Hiện nay, du lịch đã trở thành nhu cầu của nhiều người dân trong và ngoài nước. Ngày nay, người dân lựa chọn việc đi du lịch thông qua việc sử dụng dịch vụ tại các đại lý lữ hành. Vậy đại lý lữ hành là gì? Điều kiện để kinh doanh đại lý lý hành được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Đại lý lữ hành là gì?
- 2 2. Pháp luật quy định như thế nào về điều kiện để kinh doanh đại lý lữ hành?
- 3 3. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành:
- 4 4. Trình tự, thủ tục xin cấp phép kinh doanh lữ hành nội địa:
- 4.1 4.1. Chuẩn bị hồ sơ xin cấp phép kinh doanh lữ hành nội địa:
- 4.2 4.2. Cá nhân, tổ chức đăng ký cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nộp hồ sơ tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền:
- 4.3 4.3. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch giải quyết yêu cầu cấp phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cho cá nhân, tổ chức đã nộp hồ sơ:
1. Đại lý lữ hành là gì?
Đại lý lữ hành (tiếng Anh gọi là: Travel agent) được hiểu là một đơn vị, tổ chức kinh doanh các dịch vụ đưa đón, đăng ký nơi thường trú, vận chuyển hoặc hướng dẫn thăm quan, bán các chương trình du lịch của các doanh nghiệp lữ hành. Đại lý lữ hành còn cung cấp các thông tin du lịch và tư vấn cho khách sử dụng dịch vụ du lịch để lấy hoa hồng.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 40
2. Pháp luật quy định như thế nào về điều kiện để kinh doanh đại lý lữ hành?
Căn cứ theo quy định tại Điều 40 Luật Du lịch năm 2017 thì điều kiện thành lập công ty lữ hành hay kinh doanh đại lý lữ hành được quy định như sau:
– Cá nhân, tổ chức có nhu cầu kinh doanh đại lý lữ hành thì phải thực hiện đăng ký kinh doanh tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép kinh doanh;
– Cá nhân, tổ chức có nhu cầu kinh doanh đại lý du lịch lữ hành phải thực hiện nghĩa vụ ký kết hợp đồng đại lý với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành. Theo đó, hợp đồng đại lý lữ hành phải được thành lập dưới dạng văn bản giữa bên giao đại lý là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với bên nhận làm đại lý là cá nhân, tổ chức kinh doanh đại lý lữ hành. Theo đó hợp đồng dịch vụ giữa công ty lữ hành và đại lý lữ hành phải được lập thành văn bản và thể hiện các nội dung sau:
+ Tên, địa chỉ của bên giao đại lý và bên nhận đại lý lữ hành;
+ Chương trình du lịch, giá bán chương trình du lịch được giao cho đại lý, mức hoa hồng đại lý, thời điểm thanh toán;
+ Quyền và trách nhiệm của các bên;
+ Thời hạn hiệu lực của hợp đồng đại lý.
– Cá nhân, tổ chức có nhu cầu kinh doanh đại lý lữ hành phải thông báo cho cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực du lịch cấp tỉnh thuộc địa phương nơi mở đại lý ở thời điểm bắt đầu thực hiện hoạt động kinh doanh, địa điểm kinh doanh cũng như thông tin về doanh nghiệp giao đại lý lữ hành;
– Cá nhân, tổ chức kinh doanh đại lý lữ hành không được tự ý tổ chức thực hiện chương trình du lịch bởi vì đại lý chỉ được tư vấn và giới thiệu khách hàng sử dụng dịch vụ để nhận hoa hồng và chỉ được thực hiện theo chương trình du lịch được quy định trong nội dung và giá được quy định trong hợp đồng đại lý giữa công ty và đại lý lữ hành.
Lưu ý, khi khách du lịch mua dịch vụ, chương trình du lịch tại đại lý lữ hành thì Hợp đồng dịch vụ được lập giữa đại lý lữ hành và khách hàng sử dụng dịch vụ và trong hợp đồng đó phải ghi rõ thông tin (tên, địa chỉ) của đại lý lữ hành bởi một công ty du lịch lữ hành sẽ có nhiều đại lý. Điều này bảo đảm cho việc chi trả hoa hồng đúng như thoả thuận giữa công ty với đại lý phát sinh dịch vụ.
3. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành:
Căn cứ theo quy định tại Điều 37 Luật Du lịch năm 2017 thì doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa có quyền và nghĩa vụ được quy định như sau:
– Thực hiện xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các dịch vụ du lịch và các chương trình du lịch cho khách hàng theo phạm vi đã đăng ký kinh doanh trong Giấy phép được cấp;
– Đảm bảo duy trì các điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành;
– Khi kinh doanh dịch vụ lữ hành thì cần phải đảm bảo nguyên tắc công khai tên doanh nghiệp, số giấy phép kinh doanh, các thông tin địa chỉ có trụ sở, chi nhánh, văn phòng giao dịch,,,;
– Cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin về chương trình, dịch vụ du lịch cung cấp cho khách hàng;
– Thực hiện nghĩa vụ mua bảo hiểm du lịch cho khách hàng khi khách hàng sử dụng dịch vụ du lịch và tham gia du lịch theo chương trình du lịch, trừ trường hợp khách hàng sử dụng dịch vụ du lịch cửa cơ sở kinh doanh dịch vụ lữ hành đã có bảo hiểm cho toàn bộ chương trình du lịch;
– Khi kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành thì phải bảo đảm việc sử dụng hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn khách hàng trong quá trình tham gia du lịch theo hợp đồng dịch vụ lữ hành đã ký. Bên cạnh đó, cơ sở kinh doanh hoạt động lữ hành phải chịu toàn bộ trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên du lịch trong thời gian hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ du lịch theo hợp đồng dịch vụ đã ký kết;
– Khi kinh doanh dịch vụ du lịch thì doanh nghiệp, chi nhánh kinh doanh phải chịu trách nhiệm phổ biến và hướng dẫn khách du lịch sử dụng dịch vụ tuân thủ theo quy định của doanh nghiệp, quy định của pháp luật và quy chế nơi đến tham quan, du lịch. Cơ sở kinh doanh dịch vụ lữ hành phải biết phối hợp chặt chẽ với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật của khách du lịch trong thời gian du lịch theo chương trình đã ký kết trong hợp đồng…
Ngoài ra, doanh nghiệp hay các đại lý kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành còn phải thực hiện theo các quyền và nghĩa vụ khác được quy định cụ thể trong điều luật này.
4. Trình tự, thủ tục xin cấp phép kinh doanh lữ hành nội địa:
Để đăng ký kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa thì cá nhân hay tổ chức có nhu cầu kinh doanh cần thực hiện xin cấp phép kinh doanh dịch vụ này theo trình tự, thủ tục sau:
4.1. Chuẩn bị hồ sơ xin cấp phép kinh doanh lữ hành nội địa:
Cá nhân, tổ chức có nhu cầu kinh doanh lữ hành nội địa cần chuẩn bị hồ sơ căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật du lịch năm 2017 cũng như
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa theo Mẫu số 04 được ban hành kèm theo Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL;
– Bản sao có công chứng, chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty lữ hành;
– Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;
– Bản sao công chứng, chứng thực
– Bản sao công chứng, chứng thực các văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách việc kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành.
4.2. Cá nhân, tổ chức đăng ký cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nộp hồ sơ tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền:
Sau khi chuẩn bị hồ sơ gồm đầy đủ giấy tờ nêu trên thì cá nhân hoặc tổ chức có yêu cầu cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa sẽ nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về lĩnh vực du lịch cấp tỉnh nơi mà doanh nghiệp kinh doanh có trụ sở. Cụ thể hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa sẽ nộp tại Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch nơi có trụ sở kinh doanh.
Theo đó, cán bộ của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trong trường hợp xét thấy hồ sơ chưa đầy đủ, chưa bảo đảm tính pháp lý của giấy tờ thì cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm thông báo và hướng dẫn người đi nộp hồ sơ bổ sung, chỉnh sửa giấy tờ, tài liệu để hồ sơ bảo đảm tính hợp lệ. Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ và đảm bảo tính hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận nhận hồ sơ, ghi vào sổ tiếp nhận và ghi Biên bản giao nhận cho người đi nộp hồ sơ.
4.3. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch giải quyết yêu cầu cấp phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cho cá nhân, tổ chức đã nộp hồ sơ:
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tiếp nhận hồ sơ hợp lệ thì Sở phải có trách nhiệm thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cho cá nhân, tổ chức đăng ký. Trong trường hợp không giải quyết việc cấp phép thì cán bộ Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối cấp phép gửi về cho cá nhân, tổ chức đó.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Du lịch năm 2017;
– Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch.