Tố tụng cạnh tranh là hoạt động điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh và giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật này. Như vậy, tố tụng cạnh tranh thực chất chỉ bao gồm thẩm quyền và thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh.
Mục lục bài viết
1. Đặc trưng cơ bản của tố tụng cạnh tranh:
Thứ nhất, tố tụng cạnh tranh được áp dụng để giải quyết vụ việc cạnh tranh
Khác với các loại tố tụng khác, tố tụng cạnh tranh được áp dụng để giải quyết vụ việc cạnh tranh khi chúng đáp ứng hai điều kiện cần và đủ sau:
– Một là vụ việc có dấu hiệu vi phạm quy định của
– Hai là bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, tố tụng cạnh tranh áp dụng cho cả hai hành vi vi phạm pháp
Thứ ba, tố tụng cạnh tranh được tiến hành bởi các cơ quan hành pháp. Tố tụng cạnh tranh được tiến hành bởi các cơ quan hành pháp không phải
Thứ tư, tố tụng cạnh tranh được áp dụng không nhất thiết phải dựa vào được khiếu nại của bên có liên quan mà có thể được thực hiện bởi quyết định có tính chất hành chính của cơ quan quản lí cạnh tranh.
Ngoài hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh đã được thụ lý, cơ sở pháp lý để cơ quan quản lý cạnh tranh quyết đinh điều trần sơ bộ còn có thể là dấu hiệu quy định của Luật cạnh tranh mà cơ quan quản lý cạnh tranh tự phát hiện. Bởi vậy, khi phát hiện dấu hiệu vi phạm Luật cạnh tranh, cơ quan quản lý cạnh tranh có thể tự mình quyết định điều tra sơ bộ mà không cần có đơn khiếu nại của bên liên quan.
2. Các chủ thể tham gia tố tụng cạnh tranh:
Chủ thể tham gia tố tụng cạnh tranh là những tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ tham gia vào quá trình giải quyết vụ việc cạnh tranh, bao gồm:
– Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, bao gồm: Cơ quan quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh.
– Người tiến hành tố tụng cạnh tranh, bao gồm: Thành viên hội đồng cạnh tranh, thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, điều tra viên và thư ký phiên điều trần.
– Người tham gia tố tụng cạnh tranh bao gồm: Bên khiếu nại, bên bị điều tra, Luật sư; người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
3. Thẩm quyền tiến hành thủ tục tố tụng cạnh tranh:
Cơ quan quản lí cạnh tranh có thẩm quyền theo quy định. Có thể thấy gắn liền với quá trình hình thành pháp luật cạnh tranh Việt Nam, cơ quan quản lý cạnh tranh cũng được ra đời trên tinh thần xây dựng và bảo vệ các thiết chế kinh tế, thúc đẩy giám sát các hoạt động kinh tế để tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng. Cơ quan quản lý cạnh tranh còn có tên gọi khác là Cục quản lý cạnh tranh đây là cơ quan trực thuộc Bộ công thương.
Theo đps có thể thấy pháp luật quy định thẩm quyền của cơ quan quản lý cạnh tranh được tập trung chủ yếu ở nhiệm vụ điều tra các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh. Bên cạnh đó thì các cơ quan quản lý cạnh tranh cũng có thẩm quyền xử phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Đây là điểm đặc thù thể hiện tính lưỡng tính giữa hành pháp và tư pháp của cơ quan của pháp luật tố tụng cạnh tranh Việt Nam so với pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới.
4. Trình tự tiến hành thủ tục tố tụng cạnh tranh:
Bước 1: Điều tra vụ việc cạnh tranh
Điều tra vụ việc cạnh tranh là giai đoạn khởi đầu trong tố tụng cạnh tranh, theo đó, Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh áp dụng các nghiệp vụ cần thiết để xác định hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh và đối tượng thực hiện hành vi làm cơ sở cho việc xử lí vụ việc. Trong quá trình điều tra, khi phát hiện có dấu hiệu của tội phạm, điều tra viên vụ việc cạnh tranh phải báo cáo Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh xem xét, kiến nghị Chủ tịch ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chuyển một phần hoặc toàn bộ hồ sơ liên quan đến dấu hiệu của tội phạm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lí theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Quyết định điều tra vụ việc cạnh tranh
Quyết định điều tra vụ việc cạnh tranh của Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh dựa vào một trong các căn cứ theo quy định của pháp luật đề ra. Theo đó cac tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh có quyền thực hiện khiếu nại vụ việc cạnh tranh đến ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
Hồ sơ khiếu nại bao gồm:
– Đơn khiếu nại theo mẫu do ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ban hành;
– Chứng cứ để chứng minh các nội dung khiếu nại có căn cứ và hợp pháp;
– Các thông tin, chứng cứ liên quan khác mà bên khiêu nại cho rằng cần thiết để giải quyết vụ việc.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ khiếu nại, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ khiếu nại; trường hợp hồ sơ khiếu nại đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra thông báo cho các bên liên quan quy định tại khoản 1 Điều này, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xem xét hồ sơ khiếu nại; trường hợp hồ sơ khiếu nại không đáp ứng yêu cầu theo quy định tại khoản 3 Điều 77 của Luật này, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thông báo bằng văn bản về việc bổ sung hồ sơ khiếu nại cho bên khiếu nại. Thời hạn bổ sung hồ sơ khiếu nại là không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ khiếu nại. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thể gia hạn thời gian bổ sung hồ sơ một lần nhưng không quá 15 ngày theo đề nghị của bên khiếu nại.
Bước 3: Lấy lời khai
Điều ữa viên vụ việc cạnh tranh tiến hành lấy lời khai của bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người làm chứng, tổ chức, cá nhân liên quan khác để thu thập và xác minh các thông tin, chứng cứ cần thiết cho việc giải quyết vụ việc cạnh tranh. Việc lấy lời khai được tiến hành tại trụ sở của ủy ban Cạnh tranh Quốc gia. Trong trường hợp cần thiết, việc lấy lời khai có thể được tiến hành bên ngoài trụ sở của ủy ban Cạnh tranh Quốc gia. Biên bản ghi lời khai phải được người khai tự đọc lại hay nghe đọc lại và kí tên hoặc điểm chỉ vào từng trang. Người khai có quyền yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản ghi lời khai và kí tên hoặc điểm chỉ xác nhận. Biên bản còn phải có chữ kí của người lấy lời khai, người ghi biên bản vào từng trang.
Bước 4: Báo cáo điều tra, kết luận điều tra
Sau khi kết thúc điều tra, điều tra viên vụ việc cạnh tranh lập báo cáo điều tra gồm các nội dung chủ yếu sau để trinh Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh:
+ Tóm tắt vụ việc
+ Xác định hành vi vi phạm
+ Tình tiết và chứng cứ được xác minh
+ Đề xuất biện pháp xử lí.
Kết luận: Qua bài viết trên đây chúng tôi đã nêu ra khái niệm, đặc điểm, các chủ thể và thẩm quyền tiến hành thủ tục tố tụng cạnh tranh theo
Cơ sở pháp lý: