Chăn nuôi là một trong những ngành quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Ngành chăn nuôi có vai trò quan trọng cung cấp cho con người thực phẩm có dinh dưỡng cao, đây còn là ngành cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ, cũng như sức kéo và phân bón cho ngành trồng trọt. Vậy đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành chăn nuôi ở nước ta hiện nay?
Mục lục bài viết
1. Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành chăn nuôi ở nước ta hiện nay?
A. số lượng tất cả các loài vật nuôi ở nước ta đều tăng ổn định
B. hình thức chăn nuôi trang trại ngày càng phổ biến
C. sản xuất hàng hóa là xu hướng nổi bật trong chăn nuôi
D. tỉ trọng của ngành chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng
Đáp án: Đặc điểm không đúng với ngành chăn nuôi nước ta là số lượng tất cả các loài vật nuôi ở nước ta đều tăng ổn định vì ngành chăn nuôi ở nước ta còn gặp phải những khó khăn từ dịch bệnh làm đàn vật nuôi suy giảm trong một số thời kì
=> Chọn đáp án A
2. Đặc điểm của ngành chăn nuôi:
Đặc điểm nổi bật của nông nghiệp Việt Nam từ xa xưa là hệ thống sản xuất kết hợp mật thiết giữa chăn nuôi và trồng trọt. Đặc biệt là chăn nuôi gia súc để lấy sức kéo, sức lao động, trong đó trâu bò được sử dụng làm sức cày kéo trong trồng trọt, nuôi lợn, nuôi gà, canh tác thủy hải sản và trồng lúa hỗ trợ lẫn nhau. Ngày nay, hình thức kết hợp này vẫn còn được sử dụng dưới hình thức chăn nuôi nông hộ, và theo mô hình vườn-ao-chuồng. Chăn nuôi quy mô nhỏ cộng thêm sự khép kín trồng trọt, sẽ phù hợp với khả năng đầu tư và trình độ kỹ thuật của nông hộ nhỏ. Chúng cho phép sử dụng tốt các giống có đặc điểm năng suất thấp nhưng lại thích nghi tốt với điều kiện sinh thái, sử dụng tốt hơn các nguồn thức ăn có sẵn tại địa phương.
– Sản xuất ra được nhiều sản phẩm cùng thời điểm
– Hình thành 3 hình thức chăn nuôi: tự nhiên, công nghiệp, sinh thái từ đó phát triển theo nhiều hướng tập trung hay di động, phân tán, theo quy mô nhỏ hay lớn
– Đối tượng là vật nuôi, tuân theo quy luật sinh học
– Thức ăn là thứ quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố
– Ngành chăn nuôi hiện đại áp dụng các công nghệ tiên tiến, kĩ thuật gen, liên kết chặt chẽ với công nghiệp chế biến.
3. Thực trạng ngành chăn nuôi nước ta có thuận lợi và khó khăn gì?
Chăn nuôi là một trong những ngành quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Ngành chăn nuôi có vai trò quan trọng cung cấp cho con người thực phẩm có dinh dưỡng cao, đây còn là ngành cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ, cũng như sức kéo và phân bón cho ngành trồng trọt. Ngành chăn nuôi khi kết hợp với trồng trọt tạo nền một nền nông nghiệp vững chắc.
* Thuận lợi ngành chăn nuôi
– Công nghiệp trồng trọt kết hợp chăn nuôi mang đến nhiều lợi ích thiết thực như:
+ Hiện nay, một số loại gia súc lớn như trâu, bò không chỉ nuôi lấy thịt mà còn được nông dân tận dụng sức kéo trong việc cày cấy hay vận chuyển hàng hóa.
+ Các loại gia súc, gia cầm nhỏ như gà, lợn, thủy cầm,… được tận dụng lương thực có sẵn như cỏ, giun, bèo… để nuôi, giúp tiết kiệm tối đa chi phí.
– Hình thức trang trại chăn nuôi đang có xu hướng tăng lên. Áp dụng công nghệ khoa học tiên tiến và vệ sinh an toàn thực phẩm trong chăn nuôi, hướng đến nền công nghiệp xanh bền vững.
– Nhiều mặt hàng đã có thể xuất khẩu và cạnh tranh tại các thị trường lớn trên thế giới như: gà lông màu, trứng vịt, lợn mán, cá ba sa….
* Khó khăn ngành chăn nuôi
– Mất cân bằng: Do một số lĩnh vực phát triển nóng, đạt ngưỡng cao về năng suất, sản lượng, sản phẩm tiêu thụ khó. Trong khi đó, một số loài vật nuôi xảy ra tình trạng dịch bệnh khó kiểm soát ảnh hưởng đến giá thành và năng lực phát triển.
– Quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ và thiếu bền vững: Chăn nuôi Việt Nam vẫn tồn tại nhiều hạn chế về cơ cấu như hình thức chăn nuôi (chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ), cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh còn thấp và hệ thống sản xuất chưa đồng bộ, khâu liên kết chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm vẫn là vấn đề lớn. Những điều này làm cản trở bước tiến của ngành chăn nuôi. Việc chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ thường chịu rủi ro rất cao do không kiểm soát và hỗ trợ cung cấp thông tin về dịch bệnh, thiếu kỹ thuật chăn nuôi, thường chỉ dựa vào kinh nghiệm thực tiễn và ít được tập huấn, phổ biến các kiến thức, hướng dẫn mới về chăn nuôi, không có sự hiểu biết cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Biến động giá thức ăn chăn nuôi: Hiện nay, giá gia cầm trong nước vẫn cao hơn nhiều nước trong khu vực xấp xỉ 17-18%, dù ở Việt Nam đã xuất hiện một vài thương hiệu, tuy nhiên quy mô, diện tích vùng sản phẩm chưa lớn, công tác xúc tiến thương mại chưa đầy đủ, dù sản xuất được sản phẩm tốt, ngon, đẹp nhưng ít người biết đến, nhiều người chưa trải nghiệm thử, ít người xem vì vậy mà khó tiêu thụ sản phẩm. Việc phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu các nguyên liệu quan trọng như chất phụ gia và các chất bổ sung khác làm cho người chăn nuôi phải gánh chịu nhiều chi phí.
– Công tác quản lý chuồng trại, thức ăn chăn nuôi còn yếu kém làm tốn nhiều chi phí, dẫn đến tính cạnh tranh thấp: Nhược điểm của ngành chăn nuôi Việt Nam là giá thành cao, do thức ăn chăn nuôi phải nhập khẩu với tỷ trọng lớn. Ngoài ra phần lớn quy mô chăn nuôi gia đình, nông hộ là quá nhỏ bé, không áp dụng công nghệ hiện đại được và khó bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Năng suất chăn nuôi ở Việt Nam chỉ được 25% đến 30% so với thế giới. Tất cả những nguyên vật liệu cơ bản như bắp, đậu nành là hai nguyên liệu chính sản xuất thức ăn chăn nuôi thì đều nhập khẩu nước ngoài dẫn tới giá thành rất cao.
– Thiếu con giống và nguồn cung cấp con giống chất lượng: Hiện nay số lượng con giống không đảm bảo, chất lượng yếu kém đang tràn lan, dù là ngành kinh tế quan trọng nhưng ở Việt Nam lại chưa chú trọng quy mô phát triển hay có một trung tâm quản lý và cải tiến di truyền giống heo theo quy chuẩn để hỗ trợ cho ngành chăn nuôi heo. Chất lượng heo giống kém đã dẫn đến chi phí sản xuất quá cao, hiệu quả kinh tế thấp. Heo giống có thể trạng tốt sẽ giảm được chi phí thức ăn, thuốc thú y và nhiều chi phí khác.
– Hội nhập kinh tế thế giới kéo theo nhiều đổi mới để phù hợp với luật pháp, thông lệ quốc tế hơn
Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới đầu tư, phát triển hạ tầng ở các cơ sở chăn nuôi. Đặc biệt là khi Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực như tổ chức WTO, TPP, AEC thì ngành chăn nuôi còn phải đối mặt với nhiều thách thức hơn nữa từ các nước trong khu vực.
Ngoài ra ngành chăn nuôi nước ta vẫn còn nhiều hạn chế như:
– Hệ thống sản xuất thiếu đồng bộ, không liên kết chặt chẽ từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ.
– Giá thành sản phẩm còn cao, chưa có thương hiệu và chưa được quảng bá rộng rãi.
– Thức ăn chăn nuôi, con giống hay các loại thuốc thú y còn phải nhập khẩu nhiều nên giá còn cao.
– Quy mô sản xuất còn ở mức vừa và nhỏ nên không thể áp dụng các công nghệ hiện đại vào để tăng năng suất, chất lượng.
– Ngành chăn nuôi chưa biết cách đưa mặt hàng tiềm năng này ra xuất khẩu. Trong khi đó, các sản phẩm từ nước ngoài lại dễ dàng nhập về Việt Nam với quy mô lớn với mức giá rẻ hơn.
– Tồn tại thực trạng thực phẩm bẩn vì muốn giảm chi phí chăn nuôi và kiếm lời nhiều hơn bằng cách dùng chất cấm để tăng trọng lượng gia súc, gia cầm, khiến khách hàng tiêu dùng e ngại việc mua và sử dụng. Dẫn đến việc sản xuất và tiêu dùng gặp nhiều khó khăn hơn.
– Doanh nghiệp thờ ơ việc quản lý con giống và kiểm soát dịch bệnh, làm kìm hãm sự phát triển của các giống vật nuôi và không cho chất lượng sản phẩm cao.
– Chủ chăn nuôi chưa có kiến thức cần thiết chế độ dinh dưỡng không phù hợp cho vật nuôi theo từng giai đoạn, dẫn đến năng suất chăn nuôi thấp.
THAM KHẢO THÊM: