Các đặc ân của nhà nước trong việc miễn giảm trách nhiệm hình sự hoặc hình phạt đối với các chủ thể là những người phạm tội, thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước ta đối với những người phạm tội. Vậy, đại xá là gì? Phạm nhân được đại xá trong trường hợp nào?
Mục lục bài viết
1. Đại xá là gì?
Ta hiểu về đại xá như sau:
khái niệm đại xá không được quy định cụ thể tại bất cứ văn bản pháp luật nào. Tuy nhiên, trong từ điển tiếng Việt online cũng có giải thích về khái niệm về đại xá như sau: Ta hiểu đại xá là một hình thức tha tội cho hàng loạt người phạm tội (không phân biệt họ đã phải chấp hành hình phạt hay chưa, hoặc đã bị truy tố, xét xử hay chưa) do người đại diện cho quyền lực nhà nước (nguyên thủ quốc gia) hoặc cơ quan quyền lực nhà nước ban hành.
Trên cơ sở khái niệm đại xá được đề cập trong từ điển Tiếng Việt online được xác định ở trên, kết hợp với nội dung khái niệm được giải thích tại trang web Wikipedia (Bách khoa toàn thư mở), chúng ta sẽ có thể hiểu, đại xá là một trong những hình thức pháp lý của hoạt động ân xá, đây thực chất là chính sách thể hiện sự khoan hồng của Nhà nước trong đó tha tội hoàn toàn đối với một số loại tội phạm nhất định đối với hàng loạt (rất nhiều) các chủ thể là những người phạm tội trên quy mô lớn do cơ quan quyền lực nhà nước ban hành và quyết định nhân sự kiện đặc biệt quan trọng trong đời sống chính trị của một quốc gia. Ở Việt nam, hiện nay, theo
Đối với quyết định đại xá: hiện nay, hầu như chưa có văn bản cụ thể quy định về vấn đề này. Quyết định đại xá thường được đưa ra trong phiên họp Quốc hội để các đại biểu thống nhất ý kiến.
Đại xá trong tiếng Anh là: Amnesty
2. Quy định pháp luật về đại xá:
Trên cơ sở những khái niệm và quy định được nêu cụ thể ở phần bên trên, chúng ta cũng sẽ có thể khái quát nội dung về chính sách đại xá trên một số khía cạnh như sau:
– Về mặt bản chất của chính sách đại xá:
Thực tế thì chính sách đại xá là một chính sách khoan hồng của Nhà nước, trong đó thực hiện việc không truy cứu trách nhiệm hình sự, tha tội hoàn toàn, miễn hình phạt cho một số loại tội phạm hoặc nhiều người phạm tội nhất định không phân biệt họ đang chấp hành hình phạt, đã bị truy tố hay xét xử hay chưa.
– Đối tượng áp dụng chính sách đại xá:
Là những người phạm tội trong tất cả các giai đoạn tố tụng (điều tra, truy tố, xét xử) hoặc đang thực hiện việc thi hành án.
Đại xá có thể được quyết định đối với nhóm người phạm tội hoặc đối với tội phạm hoặc kết hợp cả hai đối tượng. Đối tượng được đại xá là người phạm tội thực hiện các hành vi nêu trong văn bản đại xá, đang trong giai đoạn bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
– Điều kiện áp dụng chính sách đại xá:
Thực tế thì chính sách đại xá sẽ được áp dụng trong những sự kiện trọng đại, dịp quan trọng trong đời sống chính trị của quốc gia. Ở Việt Nam, Quốc hội sẽ căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế xã hội, đời sống chính trị và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và tình trạng phạm tội để quyết định về việc đại xá hay không đại xá đối với những hành vi phạm tội hoặc loại tội phạm nào.
– Phạm vi áp dụng chính sách đại xá:
Áp dụng trên phương diện rộng, với hàng loạt hành vi phạm tội hoặc người phạm tội theo điều kiện nhất định.
– Hậu quả pháp lý chính sách đại xá:
Như đã phân tích, việc thực hiện và ban hành chính sách đại xá thể hiện sự khoan hồng, mang bản chất là tha tội hoàn toàn cho chủ thể là người phạm tội nên người được áp dụng biện pháp đại xá sẽ được xác định từ người phạm tội thành người không có tội, và sẽ không có án tích khi xem xét về lý lịch tư pháp. Người phạm tội sau khi được đại xá thì sẽ trở thành một công dân bình thường.
– Văn bản pháp lý quy định về vấn đề đại xá:
Chỉ được nêu tên trong Hiến pháp năm 2013, và
3. Phân biêt đại xá và đặc xá:
Dựa trên thực tế và các quy định của pháp luật được nêu cụ thể bên trên, có thể phân biệt đại xá và đặc xá qua các tiêu chí cụ thể như sau:
Tiêu chí | Đại xá | Đặc xá |
Định nghĩa | Đại xá được hiểu là sự khoan hồng của Nhà nước nhằm tha tội hoàn toàn cho một số loại tội phạm nhất định với hàng loạt các chủ thể là người phạm tội nhân sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị của đất nước. | Đặc xá được hiểu là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt. (Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Đặc xá 2018) |
Bản chất | Bản chất của đại xá là tha, miễn hình phạt hoặc giảm nhẹ hình phạt cho một số loại tội phạm hoặc một loạt người phạm tội đã hoăc chưa bị truy tố, xét xử, thi hành án. | Bản chất của đặc xá là miễn toàn bộ hoặc một phần hình phạt hoặc giảm nhẹ hình phạt, kể cả miễn trách nhiệm hình sự hoặc xóa án đối với một hoặc một số người nhất định hoặc một số đông người đang chấp hành hình phạt, trong trường hợp họ lập được công lớn hoặc đã quá già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo. |
Thẩm quyền quyết định | Quốc hội có thẩm quyền ban hành quyết định đại xá. | Chủ tịch nước có thẩm quyền ban hành quyết định đặc xá. |
Đối tượng áp dụng | Chủ thể là người phạm tội trong bất kỳ giai đoạn nào, từ truy tố, xét xử đến thi hành án. | Áp dụng cho người phạm tội đang trong giai đoạn thi hành án phạt tù (tù có thời hạn, tù chung thân). |
Thời điểm thực hiện | Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể về thời điểm đại xá. Tuy nhiên, đại xá thường được thực hiện vào những dịp quan trọng trong đời sống chính trị của đất nước. | – Nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước. – Trong trường hợp đặc biệt để đáp ứng yêu cầu đối nội, đối ngoại của Nhà nước. (Căn cứ theo Điều 5 Luật Đặc xá năm 2018) |
Cơ sở ra quyết định | Quyết định đại xá thường được đưa ra trong phiên họp Quốc hội và được các đại biểu thống nhất thông qua. | – Người đề nghị đặc xá đáp ứng được điều kiện quy định tại Điều 11 Luật Đặc xá năm 2018. – Có đơn đề nghị đặc xá gửi đến Chủ tịch nước. |
Hậu quả pháp lý | Chủ thể là người được đại xá trở thành người không có tội. Đồng thời, cũng không có án tích trong lý lịch tư pháp của mình. | Người được đặc xá được miễn chấp hành hình phạt còn lại nhưng không được xóa án tích ngay và vẫn có tiền án trong lý lịch tư pháp. |
4. Ý nghĩa của việc đại xá tại Việt Nam:
Mỗi chúng ta đều đã biết, trong lịch sử gây dựng đất nước và giữ nước của dân tộc, ông cha ta vẫn luôn lấy nhân nghĩa làm trọng, và câu nói “đánh kẻ chạy đi, không ai nỡ đánh người quay lại” đã trở thành một đạo lý, một phương châm để đối nhân xử thế đáng quý của người Việt Nam.
Nhằm mục đích có thể phát huy truyền thống nhân đạo đó của dân tộc, với chính sách khoan hồng đại xá của Đảng ta, không biết đã có bao nhiêu phạm nhân đã được hoàn lương, trở về hoà nhập với cộng đồng, trở thành những con người lương thiện hơn và sống có ích cho gia đình, xã hội.
Bên cạnh đó, những người được đại xá sẽ được Nhà nước hỗ trợ tìm việc làm, giúp đỡ trong việc tái hoà nhập với cộng đồng, gia đình, để họ không quá mặc cảm, tự ti về bản thân. Hành động này cũng mang ý nghĩa nhân văn to lớn, từ đó cũng đã góp phần quan trọng giúp hạn chế việc những người đã được ân xá đó lại đi vào những con đường sai trái như trước đây.
Từ đó chúng ta có thể nói rằng, đại xá là một hành động mang ý nghĩa xã hội và nhân đạo cao cả.
Đại xá như vậy cũng chính là một chủ trương lớn, có ý nghĩa chính trị quan trọng, khẳng định chính sách khoan hồng đặc biệt của Đảng, Nhà nước và thể hiện truyền thống nhân đạo của dân tộc ta đối với các chủ thể là những người phạm tội bị kết án phạt tù. Bên cạnh đó chính sách này cũng sẽ động viên, khuyến khích người bị kết án đang chấp hành hình phạt tù ăn năn hối cải, tích cực học tập, lao động, cải tạo để được hưởng đặc xá; giúp đỡ người đặc xá ổn định cuộc sống, phấn đấu rèn luyện trở thành người có ích cho xã hội.