Bên cạnh các loại hình doanh nghiệp chúng ta thường hay thấy đó chính là đơn vị hợp tác xã. Và cũng giống như những doanh nghiệp, hợp tác xã để đảm bảo nguyên tắc hoạt động công bằng, minh bạch, quyền lợi của các xã viên hợp tác xã pháp luật nước ta quy định Đại hội xã viên.
Mục lục bài viết
1. Đại hội xã viên là gì?
Trước khi hiểu được khái niệm về đại hội xã viên là gì, tác giả sẽ giới thiệu cho các bạn đọc hiểu về khái niệm xã viên hợp tác xã là gì?
Xã viên hợp tác xã chính là người góp vốn, góp công sức vào quá trình thành lập, xây dựng hợp tác xã. Và đây là những người có quốc tịch Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, nhận thức được hành vi của mình và phải là người tự nguyện xin gia nhập vào hợp tác xã.
Theo đó, đại hội xã viên được hiểu là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của Hợp tác xã. Đây là cơ quan được tổ chức dưới hình thức đại toàn thể hoặc đại hội đại biểu. Đại hội xã viên hoạt động, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật hợp tác xã.
Đại hội xã viên dịch sang tiếng Anh như sau: Congress of cooperative members
Luật hợp tác xã: Cooperative Law
Hoạt động: Work
Quyết định: Decision
Cơ cấu: Structure
2. Quy định về đại hội thành viên hợp tác xã:
- Đại hội thành viên có quyền quyết định cao nhất của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Đại hội thành viên gồm đại hội thành viên thường niên và đại hội thành viên bất thường. Đại hội thành viên được tổ chức dưới hình thức đại hội toàn thể hoặc đại hội đại biểu (sau đây gọi chung là đại hội thành viên). Đại hội thành viên có quyền và nhiệm vụ theo quy định tại Điều 32 của Luật Hợp tác xã như quyền thông qua
báo cáo tài chính , kết quả kiểm toán nội bộ, lên phương án phân phối thu nhập và xử lý khoản lỗ, khoản nợ, lên kế hoạch, phương án sản xuất, kinh doanh hiệu quả cùng các thành viên khác, hoặc các vấn đề liên quan đến việc huy động vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp… - Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có 100 thành viên, hợp tác xã thành viên trở lên có thể tổ chức đại hội đại biểu thành viên. Tuy nhiên, việc tổ chức này cần phải đảm bảo về tiêu chuẩn đại biểu và trình tự, thủ tục bầu đại biểu tham dự đại hội đại biểu thành viên do điều lệ quy định và không được trái với quy định của pháp luật. Số lượng đại biểu tham dự đại hội đại biểu sẽ phụ thuộc vào điều lệ tại Hợp tác xã quy định nhưng cần đảm bảo các về tỷ lệ như sau:
+ Đối với hợp tác xã có số lượng thành viên hoặc liên hiệp hợp tác xã có từ trên 100 đến 300 thành viên, hợp tác xã thành viên thì không được ít hơn 30% tổng số thành viên, hợp tác xã thành viên.
+ Đối với hợp tác xã có từ trên 100 đến 300 thành viên, hợp tác xã thành viên thì yêu cầu bắt buộc tổng số thành viên, hợp tác xã thành viên không được ít hơn 30%.
+ Đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có từ trên 300 đến 1000 thành viên, hợp tác xã viên thì tỷ lệ thành viên tham dự không được ít hơn 20%.
+ Đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có trên 1000 thành viên, hợp tác xã thành viên thì không được ít hơn 200 đại biểu đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Việc quy định các tỷ lệ thành viên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tham dự cuộc họp Đại hội đồng thành viên theo tỷ lệ nêu trên nhằm mục đích giúp cho hợp tác xã đảm bảo nguyên tắc đa số, vừa thể hiện được ý chí nguyện vọng của các thành viên tham dự, vừa bảo vệ quyền lợi của các thành viên không tham dự cuộc họp. Với tỷ lệ quy định nêu trên sẽ phù hợp với vai trò và tầm quan trọng của những nội dung được đề cử trong cuộc họp, bắt buộc các thành viên trong đơn vị phải dành thời gian tham gia để có thể thực hiện được quyền lợi của bản thân.
- Đại biểu tham dự đại hội đại biểu thành viên phải thể hiện được ý kiến, nguyện vọng của những thành viên, hợp tác xã thành viên, vì lợi ích của của tổ chức không vì bất kỳ một cá nhân nào, đảm bảo công bằng, minh bạch và rõ ràng. Đồng thời, có trách nhiệm thông tin về kết quả đại hội cho tất cả thành viên, hợp tác xã thành viên mà mình đại diện đầy đủ những thông tin, nội dung được trao đổi tại cuộc họp đại biểu thành viên. Việc thông báo có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức nhau nhưng vẫn đảm bảo truyền đạt nội dung, thông tin được đầy đủ và chính xác.
3. Quyền hạn và nhiệm vụ của đại hội thành viên:
Đại hội thành viên có quyền quyết định các nội dung sau đây:
- Thông qua báo cáo kết quả hoạt động trong năm;
báo cáo hoạt động của hội đồng quản trị và ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên; - Phê duyệt báo cáo tài chính, kết quả kiểm toán nội bộ liên quan đến thuế, doanh thu,
- Phương án phân phối thu nhập và xử lý khoản lỗ, khoản nợ; lập, tỷ lệ trích các quỹ; phương án tiền lương và các khoản thu nhập cho người lao động đối với hợp tác xã tạo việc làm;
- Phương án sản xuất, kinh doanh;
- Đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất;
- Góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp, liên doanh, liên kết; thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện; tham gia liên hiệp hợp tác xã, tổ chức đại diện của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Tăng, giảm vốn điều lệ, vốn góp tối thiểu; thẩm quyền quyết định và phương thức huy động vốn;
- Xác định giá trị tài sản và tài sản không chia;
- Cơ cấu tổ chức của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Việc thành viên hội đồng quản trị đồng thời là giám đốc (tổng giám đốc) hoặc thuê giám đốc (tổng giám đốc);
- Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị, thành viên hội đồng quản trị, trưởng ban kiểm soát, thành viên ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên; tăng, giảm số lượng thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát;
- Chuyển nhượng, thanh lý, xử lý tài sản cố định;
- Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Sửa đổi, bổ sung điều lệ;
- Mức thù lao, tiền thưởng của thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên; tiền công, tiền lương và tiền thưởng của giám đốc (tổng giám đốc), phó giám đốc (phó tổng giám đốc) và các chức danh quản lý khác theo quy định của điều lệ;
- Chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên trong trường hợp thành viên, hợp tác xã thành viên bị khai trừ, hoặc tại thời điểm cam kết góp đủ vốn, thành viên, hợp tác xã thành viên không góp vốn hoặc góp vốn thấp hơn vốn góp tối thiểu trong điều lệ và một số trường hợp khác thì hội đồng quản trị trình đại hội thành viên quyết định sau khi có ý kiến của ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên.
- Những nội dung khác do hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên hoặc ít nhất một phần ba tổng số thành viên, hợp tác xã thành viên đề nghị.
Như vậy, quyền hạn và nhiệm vụ của đại biểu thành viên được quy định rõ ràng tại Luật hợp tác xã, mọi vấn đề liên quan đến tài chính, tổ chức, cơ cấu đều phải được tiến hành tổ chức cuộc họp và thông qua ý kiến của tất cả thành viên. Việc triệu tập có thể được diễn ra thường niên hoặc trong trường hợp bất thường. Các nội dung được bàn tại cuộc họp chủ yếu xoay quanh các vấn đề liên quan để kịp thời xử lý, giải quyết những vấn đề ảnh hưởng đến hợp tác xã.
4. Chuẩn bị đại hội thành viên:
- Người triệu tập đại hội thành viên phải lập danh sách thành viên, hợp tác xã thành viên, đại biểu thành viên có quyền dự họp; chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu và dự thảo nghị quyết; xác định thời gian, địa điểm và gửi giấy mời đến thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc đại biểu thành viên dự họp. Giấy mời họp phải kèm theo chương trình, tài liệu liên quan đến nội dung đại hội thành viên ít nhất 07 ngày trước ngày đại hội thành viên khai mạc.
- Nội dung chương trình đại hội có thể thay đổi khi có ít nhất một phần ba tổng số thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc đại biểu thành viên trở lên kiến nghị điều chỉnh về cùng một nội dung bằng văn bản. Nội dung kiến nghị phải được gửi đến người triệu tập họp chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày khai mạc. Kiến nghị phải ghi rõ tên thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc đại biểu thành viên và nội dung kiến nghị đưa vào chương trình.
- Người triệu tập đại hội thành viên chỉ có quyền từ chối kiến nghị được trình lên nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Kiến nghị được gửi đến không đúng thời hạn hoặc không phù hợp với nội dung đại hội thành viên;
+ Nội dung kiến nghị không thuộc thẩm quyền quyết định của đại hội thành viên;
+ Trường hợp khác theo quy định của điều lệ.
- Trường hợp không chấp thuận kiến nghị, người triệu tập phải báo cáo đại hội thành viên trước khi quyết định chương trình đại hội thành viên.
Các kiến nghị được chấp thuận phải được đưa vào chương trình dự kiến. Chương trình đại hội thành viên phải được đại hội thành viên biểu quyết thông qua.
Như vậy, muốn được triệu tập cuộc họp đại hội đồng thành viên thì người có quyền triệu tập cần phải chuẩn bị những công việc được quy định trên và gửi đến những thành viên, hợp tác xã thành viên, đại biểu thành viên được tham dự cuộc họp. Và có nghĩa vụ đưa những nội dung kiến nghị vào chương trình họp để có thể được giải quyết và xử lý kịp thời trách gây tổn thất nặng nề cho các thành viên hợp tác.
5. Biểu quyết trong đại hội thành viên:
– Các nội dung sau đây được đại hội thành viên thông qua khi có ít nhất 75% tổng số đại biểu có mặt biểu quyết tán thành:
+ Sửa đổi, bổ sung điều lệ;
+ Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
+ Đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
– Các nội dung không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này được thông qua khi có trên 50% tổng số đại biểu biểu quyết tán thành.
– Mỗi thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc đại biểu thành viên tham dự đại hội thành viên có một phiếu biểu quyết. Phiếu biểu quyết có giá trị ngang nhau, không phụ thuộc vào số vốn góp hay chức vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc đại biểu thành viên.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về đại hội xã viên là gì và quy định về đại hội thành viên hợp tác xã. Trường hợp có thắc mắc xin vui lòng liên hệ để được giải đáp cụ thể.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: