Sở hữu công nghiệp là khái niệm chỉ lĩnh vực pháp lý bảo hộ quyền sở hữu đối với các thành quả nghiên cứu triển khai có thể áp dụng công nghiệp.
1. Đại diện sở hữu công nghiệp
Sở hữu công nghiệp là khái niệm chỉ lĩnh vực pháp lý bảo hộ quyền sở hữu đối với các thành quả nghiên cứu triển khai có thể áp dụng công nghiệp.
Tại Việt Nam đối tượng Sở hữu công nghiệp có thể là: 1- sáng chế,2- giải pháp hữu ích,3- kiểu dáng công nghiệp,4- nhãn hiệu,6- chỉ dẫn địa lý,7- thiết kế bố trí mạch tích hợp, ngoài ra còn có tên thương mại và bí quyết kinh doanh.
Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp bao gồm:
– Đại diện cho tổ chức,cá nhân trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xác lập và bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp;
– Tư vấn về vấn đề liên quan đến thủ tục xác lập và thực thi quyền sở hữu công nghiệp;
– Các dịch vụ khác liên quan đến thủ tục xác lập và thực thi quyền sở hữu công nghiệp.
Đại diện sở hữu công nghiệp gồm tổ chức kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp và cá nhân hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp trong tổ chức đó (sau đây gọi là người đại diện sở hữu công nghiệp).
>>> Luật sư
2. Trách nhiệm của đại diện sở hữu công nghiệp
Theo điều 153, Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Đại diện sở hữu công nghiệp có trách nhiệm sau đây:
“-
Thông báo rõ các khoản,các mức phí và lệ phí liên quan đến thủ tục xác lập và bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp,các khoản và các mức phí dịch vụ theo bảng phí dịch vụ đã đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp;– Giữ bí mật thông tin,tài liệu được giao liên quan đến vụ việc mà mình đại diện;
– Thông tin trung thực và đầy đủ mọi
thông báo ,yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập và bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp; giao kịp thời văn bằng bảo hộ và các quyết định khác cho bên được đại diện;– Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên được đại diện bằng cách đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập và bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với bên được đại diện;
– Thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập và bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp mọi thay đổi về tên,địa chỉ và các thông tin khác của bên được đại diện khi cần thiết”.
Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp phải chịu trách nhiệm dân sự đối với người được đại diện về hoạt động đại diện do người đại diện sở hữu công nghiệp thực hiện nhân danh tổ chức.
3. Điều kiện kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp
Điều 154, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về điều kiện đại diện sở hữu công nghiệp như sau:
“1. Là doanh nghiệp,hợp tác xã,tổ chức hành nghề luật sư,tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật,trừ tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam;
2. Có chức năng hoạt động dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh);
3. Người đứng đầu tổ chức hoặc người được người đứng đầu tổ chức uỷ quyền phải đáp ứng các điều kiện hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 155 của Luật này”.