Hầu hết chúng ta đều thấy rằng các thủ tục liên quan đến thuế đều không dễ dàng để thực hiện, một trong số nhiều lý do dẫn đến tình trạng này là do về các thủ tục phức tạp. Chính vì vậy, nhu cầu sử dụng dịch vụ liên quan đến công việc ngày một nhiều hơn. Cùng tìm hiểu các quy định về đại lý thuế.
Mục lục bài viết
1. Đại lý thuế là gì?
Đại lý thuế là tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ về làm các thủ tục thuế, là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ có điều kiện. Đại lý thuế được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Doanh nghiệp, thực hiện các thủ tục liên quan đến thuế theo thỏa thuận với cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ nộp thuế.
Trong thực hiện hợp đồng dịch vụ làm các thủ tục thuế, đại lý thuế có quyền:
– Thực hiện các thủ tục về thuế theo thỏa thuận với khách hàng.
– Yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ thông tin, chứng từ, tài liệu liên quan một cách chính xác.
– Thực hiện các quyền của chủ thể nộp thuế theo quy định của pháp luật thuế.
– Được các cơ quan nhà nước hỗ trợ:
+ Giới thiệu, cung cấp, hướng dẫn cái đặt, hướng dẫn sử dụng các phần mềm kê khai thuế trực tuyến.
+ Nằm trong danh sách các đối tượng được mời tham dự các lớp đào tạo, tập huấn, phổ biến quy định về thuế, chính sách thuế cũng như nghiệp vụ thuế.
Khi thực hiện hoạt động kinh doanh cung cấp dịch vụ làm các thủ tục về thuế, đại lý thuế có trách nhiệm:
– Ký hợp đồng với cá nhân, tổ chức nộp thuế và thực hiện theo các điều khoản đã thỏa thuận.
– Thực hiện khai, ký tên, đóng dấu của tổ chức lên tờ khai, hồ sơ, chứng từ thuế, quyết toán thuế, hồ sơ miễn giảm thuế theo quy định.
– Cung cấp tài liệu, chứng từ về việc kê khai, nộp, quyết toán thuế… của cá nhân, tổ chức nộp thuế cho cơ quan nhà nước.
– Không được thông đồng thực hiện các hành vi trốn thuế, gian lận thuế. Nếu có phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
– Giữ bí mật thông tin cho khách hàng sử dụng dịch vụ của đại lý thuế. Nếu có hành vi không thực hiện trách nhiệm này mà gây ra hậu quả thì đại lý thuế phải chịu trách nhiệm bồi thường.
– Báo cáo tình trạng với cơ quan quản lý nhà nước về thuế trong một số trường hợp nhất định.
2. Điều kiện thi và cấp chứng chỉ đại lý thuế:
Đại lý thuế là doanh nghiệp, chi nhánh của doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện và được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế. Doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế thực hiện đăng ký với Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để được cấp giấy xác nhận đủ điều kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế.
Chính vì vậy, để có thể thực hiện được hoạt động này thì những tổ chức này cần đảm bảo đủ điều kiện để thi và được cấp chứng chỉ đại lý thuế.
2.1. Điều kiện cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế:
– Là doanh nghiệp đã được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
– Có ít nhất 02 người được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế, làm việc toàn thời gian tại doanh nghiệp.
Về thủ tục cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế được thực hiện như sau:
– Hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế;
+ Bản chụp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế của các cá nhân làm việc tại doanh nghiệp;
+ Bản sao
– Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế cho doanh nghiệp trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trường hợp từ chối cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế phải đạt được các tiêu chuẩn sau:
– Người được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế phải có các tiêu chuẩn sau đây:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
+ Có trình độ từ đại học trở lên thuộc chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán hoặc chuyên ngành khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
+ Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán, thuế từ 36 tháng trở lên sau khi tốt nghiệp đại học;
+ Đạt kết quả kỳ thi lấy chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế.
Kỳ thi lấy chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế gồm môn pháp luật về thuế và môn kế toán.
– Người có chứng chỉ kiểm toán viên hoặc chứng chỉ kế toán viên do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định thì được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế mà không phải tham gia kỳ thi lấy chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế.
– Người có chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế làm việc tại đại lý thuế gọi là nhân viên đại lý thuế. Nhân viên đại lý thuế phải tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức.
2.2. Cung cấp dịch vụ làm thủ tục về thuế:
– Dịch vụ do đại lý thuế cung cấp cho người nộp thuế theo hợp đồng bao gồm:
+ Thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, lập hồ sơ đề nghị miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế và các thủ tục về thuế khác thay người nộp thuế;
+ Dịch vụ tư vấn thuế;
+ Dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại Điều 150 của Luật này. Doanh nghiệp siêu nhỏ được xác định theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
– Đại lý thuế có quyền, nghĩa vụ sau đây:
+ Thực hiện các dịch vụ với người nộp thuế theo thỏa thuận trong hợp đồng;
+ Tuân thủ quy định của Luật này, pháp luật về thuế và quy định khác của pháp luật có liên quan trong hoạt động hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế;
+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chịu trách nhiệm trước người nộp thuế về nội dung dịch vụ đã cung cấp.
– Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế.
3. Những điều kiện của cá nhân làm nhân viên đại lý thuế:
3.1. Điều kiện dự thi chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế:
Người dự thi lấy chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế là người Việt Nam hoặc người nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam từ 12 tháng trở lên, phải có đủ các điều kiện sau đây:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
+ Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc ngành, chuyên ngành kinh tế, thuế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các chuyên ngành khác mà có tổng số đơn vị học trình hoặc tín chỉ hoặc tiết học của các môn học kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, thuế, phân tích hoạt động tài chính từ 7% trở lên trên tổng số học trình hoặc tín chỉ hoặc tiết học cả khóa học;
+ Có thời gian công tác thực tế về thuế, tài chính, kế toán, kiểm toán từ 36 tháng trở lên. Thời gian công tác thực tế được tính cộng dồn từ thời gian tốt nghiệp ghi trên bằng đại học (hoặc sau đại học) đến thời điểm đăng ký dự thi;
+ Nộp đầy đủ hồ sơ dự thi, chi phí dự thi theo quy định.
– Hồ sơ dự thi chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế
Người đăng ký dự thi cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế gửi hồ sơ dự thi đến hội đồng thi qua cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, bao gồm:
+ Đơn đăng ký dự thi
+ Bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học theo quy định; nếu bằng tốt nghiệp không thuộc ngành, chuyên ngành kinh tế, thuế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, người dự thi phải nộp kèm bảng điểm ghi rõ số đơn vị học trình hoặc tín chỉ hoặc tiết học của tất cả các môn học (bản scan);
+
+ Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) trong trường hợp cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa đưa vào vận hành hoặc hộ chiếu (đối với người nước ngoài) còn hiệu lực đến thời điểm đăng ký dự thi (bản scan);
+ Một ảnh màu 3×4 cm nền trắng chụp trong thời gian 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự thi (file ảnh).
Trường hợp đăng ký thi tiếp môn thi chưa thi hoặc thi lại môn thi chưa đạt yêu cầu, người dự thi gửi hồ sơ dự thi đến hội đồng thi qua cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế gồm các tài liệu theo quy định.
3.2. Những người sau đây không được làm nhân viên đại lý thuế:
+ Cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân công an;
+ Người đang bị cấm hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế, kế toán, kiểm toán theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Người đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế liên quan đến thuế, tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Người bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế, về kế toán, kiểm toán mà chưa hết thời hạn 06 tháng kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt trong trường hợp bị phạt cảnh cáo hoặc chưa hết thời hạn 01 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt bằng hình thức khác.
– Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về việc tổ chức thi, điều kiện miễn môn thi; thủ tục cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế; việc cập nhật kiến thức của nhân viên đại lý thuế.