Trong tư pháp quốc tế vấn đề áp dụng các quy phạm xung đột là một vấn đề rất quan trọng. Theo đó, một trong những vấn đề rất phức tạp trong việc áp dụng quy phạm xung đột đó là vấn đề dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba. Vậy dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba?
Mục lục bài viết
1. Dẫn chiếu pháp luật là gì?
– Dẫn chiếu ngược có nghĩa là theo quy phạm xung đột mà cơ quan có thẩm quyền áp dụng thì pháp luật nước ngoài cần được áp dụng để giải quyết một quan hệ Tư pháp quốc tế cụ thể nhưng trong pháp luật nước ngoài đó lại có quy phạm xung đột quy định áp dụng pháp luật của nước có cơ quan có thẩm quyền.
– Dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba có nghĩa là theo quy phạm xung đột của nước có cơ quan giải quyết tranh chấp thì pháp luật của nước ngoài phải được áp dụng nhưng trong pháp luật nước ngoài đó lại có quy phạm xung đột quy định cần phải áp dụng pháp luật của nước thứ ba.
Dẫn chiếu ngược hay dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba là hiện tượng khi cơ quan có thẩm quyền của nước A áp dụng quy phạm xung đột dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài (nước B), nhưng pháp luật nước B lại quy định vấn đề phải được giải quyết theo pháp luật nước A (gọi là dẫn chiếu ngược hay dẫn chiếu cấp độ 1) hoặc được giải quyết theo pháp luật của một nước thứ ba (nước C – dẫn chiếu cấp độ 2).
Theo quy định tại khoản 3 điều 676 Luật dân sự 2015 có quy định:” Trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài đó được xác định theo pháp luật Việt Nam” Ví dụ như doanh nghiệp A là doanh nghiệp nước ngoài và thành lập tại Pháp. Vậy pháp luật Pháp là pháp luật điều chỉnh năng lực pháp luật dân sự của doanh nghiệp A. Nhưng theo pháp luật Pháp, vấn đề này được điều chỉnh bởi pháp luật nơi doanh nghiệp có trụ sở thực tiễn và trong thực tế thì doanh nghiệp A có trụ sở tại Bỉ. Do đó, pháp luật Pháp dẫn đến pháp luật Bỉ. Vậy hiện tượng dẫn chiếu đến pháp luật nước thừ ba có thể xảy ra ở Việt Nam.
2. Nguyên nhân của hiện tượng dẫn chiếu:
Quy phạm xung đột có hai bộ phận cấu thành: phần phạm vi và phần hệ thuộc. Hiện tượng dẫn chiếu xuất hiện là do một số nguyên nhân sau: Hiện tượng dẫn chiếu xuất hiện khi một vấn đề pháp lý thuộc phần phạm vi của hai quy phạm xung đột của hai nước có phần hệ thuộc khác nhau hay là do có sự quy định khác nhau trong các quy phạm xung đột của các nước về nguyên tắc chọn luật áp dụng cho cùng một vấn đề pháp lý.
Ví dụ: Ông D, quốc tịch nước Anh, đến Việt Nam 1992 với tư cách CEO cho công ty B làm việc tại Hải Phòng và đó cũng là nơi cư trú của ông D. Sau đó ông đã kết hôn với chị C quốc tịch Việt Nam. Theo khoản 1 Điều 126
3. Hệ quả của việc dẫn chiếu:
Trong khoa học Tư pháp quốc tế vấn đề dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài hiện nay có hai quan điểm:
Quan điểm thứ nhất, nếu hiểu dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài là dẫn chiếu chỉ đến quy phạm pháp luật thực chất của nước đó thì sẽ loại trừ vấn đề dẫn chiếu ngược. Nói cách khác là không bao giờ xảy ra dẫn chiếu ngược và luật thực chất của nước được dẫn chiếu đến sẽ được áp dụng.
Quan điểm thứ hai, nếu hiểu dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài là dẫn chiếu đến toàn bộ hệ thống pháp luật của nươc đó (kể cả luật thực chất, cả luật xung đột) thì có nghĩa là sẽ chấp nhận dẫn chiếu ngược trở lại cũng như dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba.
Trong Tư pháp quốc tế các nước, một số nước không chấp nhận dẫn chiếu (bao gồm cả dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba) như Kê-béc (Canada), Ý (trước ngày 31 tháng 5 năm 1995), Bắc Âu, Hy Lạp (BLDS năm 1940), Hà Lan, Brazin (BLDS năm 1942), Ai Cập (BLDS năm 1948), Siry (BLDS năm 1949), …; tuy nhiên còn một số nước khác lại chấp nhận dẫn chiếu như Pháp, Đức (BLDS năm 1896), Anh, Bỉ, Nhật Bản (BLDS năm 1898), Thụy Điển v.v…
Như vậy, có thể thấy, khi gặp hiện tượng dẫn chiếu thì phải xét hai trường hợp cơ bản:
Trường hợp thứ nhất: Pháp luật của quốc gia không chấp nhận dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba, có nghĩa là quốc gia đó theo quan điểm thứ nhất, cho rằng việc dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài ở đây phải là sự dẫn chiếu đến quy phạm pháp luật thực chất của nước ngoài. Trong trường hợp này, về nguyên tắc pháp luật được áp dụng ở đây sẽ là pháp luật của nước mà được pháp luật quốc gia này dẫn chiếu đến, và áp dụng các quy phạm pháp luật thực chất của nước đó để giải quyết quan hệ xã hội phát sinh.
Trường hợp thứ hai: Pháp luật của quốc gia chấp nhận dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba, có nghĩa là quốc gia đó theo quan điểm thứ hai, cho rằng sự dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài phải là sự dẫn chiếu đến toàn bộ hệ thống pháp luật của nươc đó (kể cả quy phạm luật thực chất, cả luật xung đột). Trong trường hợp này, về nguyên tắc chung, pháp luật sẽ áp dụng là pháp luật của chính quốc gia mà được pháp luật của quốc gia kia dẫn chiếu ngược trở lại hoặc pháp luật của nước thứ ba.
Ngoài ra, vấn dề dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba cũng sẽ không tồn tại trong trường hợp khi các quốc gia ký kết với nhau các hiệp định song phương (thường là các hiệp định tương trợ tư pháp) trong đó quy định các quy phạm xung đột thống nhất thì về nguyên tắc, các quy phạm xung đột thống nhất sẽ được ưu tiên áp dụng.
4. Quy định về dẫn chiếu trong pháp luật Việt Nam:
Hiện nay, về nguyên tắc dẫn chiếu ở Việt Nam đã được chấp nhận, theo khoản 2 Điều 668 BLDS 2015 như sau:
“ Trường hợp dẫn chiếu đến pháp luật Việt Nam thì quy định của pháp luật Việt Nam về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự được áp dụng ”.
Có thể thấy, khi gặp hiện tượng dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba, việc áp dụng pháp luật như thế nào sẽ căn cứ theo Tư pháp quốc tế các nước trên thế giới, chúng ta phải phân biệt các trường hợp cụ thể như đã nêu ở trên. Còn riêng trong Tư pháp quốc tế của Việt Nam, thì vấn đề này được khẳng định là chấp nhận hiện tượng dẫn chiếu. Tuy nhiên cũng phải khẳng định rằng đây là vấn đề rất quan trọng, phổ biến nhưng cũng rất khó, rất phức tạp trong tư pháp quốc tế.
5. Các trường hợp áp dụng pháp luật quốc tế tại Việt Nam:
Vấn đề lựa chọn pháp luật áp dụng để điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Chẳng hạn, tại Điều 122
Thứ nhất, các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.
Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Thứ hai, trong trường hợp Luật này, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam có dẫn chiếu về việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật nước ngoài được áp dụng, nếu việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản được quy định tại Điều 2 của Luật này.
Trong trường hợp pháp luật nước ngoài dẫn chiếu trở lại pháp luật Việt Nam thì áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam.
Thứ ba, trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có dẫn chiếu về việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật nước ngoài được áp dụng.”
Như vậy, pháp luật nước ngoài không chỉ được áp dụng khi có sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột ghi nhận trong các điều ước quốc tế mà còn được áp dụng khi có sự thoả thuận của các bên trong hợp đồng về việc áp dụng pháp luật nước ngoài.
Vấn đề về lĩnh vực quan hệ hàng hải có yếu tố nước ngoài,
Thứ nhất: theo như Bộ luật hàng hải quy định, nghĩa là trên cơ sở quy phạm pháp luật xung đột trong Bộ luật này hoặc trong Điều ước quốc tế được áp dụng quy định áp dụng pháp luật nước ngoài.
Thứ hai, nguyên nhân do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, tức là các bên chủ thể trong hợp đồng hàng hải thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài
Ngoài các quy định trên cũng như các quy định khác trong các văn bản pháp luật Việt Nam về quyền lựa chọn pháp luật áp dụng của các cá nhân, tổ chức còn cho thấy rằng:
Các bên tham gia quan hệ có quyền lựa chọn pháp luật nước ngoài hoặc tập quán quốc tế để áp dụng, nhưng không có quy định các bên có quyền lựa chọn điều ước quốc tế để áp dụng, đặc biệt là trong lĩnh vực quan hệ thương mại quốc tế. Như vậy, về nguyên tắc, theo như quy định của pháp luật Việt Nam các bên không có quyền lựa chọn điều ước quốc tế liên quan đến quan hệ giữa các bên để áp dụng.
Ví dụ khi mua bán hàng hóa quốc tế, Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa, sự thống nhất này phù hợp với việc điều chỉnh quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế. Mặt khác, theo các quy định của pháp luật Việt Nam thì các bên cũng không có quyền trực tiếp lựa chọn Công ước này.
Vấn đề tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì các bên vẫn có thể gián tiếp lựa chọn Công ước 1980. Như vậy, pháp luật nước ngoài đó có quy định đó là quy phạm xung đột cho phép các bên có quyền lựa chọn pháp luật áp dụng, ngay cả chọn điều ước quốc tế để áp dụng.