Giai đoạn dựng nước và giữ nước đầu tiên trong lịch Việt Nam đã chứng kiến sự ra đời của nhà nước Văn Lang là nhà nước đầu tiên ở Việt Nam. Văn Lang là một nước độc lập, tự chủ, có lãnh thổ, luật pháp riêng, xã hội phát triển thịnh vượng cùng đời sống văn hóa trù phú đến nỗi đi vào truyền thuyết dân tộc cho đến tận ngày nay.
Mục lục bài viết
1. Đặc trưng về cư trú và di chuyển của cư dân trong nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc là?
A. Ở nhà sàn, di chuyển bằng Voi, ngựa.
B. Ở nhà sàn, di chuyển trên sông nước chủ yếu bằng thuyền, bè.
C. Ở nhà trệt, di chuyển bằng xe, ngựa.
D. Ở nhà trệt, di chuyển trên sông, suối bằng thuyền, bè.
Đáp án đúng là: B
Đặc trưng về cư trú và di chuyển của cư dân trong nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc là ở nhà sàn, di chuyển trên sông nước chủ yếu bằng thuyền, bè.
2. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang:
- Đời sống vật chất:
+ Nhà ở: Cư dân Văn Lang sống trong các chiềng chạ ở ven đồi hoặc ở vùng đất cao ven sông, ven biển. Nhà ở phổ biến là nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nứa, lá, có cầu thang lên, tránh thú dữ,…
+ Sản xuất: Nghề chính của cư dân Văn Lang là trồng lúa nước. Ngoài ra, họ còn biết chăn nuôi, đánh bắt cá và làm các nghề thủ công, trong đó nghề luyện kim và kĩ thuật đúc đồng đạt đến đỉnh cao. Đồ ăn chính hàng ngày là cơm nếp, cơm tẻ, rau, cá,…
+ Trang phục: Ngày thường nam đóng khố, mình trần, đi chân đất, nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực. Ngày lễ, nữ mặc váy xòe kết bằng lông chim, đội mũ cắm lông chim hoặc bông lau. Mái tóc cắt ngắn hoặc búi tó. Họ thích đeo các đồ trang sức nhưng vòng tay, khuyên tai bằng đá, đồng.
+ Phương tiện đi lại: Chủ yếu là thuyền…
- Đời sống tinh thần của người dân Văn Lang:
+ Nhiều lễ hội được tổ chức hằng năm, trong những dịp đó mọi người thích hóa trang, vui chơi, nhảy múa, ca hát…
+ Cư dân Văn Lang có tục gói bánh chưng, làm bánh giày, ăn trầu, nhuộm răng đen, xăm mình..
+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ các thần sông, núi, Mặt Trời, Mặt Trăng, chôn cất người chết kèm theo công cụ, đồ dùng hằng ngày hoặc trang sức quý giá.
3. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Âu Lạc:
- Đời sống vật chất:
+ Nông nghiệp, thủ công nghiệp tiếp tục phát triển trên cơ sở những thành tựu đạt được từ thời Văn Lang. Cư dân Âu Lạc gieo trồng được lúa và các loại rau, củ, quả. Nghề gốm và xây dựng ngày càng tiến bộ. Cư dân Âu Lạc rất giỏi nghề luyện kim, đúc đồng.
+ Nhờ sản xuất phát triển, đời sống vật chất của cư dân Âu Lạc được nâng cao. Ngoài đồ ăn quen thuộc (cơm, nếp, cơm tẻ, rau, cá,…), cư dân còn ăn nhiều loại quả như chuối, cam,… Họ còn biết làm muối, mắm cá và dùng gừng làm gia vị.
+ Do nghề dệt phát triển, cư dân Âu Lạc đã mặc nhiều loại vải may từ sợi đay, tơ tằm,…
+ Các đồ dùng sinh hoạt trong gia đình như: bình, vỏ, thạp, mâm, chậu, bát.làm bằng đồng, gốm hoặc tre, nứa, mây và phong phú hơn.
- Đời sống tinh thần:
+ Các tín ngưỡng , phong tục tập quán cũ vẫn duy trì và phát triển.
+ Nhiều lễ hội được tổ chức hằng năm.
4. Bài tập tự luyện kèm đáp án:
Câu 1: Phương tiện đi lại chủ yếu của của dân Văn Lang – Âu Lạc là
A. Thuyền.
B. Xe ngựa.
C. Kiệu.
D. Xe bò.
Đáp án: A
Lời giải: Phương tiện đi lại chủ yếu của của dân Văn Lang – Âu Lạc là thuyền (SGK Lịch Sử 6/ trang 79).
Câu 2: Nhà ở phổ biến của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là
A. Nhà sàn.
B. Nhà trệt.
C. Nhà tranh vách đất.
D. Nhà lợp ngói.
Đáp án: A
Lời giải: Nhà ở phổ biến của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là nhà sàn (SGK Lịch Sử 6/ trang 79).
Câu 3: Nội dung nào dưới đây mô tả đúng trang phục ngày thường của nam giới thời Văn Lang – Âu Lạc?
A. Mặc khố dài, để mình trần, đi quốc mộc.
B. Đóng khố ngắn, mình trần, đi chân đất.
C. Mặc khố dài, đội mũ cắm lông chim.
D. Đi quốc mộc, mặc khố ngắn, đội mũ gắn lông chim.
Đáp án: B
Lời giải: Ngày thường, nam giới người Việt cổ thường: đóng khố ngắn, mình trần, đi chân đất (SGK Lịch Sử 6/ trang 79).
Câu 4: Nội dung nào dưới đây mô tả không đúng trang phục thường ngày của phụ nữ thời Văn Lang – Âu Lạc?
A. Mặc váy.
B. Mặc Áo xẻ giữa.
C. Mặc yếm che ngực.
D. Mặc áo dài, váy xòe.
Đáp án: D
Lời giải: Ngày thường, nữ giới người Việt cổ thường mặc: váy, áo xẻ giữa, yếm che ngực => sử dụng phương án loại trừ, đáp án D đúng.
Câu 5: Nội dung nào dưới đây mô tả không đúng về thức ăn của cư dân Việt cổ?
A. Thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ.
B. Ngày lễ, tết có thêm bánh chưng, bánh giầy.
C. Sử dụng lúa mạch, lúa mì để chế biến thức ăn.
D. Người dân biết làm mắm cá, muối chua rau củ…
Đáp án: C
Lời giải: Thức ăn chính của người Việt cổ là cơm nếp, cơm tẻ; ngày lễ, tết có thêm bánh chưng, bánh giầy, người dân biết làm mắm cá, muối chua rau củ… (SGK Lịch Sử 6/ trang 78) => sử dụng phương án loại trừ, đáp án C đúng.
Câu 6: Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là
A. Buôn bán qua đường biển.
B. Sản xuất nông nghiệp.
C. Sản xuất đồ thủ công.
D. Buôn bán qua đường bộ.
Đáp án: B
Lời giải: Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là sản xuất nông nghiệp (SGK Lịch Sử 6/ trang 77).
Câu 7: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về đời sống kinh tế của cư dân Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc?
A. Buôn bán qua đường biển là ngành kinh tế chủ đạo.
B. Cư dân chủ yếu cống bằng nghề nông trồng lúa nước.
C. Người dân biết trồng dâu, nuôi tằm, trồng hoa màu…
D. Các nghề thủ công như: gốm, dệt vải… phát triển.
Đáp án: A
Lời giải:
– Nét chính về đời sống kinh tế của cư dân Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc:
+ Cư dân chủ yếu cống bằng nghề nông trồng lúa nước.
+ Người dân biết trồng dâu, nuôi tằm, trồng hoa màu…
+ Các nghề thủ công như: gốm, dệt vải… phát triển.
=> Sử dụng phương pháp loại trừ, đáp án A đúng.
Câu 8: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về đời sống tín ngưỡng của người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc?
A. Thờ cúng tổ tiên.
B. Tục thờ thần – vua.
C. Thờ các vị thần tự nhiên.
D. Chôn cất người chết.
Đáp án: B
Lời giải: Nét chính trong đời sống tín ngưỡng của người Việt cổ: thờ cúng tổ tiên; thờ các vị thần tự nhiên (thần sông, núi, Mặt Trời…); chôn cất người chết cùng đồ tùy táng (công cụ, đồ trang sức…).
Câu 9: Người Việt cổ xăm mình để
A. Trị các loại bệnh ngoài da.
B. Xua đuổi tà ma.
C. Tránh bị thủy quái làm hại.
D. Hóa trang khi săn bắt thú rừng.
Đáp án: C
Lời giải: Người Việt cổ xăm mình để tránh bị thủy quái làm hại (SGK Lịch Sử 6/ trang 79).
Câu 10: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng đời sống vật chất của người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc?
A. Người dân thường làm nhà sàn có mái cong hình thuyền.
B. Trong ngày lễ hội, người dân thích vui chơi, đấu vật, đua thuyền…
C. Người dân thờ các vị thần trong tự nhiên như thần sông, núi…
D. Cư dân xăm mình, nhuộm răng đen…
Đáp án: A
Lời giải: Nội dung đáp án A thuộc về đời sống vật chất; các đáp án B, C, D thuộc về đời sống tinh thần của người Việt cổ.
Câu 11: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về đời sống vật chất của người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc?
A. Lấy nghề nông trồng lúa nước làm nghề chính.
B. Nghề luyện kim dần được chuyên môn hóa.
C. Cư dân chủ yếu ở nhà sàn được dựng bằng tre, nứa…
D. Thường xuyên tổ chức các lễ hội gắn với nền nông nghiệp.
Đáp án: D
Lời giải: Nội dung đáp án D thuộc về đời sống tinh thần của người Việt cổ.
Câu 12: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng đời sống tinh thần của người Việt cổ?
A. Nghề luyện kim dần được chuyên môn hóa.
B. Lấy nghề nông trồng lúa nước làm nghề chính.
C. Cư dân chủ yếu ở nhà sàn được dựng bằng tre, nứa…
D. Người Việt cổ có tục xăm mình, nhuộm răng đen, ăn trầu…
Đáp án: D
Lời giải: Nội dung đáp án D phản ánh đời sông tinh thần; các đáp án A, B, C phản ánh đời sống vật chất của người Việt cổ.
THAM KHẢO THÊM: