chạm đến bao trái tim của người nghe. Hành động này không chỉ thể hiện lòng dũng cảm và sự kiên trì của cậu bé mà nó còn biểu hiện sâu sắc tình yêu thương trong gia đình với nhau. Sự quan tâm và tình cảm trong gia đình là một tình cảm trong sáng, từ đó tạo nên một câu chuyện rất cảm động và ý nghĩa về tình anh em.
Dẫn chứng 2:
Làng trẻ em SOS ở Quy Nhơn hiện nay có 13 bà mẹ, phần lớn là những người phụ nữ có độ tuổi từ 30 tuổi đến 40 tuổi đến từ các vùng quê khác nhau trong địa bàn cả nước. Họ là những người có sức khỏe tốt phải không có chồng con và tự nguyện dành phần đời của mình để có thể chăm sóc cho trẻ em mồ côi. Những người mẹ ấy không chỉ có trách nhiệm chăm sóc và giáo dục trẻ em mà còn chuẩn bị tốt các điều kiện về thể chất, tinh thần để các em có thể hòa nhập và tự lập khi trưởng thành đã tạo ra một mối quan hệ tình cảm ruột thịt gắn bó giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Họ được xem là những thiên thần hộ mệnh mang đến tình yêu thương, sự che chở, sự bao dung, tình cảm gia đình đích thực cho những trẻ nhỏ không may mắn.
Dẫn chứng 3:
Câu chuyện của cô bé Trịnh Thị Lan ở thanh hóa đã khiến cho nhiều người xúc động, mặc dù còn nhỏ tuổi tuy nhiên đã phải bươn chải để chăm sóc mẹ và bà ngoại của mình. Lan sinh ra khi cha mất sớm, mẹ bị bệnh tâm thần, vì vậy khi học tiểu học Lan đã vô cùng hiểu chuyện. Vừa học xong là cô đã chạy vội về nhà để chăm sóc mẹ. Hai mẹ con chung sống với bà ngoại trong một căn nhà nhỏ dột nát. Từ năm 10 tuổi em đã bắt đầu làm việc đồng áng, giúp người ta cấy lúa để kiếm gạo, lượm ve chai khắp nơi để có thể kiếm tiền mua thuốc chăm sóc cho bà ngoại gần 90 tuổi và người mẹ bị bệnh tâm thần. Em đã chăm sóc mẹ rất cẩn thận, không ngại khó khăn vất vả, nhiều khi mẹ phát bệnh em đã phải đi lang thang để tìm kiếm thuốc cho mẹ. Cho đến giờ, Lan đã trở thành một lao động chính trong gia đình, mặc dù cuộc sống có nhiều vất vả và nhiều thử thách thế nhưng em chưa từng bỏ việc học và luôn nỗ lực cố gắng hết mình trong cả học tập và trong cuộc sống. Em được xem là một tấm gương sáng về lòng hiếu thảo và ý chí kiên cường để nhiều bạn trẻ nói theo.
3. Dẫn chứng nghị luận về tình cảm gia đình trong ca dao, tục ngữ:
Dẫn chứng 1:
Tinh thần đoàn kết trong tình cảm gia đình là một trong những truyền thống quý báo của dân tộc Việt Nam ta từ trước đến nay. Đó là sức mạnh vô cùng mạnh mẽ, là truyền thống và là bài học về tình yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau giữa anh chị em trong gia đình, cha mẹ và con cái, hướng tới mục tiêu xây dựng cuộc sống ấm no và bền vững. Vì thế, trong ca dao tục ngữ nhân dân ta đã từng nhắc nhở nhau:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Dẫn chứng 2:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Dẫn chứng 3:
Chim trời ai dễ đếm lông
Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày.
Dẫn chứng 3:
Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh chày mẹ thức đủ năm canh.
Dẫn chứng 3:
Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẹ hiền.
THAM KHẢO THÊM: