Đại diện giữa vợ và chồng theo Luật hôn nhân và gia đình 2014? Đại diện giữa vợ và chồng theo ủy quyền?
Trong các quan hệ xã hội thì điều được pháp luật quan tâm và chú ý đến đó là sự bình đẳng, quyền tự do công dân, đảm bảo các quyền và lợi ích của các chủ thể pháp luật khi tham gia vào các quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại,…Do đó, pháp luật Việt Nam hiện hành đã có những quy định về việc đại diện cho chủ thể khác tham vào các quan hệ xã hội thông qua cam kết, thỏa thuận các cá nhân có thể tựu do thỏa thuận giúp đỡ nhau và thỏa mãn lợi ích của nhau. Bên cạnh đó thì pháp
Vậy, trong
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
1. Đại diện giữa vợ và chồng theo Luật hôn nhân và gia đình 2014
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành luôn hướng đến các quyền bình đẳng, quyền tự do công dân, đảm bảo các quyền và lợi ích của các chủ thể trực tiếp hoặc gian tiếp tham gia vào các quan hệ xã hội pháp luật trong các giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại, lao động,… và các quan hệ xã hội khác. Bắt nguồn từ nguyên tắc tự do cam kết mà pháp luật đã quy định cho các chủ thể về vấn đề thỏa thuận trong luật dân sự do khuôn khổ pháp luật mà các cá nhân có thể tựu do thỏa thuận giúp đỡ nhau và thỏa mãn lợi ích của nhau. bên cạnh các quan hệ của các chủ thể thông thường được pháp luật dân sự nhắc đến thì quy định về quyền bình đẳng giữa vợ và chồng được pháp luật công nhận và bảo vệ. Do đó, vợ và chồng có quyền đại diện cho nhau và đại diện cho gia đình theo pháp luật và theo ủy quyền.
Nghĩa vụ đại diện giữa vợ và chồng là việc vợ, chồng thay mặt người kia khi người kia mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc một số trường hợp khác thực hiện trên giấy tờ chỉ đứng tên vợ hoặc chồng được giới hạn người đứng tên trên giấy tờ được phép đại diện.
Thứ nhất, Luật hôn nhân và gia đình 2014 là quy định cụ thể về các căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng như sau:
“1. Việc đại diện giữa vợ và chồng trong xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch được xác định theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng.
3. Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật thì người đó phải tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ có liên quan.”
Trong trường hợp một bên vợ, chồng mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì căn cứ vào quy định về giám hộ trong Bộ luật dân sự, Tòa án chỉ định người khác đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết việc ly hôn.
Trường hợp một bên vợ, chồng mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì căn cứ vào quy định về giám hộ trong Bộ luật dân sự, Tòa án chỉ định người khác đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết việc ly hôn.
Thứ hai, khoản 1 Điều 25 Luật hôn nhân và gia đình có quy định và việc đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh: “Trường hợp vợ, chồng kinh doanh chung thì người trực tiếp kinh doanh là người đại diện cho bên kia trong quan hệ kinh doanh đó, trừ trường hợp trước khi tham gia quan hệ kinh doanh, vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc Luật này và các luật liên quan có quy định khác.”
Trường hợp vợ chồng có thỏa thuận bằng văn bản về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó.
Luật hôn nhân và gia đình 2014 còn quy định về đại diện giữa vợ và chồng trong xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản chung có giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên vợ hoặc chồng. Trường hợp vợ hoặc chồng có tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản tự mình xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch với người thứ ba trái với quy định về đại diện giữa vợ và chồng của Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì giao dịch đó vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình được bảo vệ quyền lợi theo quy định của pháp luật.
Xuất phát từ việc bảo vệ lợi ích chung của gia đình, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chồng thì việc đặt ra vấn đề đại diện là vô cùng cần thiết. Như vậy có thể tránh việc các giao lưu dân sự giữa vợ, chồng với người thứ ba bị gián đoạn, hạn chế, tránh kìm hãm sự phát triển chung của xã hội.
2. Đại diện giữa vợ và chồng theo ủy quyền
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề vợ và chồng có thể thực hiện việc đại diện cho người kia theo pháp luật thì theo như quy định tại Khoản 2 Điều 24 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng”.
Từ đó, có thể thấy rằng đại diện theo uỷ quyền giữa vợ và chồng theo như quy định này thì chỉ được đặt ra khi vợ chồng tham gia vào những giao dịch bắt buộc phải có sự đồng ý của vợ hoặc chồng nhưng một bên không thể trực tiếp tham gia giao dịch thì có thể uỷ quyền cho người còn lại thực hiện giao dịch đó. Ngoài ra, người vợ hoặc người chồng đó có quyền thực hiện các giao dịch vì lợi ích của vợ chồng hoặc vì lợi ích của người uỷ quyền trong phạm vi được uỷ quyền với tư cách là người đại diện theo ủy quyền.
Dựa trên cơ sở quy định tại Điều 25 Luật định về đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh, chính vì vậy mà trong trường hợp vợ và chồng đưa tài sản chung vào kinh doanh thì áp dụng quy định tại Điều 36 của Luật hôn nhân và gia đình. Theo Điều 36 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định, trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó, thỏa thuận này phải được lập thành văn bản.
Mặt khác thì pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành cũng đã có các quy định vấn đề đại diện giữa vợ và chồng thực hiện việc nhân ủy quyền đứng tên trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với tài sản chung nhưng chỉ ghi tên vợ hoặc chồng. Chính việc đại diện giữa vợ và chồng trong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản chung có giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên vợ hoặc chồng được thực hiện theo quy định tại Điều 24 và Điều 25 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
Một giao dịch được xác định là vô hiệu khi vợ hoặc chồng có tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản tự mình xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch với người thứ ba trái với quy định về đại diện giữa vợ và chồng của Luật hôn nhân và gia đình. Ngoài ra, theo quy định của pháp luật mà người thứ ba ngay tình được bảo vệ quyền lợi sẽ là trường hợp được xác định là giao dịch này vẫn có hiệu lực và không bị coi là giao dịch vô hiệu theo như quy định của pháp luật hiện hành. Đồng thời, đối với quy định này đã phù hợp với thực tiễn của đời sống xã hội trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình; nhiều năm trước đây và hiện nay khi đăng ký quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất, có nhiều trường hợp chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đó.
Như vậy, có thể thấy rằng pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật Hôn nhân và gia đình nói riêng thì đều có các quy định liên quan đến việc thực hiện quyền đại diện theo quy định của pháp luật và đại diện theo ủy quyền. Đối với vợ hoặc chồng sau khi quan hệ hôn nhân được xác lập thì đồng nghĩa với việc mà các bên được thực hiện quyền đại diện cho bên còn lại nếu như vợ hoặc chồng không còn đầy đủ năng lực hành vi vân sự, hay là việc bên vợ hoặc chồng ủy quyền đại diện cho người còn lại để thay mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên đới theo như quy định của pháp luật hiện hành. Điều này đã thể hiện được sự tôn trong, bình đẳng giữ vợ và chồng trong các quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản, các quan hệ khác trong xã hội.