Đặc điểm pháp lý của hộ kinh doanh? Quyền của hộ kinh doanh? Nghĩa vụ của hộ kinh doanh? Điều kiện thành lập hộ kinh doanh?
Mỗi một loại hình kinh doanh đều có những đặc điểm pháp lý riêng và các quyền, nghĩa vụ khác nhau. Vậy hộ kinh doanh cá thể có đặc điểm pháp lý gì, quyền và nghĩa vụ của hộ kinh doanh cá thể được quy định ra sao?
Cơ sở pháp lý:
Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư
Mục lục bài viết
1. Đặc điểm pháp lý của hộ kinh doanh:
Hộ kinh doanh cá thể có những đặc điểm pháp lý sau đây:
Một là, hộ kinh doanh các thể được thành lập do một cá nhân, một nhóm người hoặc hộ gia đình.
Trường hợp hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ thì cá nhân đó là chủ sở hữu hộ kinh doanh và có toàn quyền quyết định hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh. Trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm người hoặc hộ gia đình làm chủ thì hộ kinh doanh thuộc sở hữu của nhiều chủ. Khi này mọi hoạt động kinh doanh do các thành viên trong nhóm hoặc các thành viên trong hộ gia đình quyết định.
Hai là, hộ kinh doanh thường hoạt động kinh doanh với quy mô nhỏ và chỉ có một địa điểm kinh doanh, hộ kinh doanh chỉ sử dụng không quá 10 lao động.
Đặc điểm khác biệt so với các doanh nghiệp là hộ kinh doanh chỉ có một địa điểm kinh doanh và sử dụng không quá 10 lao động. Khi hộ kinh doanh muốn sử dụng từ 10 lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, so với hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp thì hộ kinh doanh có điểm khác biệt đó là hộ kinh doanh phải kinh doanh thường xuyên và có thu nhập chính từ hoạt động kinh doanh. Hộ kinh doanh vẫn phải tiến hành đăng ký hộ kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh còn đối với các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp thì không phải đăng ký kinh doanh, chỉ một số trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện thì mới cần phải đăng ký.
Ba là, chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn trong hoạt động kinh doanh.
Chịu trách nhiệm vô hạn nghĩa là khi tài sản kinh doanh không đủ để trả nợ thì hộ kinh doanh phải lấy cả tài sản không đàu tư vào hộ kinh doanh để trả nợ.
Nếu hộ kinh doanh do một nhóm người làm chủ thì tất cả các thành viên phải liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của hộ kinh doanh.
Còn trường hợp hộ kinh doanh do một hộ gia đình làm chủ thì tất cả các thành viên trong hộ gia đình phải liên đới chịu trách nhiệm. Trường hợp tài sản chung của hộ gia đình không đủ để trả nợ thỉ các thành viên của hộ gia đình phải lấy cả tài sản riêng để trả nợ và phải trả cho các thành viên khác của hộ gia đình.
Từ những đặc điểm pháp lý đó của hộ kinh doanh, nhiều người đặt ra câu hỏi liệu có nên đăng ký hộ kinh doanh hay không?
Nhìn chung, trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay thì hộ kinh doanh cá thể là mô hình khá phổ biến. Việc đăng ký hộ kinh doanh khá đơn giản và áp dụng theo phương thức thuế khoán. Vì vậy, bạn cũng có thể xem xét tùy vào nhu cầu, số vốn mà mình muốn kinh doanh thì có thể đăng ký loại hình này, tuy nhiên cũng cần lưu ý một số hạn chế của hộ kinh doanh như: Nếu đã thành lập và tham gia góp vốn
2. Quyền của hộ kinh doanh:
Về quyền của hộ kinh doanh được quy định khá cụ thể và chi tiết tại điều 81, nghị định 01/2021/NĐ-CP, theo quy định này, có thể hiểu hộ kinh doanh có các quyền cụ thể như sau:
Thứ nhất, Hộ kinh doanh được tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm, được chủ động lựa chọn ngành nghề địa điểm kinh doanh chủ động tìm kiếm thị trường khách hàng và ký hợp đồng tuyển dụng thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh và phù hợp với quy định về số lượng lao động tối đa mà hộ kinh doanh được sử dụng theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, hộ kinh doanh được quyền ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đồng thời hộ kinh doanh cũng có quyền từ chối yêu cầu cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật Thứ ba, chủ hộ kinh doanh có quyền tạm dừng hoạt động kinh doanh hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh nhưng phải
Thứ ba, hộ kinh doanh có quyền tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật và các quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Thứ tư, Chủ hộ kinh doanh có quyền thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh. Lúc này, chủ hộ kinh doanh, các thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh vẫn chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác phát sinh từ hoạt động kinh doanh.
3. Nghĩa vụ của hộ kinh doanh:
Nghĩa vụ của hộ kinh doanh được quy định cụ thể tại điều 81, nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:
“Điều 81. Quyền và nghĩa vụ của chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh
1.Chủ hộ kinh doanh thực hiện các nghĩa vụ về thuế, các nghĩa vụ tài chính và các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2.Chủ hộ kinh doanh đại diện cho hộ kinh doanh với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
4.Chủ hộ kinh doanh, các thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh chịu trách nhiệm đối với các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh.”
Theo quy định này có thể hiểu hộ kinh doanh bao gồm các nghĩa vụ:
Thứ nhất, hộ kinh doanh không được phép kinh doanh những ngành nghề bị cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật, nếu hộ kinh doanh cố tình kinh doanh những ngành nghề bị cấm thì sẽ bị xử lý theo quy định.
Thứ hai, Hộ kinh doanh khi kinh doanh ngành nghề đầu tư kinh doanh các có điều kiện theo quy định của pháp luật thì phải đảm bảo duy trì điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình kinh doanh.
Thứ ba, hộ kinh doanh phải thực hiện việc kê khai thuế nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật về
Thứ tư, hộ kinh doanh phải đảm bảo và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa dịch vụ theo tiêu chuẩn do pháp luật quy định hoặc tiêu chuẩn đã đăng ký công bố thực hiện đầy đủ kịp thời các nghĩa vụ về đăng ký kinh doanh đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, công khai thông tin về thành lập và hoạt động báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Thứ năm,hộ kinh doanh chịu trách nhiệm về tính trung thực tính chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký kinh doanh.
4. Điều kiện thành lập hộ kinh doanh :
Ngoài vấn đề xác định các đặc điểm cũng như quyền và nghĩa vụ của hộ kinh doanh thì khi quyết định thành lập hộ kinh doanh bạn cũng cần xem xét đến cấc điều kiện để thành lập hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật. Một số điều kiện cơ bản mà bạn cần đáp ứng được khi tiến hành đăng ký hộ kinh doanh đó là:
Thứ nhất, người thành lập hộ kinh doanh phải là công dân Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự Thứ hai, khi quyết định đăng ký thành lập hộ kinh doanh thì bạn cần đảm bảo ngành nghề kinh doanh của mình phải là những ngành nghề không bị cấm kinh doanh chuẩn bị vốn tài sản điều kiện về tên riêng của hộ kinh doanh.
Thứ ba, Khi đăng ký thành lập hộ kinh doanh bạn cũng cần lưu ý đến vấn đề đặt tên cho hộ kinh doanh. Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phải gồm hai phần là : Loại hình hộ kinh doanh và tên riêng. Cần lưu ý rằng theo quy định của pháp luật thì tên riêng của hộ kinh doanh không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc; đặc biệt là không được sử dụng các cụm từ“công ty”, “doanh nghiệp”; ngoài ra tên của hộ kinh doanh không được phép trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi huyện.
Như vậy, hộ kinh doanh có những đặc điểm, quyền và nghĩa vụ nhất định theo quy định của pháp luật. Dựa vào những căn cứ và phân tích như trên có thể thấy hộ kinh doanh cũng có những ưu điểm và nhược điểm vì vậy khi quyết dịnh đăng ký hộ kinh doanh thì bạn cần xem xét kỹ lưỡng và phụ thuộc vào nhu cầu kinh doanh của mình để quyết định có nên đăng ký hộ kinh doanh hay không.