Người đại diện theo pháp luật là gì? Đại diện theo pháp luật của cá nhân theo Bộ luật dân sự? Chấm dứt đại diện theo pháp luật đối với cá nhân? Những trường hợp không được phép làm người đại diện?
Khi nhắc tới người đại diện chắc hẳn chúng ta không còn xa lạ với cụm từ này, bởi hình thức này cũng đang được sử dụng rất phổ biến với các mục đích như việc cá nhân hay pháp nhân nhân danh người nào đó thực hiện các công việc nhất định để xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự cho cá nhân hay pháp nhân đó. Vậy cụ thể pháp luật quy định như thế nào về Đại diện theo pháp luật của cá nhân theo Bộ luật dân sự? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.
Cơ sở pháp lý:
Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568
1. Người đại diện theo pháp luật là gì?
Người đại diện theo pháp luật được pháp luật Việt Nam quy định rất cụ thể về đại diện theo pháp luật, căn cứ dựa theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015 và căn cứ theo đó chúng ta có thể hiểu về đại diện theo pháp luật có thể là cá nhân cũng có thể là một tổ chức pháp nhân, những người này đóng vai trò, trách nhiệm nhân danh quyền, lợi ích của những cá nhân, pháp nhân khác và hoạt động vì lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân đó, thực hiện xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Cá nhân, pháp nhân đại diện được gọi chung là người đại diện, cá nhân, pháp nhân giao quyền được gọi chung là người được đại diện. Theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015 (bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2017):
“Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.”
Theo đó có thể thấy không chỉ cá nhân, mà pháp nhân (công ty, tổ chức xã hội …) hoặc chủ thể khác đều có quyền và có thể xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự (như mua bán hàng hóa, ký hợp đồng cho thuê nhà…) thông qua người đại diện của mình dựa trên các quy định về đại diện theo pháp luật dân sự đề ra. Bên cạnh đó cá nhân không được để người khác đại diện cho mình trong trường hợp mà pháp luật quy định đó là khi họ phải tự mình xác lập và tự mình thực hiện giao dịch đó theo quy định của pháp luật. Như vậy có thể thấy đây là những giao dịch liên quan đến quyền nhân thân và nó vốn có đặc tính không thể chuyển giao cho người khác được. Ví dụ: một người chồng không thể ủy quyền cho một người khác đại diện để “làm chồng” đối với người vợ của mình.
Như vậy, từ những nội dung chúng tôi đã phân tích như trên có thể thấy rằng người đại diện theo pháp luật là người do pháp luật hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, để đại diện cho một cá nhân hay tổ chức nào đó thực hiện các giao dịch hay hành vi dân sự, hành chính… theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Đại diện theo pháp luật của cá nhân theo Bộ luật dân sự
Người đại diện theo pháp luật của cá nhân được xác định căn cứ vào điều 136 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định cụ thể như sau:
– Cha, mẹ đối với con chưa thành niên, theo đó cha, mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên chứ không phải người giám hộ đương nhiên của con chưa thành niên.
– Người giám hộ đối với người được giám hộ. Như vậy người giám hộ đối với người được giám hộ là cá nhân cũng là người đại diện
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
+ Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
+ Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.
– Cần lưu ý đó là người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.
+ Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện: Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện sẽ trở thành người đại diện theo pháp luật của cá nhân trong trường hợp không xác định được cha mẹ của con chưa thành niên hoặc người giám hộ đối với người được giám hộ theo quy định của pháp luật.
+ Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự: Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, tức là người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì người do Tòa án chỉ định sẽ trở thành người đại diện theo pháp luật của người này.
Kết luận: Pháp luật đã có quy định rất cụ thể và chi tiết đối với vấn đề đại diện theo pháp luật đối với cá nhân. Theo đó người đại diện theo pháp luật của cá nhân phải tuân thủ theo quy định mà pháp luật đề ra và cần lưu ý về các trường hợp không được đại diện theo quy định.
3. Chấm dứt đại diện theo pháp luật đối với cá nhân
Theo quy định của pháp luật thì việc chấm dứt đại diện theo pháp luật cũng như các quan hệ pháp luật dân sự khác, đại diện không tồn tại mãi. Đại diện chấm dứt khi xảy ra những điều kiện pháp lý nhất định. Khi chấm dứt, mọi hậu quả pháp lý phát sinh từ giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện đều không có giá trị pháp lý đối với người được đại diện.
+ Đối với cá nhân
+ Đại diện theo pháp luật của cá nhân
+ Đối với trường hợp mà người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục. Trong trường hợp này người được đại diện đã đầy đủ năng lực hành vi dân sự để tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật, quan hệ đại diện không cần phải tiếp tục tồn tại.
+ Người được đại diện là cá nhân chết.
+ Các trường hợp khác do pháp luật quy định.
Như vậy, pháp luật quy định về chấm dứt đại diện theo pháp luật đối với pháp nhân, khi thực hiện chấm dứt đại diện thì sẽ phát sinh một số hậu quả pháp lý như đã nêu ở trên, trong trường hợp chấm dứt đại diện theo pháp luật của đương sự đó là cá nhân mà đương sự được đại diện đã thành niên. Ngoài ra trường hợp chấm dứt đại diện theo ủy quyền thì đương sự hoặc người thừa kế của đương sự tham gia tố tụng hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật đề ra.
4. Những trường hợp không được phép làm người đại diện
Trường hợp không được phép làm người đại diện được thể hiện rõ trong quy định của pháp luật tại Điều 75
Theo quy định pháp luật đề ra tại Điều 75 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 pháp luật quy định những trường hợp không được làm người đại diện bao gồm những người sau:
+ Trường hợp không được phép làm người đại diện nếu người đại diện cũng chính là người đóng vai trò là đương sự đang tham gia cùng một vụ án đối với người được đại diện mà quyền mà khi này có thể xác định rõ quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập nhau;
– Trường hợp không được phép làm người đại diện nếu người đại diện theo pháp luật đó đang đại diện cho một đương sự khác đang tham gia quá trình tố tụng dân sự mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối nghịch với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện tại cùng một vụ án nhất định. Quy định vừa nêu trên được áp dụng đối với đại diện theo ủy quyền trong lĩnh vực tố tụng dân sự.
Theo đó, chúng ta có thể thấy pháp luật cũng quy định đối với cán bộ, công chức công tác, làm việc trong ngành Tòa án, Công an, Kiểm sát thì không được làm người đại diện trong lĩnh vực tố tụng dân sự, ngoại trừ trường hợp họ tham gia với tư cách đại diện cho chính mình khi tham gia tố tụng.
Ngoài ra theo quy định tại Điều 22 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP pháp luật quy định: Theo như pháp luật đã quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 75 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 về mặt nguyên tắc, người đang giữ vai trò là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một đương sự, thì người đó không được phép đồng thời giữ vai trò làm người đại diện theo pháp luật cho một đương sự khác trong cùng một vụ án, trong vụ án này, quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự này đối nghịch với nhau. Bên cạnh đó theo quy định tại Khoản 3 Điều 75 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 pháp luật cũng thể hiện quy định cán bộ, công chức công tác, làm việc, phục vụ trong ngành Tòa án, Công an, Kiểm sát chỉ được làm người đại diện khi họ là người đại diện theo pháp luật cho chính cơ quan họ công tác, làm việc hoặc là người đại diện theo ủy quyền do cơ quan của họ ủy quyền; hoặc khi họ là người đại diện theo pháp luật của đương sự trong vụ án theo tố tụng dân sự.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Đại diện theo pháp luật của cá nhân theo Bộ luật dân sự và các cơ sở pháp lý dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.