Mọi tổ chức đều có các thành viên của mình, theo quy định của Hiến pháp nước Việt Nam, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cùng tìm hiểu nhiệm vụ của Đại biểu quốc hội chuyên trách.
Mục lục bài viết
1. Đại biểu quốc hội chuyên trách là gì?
Trước hết, Luật Dương Gia xin phân tích định nghĩa về Đại biểu Quốc hội và một số quy định có liên quan, cụ thể:
Định nghĩa về Đại biểu Quốc hội:
Theo Hiến pháp hiện nay, Đại biểu quốc hội được định nghĩa như sau: “Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước. Đại biểu Quốc hội liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của cử tri với Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan; thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt động của đại biểu và của Quốc hội; trả lời yêu cầu và kiến nghị của cử tri; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và hướng dẫn, giúp đỡ việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo. Đại biểu Quốc hội phổ biến và vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật (Điều 79,
Vậy có 02 điểm đặc trưng cơ bản của một người là đại biểu Quốc hội là:
– Là người được Nhân dân ở đơn vị bầu cử của mình bầu ra;
– Người đại diện cho người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân cả nước;
2. Về tiêu chuẩn của Đại biểu Quốc Hội:
Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.
Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.
Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.
3. Những yêu cầu đối với Đại biểu Quốc Hội chuyên trách:
Theo quy định của Luật Tổ chức Quốc Hội, Đại biểu Quốc chuyên trách là Đại biểu Quốc Hội, trong đó, yêu cầu về thời gian hoạt động của Đại biểu Quốc chuyên trách hội hoạt là phải dành toàn bộ thời gian làm việc để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu tại cơ quan của Quốc hội hoặc tại Đoàn đại biểu Quốc hội ở địa phương.
- Về nhiệm kỳ
Nhiệm kỳ của đại biểu Quốc hội theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
Nhiệm kỳ của đại biểu Quốc hội được bầu bổ sung bắt đầu từ ngày khai mạc kỳ họp tiếp sau cuộc bầu cử bổ sung đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa sau.
- Về cơ cấu
Theo quy định tại Điều 23, Luật Tổ chức Quốc Hội, cụ thể:
“Điều 23. Số lượng đại biểu Quốc hội
1. Tổng số đại biểu Quốc hội không quá năm trăm người, bao gồm đại biểu hoạt động chuyên trách và đại biểu hoạt động không chuyên trách.
2. Số lượng đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ít nhất là bốn mươi phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội.”
Do đó, trong tổng số Đại biểu Quốc Hội thì Đại biểu Quốc Hội chuyên trách phải chiếm tối thiểu 40%.
- Về thời gian hoạt động
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 24, Luật Tổ chức Quốc Hội, cụ thể:
“Điều 24. Thời gian hoạt động của đại biểu Quốc hội
1. Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách dành toàn bộ thời gian làm việc để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu tại cơ quan của Quốc hội hoặc tại Đoàn đại biểu Quốc hội ở địa phương.”
- Về trách nhiệm tham gia các hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội
Theo quy định tại Điều 26, Luật Tổ chức Quốc Hội, cụ thể:
“Điều 26. Trách nhiệm tham gia các hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội
Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tham gia đầy đủ các kỳ họp, phiên họp toàn thể của Quốc hội; tham gia các hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội; thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội là thành viên của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm tham dự các phiên họp, tham gia các hoạt động khác của Hội đồng, Ủy ban; thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng dân tộc, Ủy ban mà mình là thành viên.
Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách có trách nhiệm tham gia hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và các hội nghị khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội triệu tập.”
Đại biểu quốc hội chuyên trách: Specialized National Assembly Deputies
Quyền chất vấn: Right to question
Hội đồng: Council
Ủy ban: Committee
4. Quyền chất vấn của Đại biểu Quốc Hội:
Quyền chất vấn là một quyền cơ bản của Đại biểu Quốc Hội bên cạnh các quyền khác như:
- Quyền trình dự án luật, pháp lệnh và kiến nghị về luật, pháp lệnh;
- Quyền tham gia làm thành viên và tham gia hoạt động của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội;
- Quyền ứng cử, giới thiệu người ứng cử vào các chức danh do Quốc hội bầu;
- Quyền kiến nghị của đại biểu Quốc hội;
- Quyền yêu cầu khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật;
- Quyền yêu cầu cung cấp thông tin;
- Quyền tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân;
- Quyền miễn trừ của đại biểu Quốc hội;
Theo đó, quyền chất vấn được quy định như sau:
Đại biểu Quốc Hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án
Người bị chất vấn phải trả lời trước Quốc hội tại kỳ họp hoặc tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội; trong trường hợp cần thiết, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho trả lời bằng văn bản.
Trường hợp đại biểu Quốc hội chưa đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì có quyền chất vấn lại tại phiên họp của Quốc hội, của Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc gửi chất vấn bằng văn bản đến người bị chất vấn.
Từ những quy định trên, chúng ta có thể thấy một số đặc điểm đặc trưng của Quyền chất vấn và hoạt động chất vấn của Đại biểu Quốc Hội như sau:
- Chất vấn là việc Đại biểu Quốc Hội đưa ra câu hỏi và yêu cầu người được hỏi trả lời về một hoặc một số vấn đề cụ thể;
- Đại biểu Quốc Hội là người “trực tiếp” hỏi, không có quy định về việc ủy quyền;
- Người được hỏi cũng phải “trực tiếp” trả lời tại cuộc họp của Quốc Hội hoặc trả lời bằng văn bản theo sự cho phép của Quốc Hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội
- Việc chất vấn chỉ được coi là hoàn thành khi các vấn đề, câu hỏi chất vấn được giải đáp thỏa đáng.
Bản chất của hoạt động chất vấn là việc Đại biểu Quốc Hội thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với cử tri, cũng đồng thời thực hiện chức năng giám sát của Đại biểu Quốc Hội đối với các chức danh của Nhà nước. Từ đó, việc đặt câu hỏi, vấn đề chất vấn cũng như việc trả lời các câu hỏi, vấn đề được chất vấn sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc Hội.
5. Những hạn chế trong nội dung chất vấn của Đại biểu Quốc hội:
Trong các phiên họp của Quốc Hội gần đây, hoạt động chất vấn diễn ra khá sôi nổi, tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế nhất định cần hoàn thiện hơn, cụ thể có thể điểm qua một số vấn đề như sau:
- Thứ nhất: Về nội dung chất vấn: Các câu hỏi chất vấn vẫn chưa được ngắn gọn, đúng trọng tâm, dễ hiểu, có căn cứ, số liệu chính xác, có địa chỉ cụ thể, thường nêu những vấn đề chung có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó, các nội dung, câu hỏi chất vấn cần được chia nhỏ theo từng vấn đề cụ thể riêng lẻ, từ đó giúp cho việc hỏi và trả lời hiệu quả hơn.
- Thứ hai: Về người được chất vấn: Theo nguyên tắc đã nêu ở trên, người được chất vấn phải trực tiếp trả lời câu hỏi của Đại biểu chất vấn, do đó, người được chất vấn phải nhận thức rõ và phải coi đây là một nhiệm vụ, là trách nhiệm phải trả lời với một tinh thần, thái độ cầu thị, tiếp thu nghiêm túc, phải đề cao vai trò trách nhiệm cá nhân.
Nội dung trả lời cần phải ngắn gọn, cụ thể, rõ ràng, đi thẳng vào vấn đề. Đối với các tồn tại, hạn chế, bất cập, người trả lời phải nêu rõ nguyên nhân, lý do, xác định rõ trách nhiệm, tiến độ và biện pháp khắc phục như thế nào. Ngoài ra, thông qua nội dung, câu hỏi chất vấn của Đại biểu Quốc Hội cũng là dịp để các cơ quan, đơn vị đánh giá, rà soát lại những yếu kém, han chế, tồn tại để khắc phục trong thời gian sau đó.
- Thứ ba: Về việc theo dõi việc giải quyết các vấn đề sau khi chất vấn
Thực chất của hoạt động chất vấn suy cho cùng là nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc Hội, từ việc nêu ra vấn đề còn tồn động và làm rõ, sau đó đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề đó.
Do vậy, hoạt động sau chất vấn cần thiết phải được quan tâm và giám sát kỹ lưỡng. Thực tế, người được chất vấn khi nhìn nhận được các vấn đề còn tồn tại sẽ cam kết và hứa hẹn sẽ giải quyết. Tuy nhiên, để người dân tin tưởng vào lời hứa và cam kết đó, thì người có trách nhiệm phải thực hiện triệt để, đúng vấn đề cam kết và giải quyết được vấn đề.
- Thứ tư, đối với các tổ chức, người có trách nhiêm liên quan đến vấn đề chất vấn phải tăng cường kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện vấn đề chất vấn.
- Thứ năm: Về một số vấn đề cần tránh khi chất vấn
Nội dung chất vấn dựa trên những thông tin và số liệu thiếu chính xác. Các câu hỏi chất vấn không đúng đối tượng, hỏi và yêu cầu các thông tin đơn thuần, chung chung.
Do đó, yêu cầu nội dung chất vấn phải đúng và chính xác, thông tin phải được kiểm chứng, phải được người có trách nhiệm báo cáo. Ý kiến của cử tri, thông tin trên báo chí, thông tin trong báo cáo, v.v. phải được tìm hiểu kỹ trước khi chất vấn. Kết quả là người bị chất vấn chấp nhận vấn đề đó, xin tiếp thu và hứa có hướng giải quyết trong thời gian sau đó.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Hiến pháp do Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ban hành ngày 28 tháng 11 năm 2013;
–
– Luật số 65/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.