Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề lao động có vai trò quan trọng, mang tính cấp thiết, lâu dài đối với sự phát triển bền vững nền kinh tế. Vậy đặc điểm nào không đúng với nguồn lao động nước ta? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn đáp án và các thông tin liên quan.
Mục lục bài viết
1. Đặc điểm nào không đúng với nguồn lao động nước ta?
A. Nguồn lao động nước ta dồi dào.
B. Lao động có nhiều kinh nghiệm sản xuất trong nông nghiệp.
C. Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao.
D. Cơ cấu lao động có sự chuyển biến mạnh mẽ.
Đặc điểm không đúng với nguồn lao động nước ta hiện nay là Cơ cấu lao động có sự chuyển biến mạnh mẽ. Hiện nay, cơ cấu lao động nước ta có sự chuyển dịch nhưng chuyển dịch còn chậm.
=> Chọn đáp án D
2. Ưu điểm và hạn chế của nguồn lao động nước ta:
Nguồn lao động của Việt Nam đang trải qua một giai đoạn phát triển đáng kể. Mỗi năm có hơn 1 triệu lao động mới gia nhập vào thị trường lao động. Tính đến thời điểm hiện tại, nước ta có tổng cộng 42,53 triệu người lao động, chiếm 51,2% tổng số dân.
Nguồn lao động nước ta có những ưu điểm sau đây:
– Nguồn lao động rất dồi dào, đặc biệt là ở số lượng, tạo ra sức mạnh lớn cho sự phát triển kinh tế và xã hội.
– Đa dạng về kỹ năng và trình độ với sự xuất hiện ngày càng nhiều của lao động cần cù, sáng tạo và có kinh nghiệm sản xuất.
– Khả năng tiếp thu nhanh chóng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, giúp nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất.
– Chất lượng lao động ngày càng được cải thiện với sự gia tăng của lao động có trình độ kỹ thuật.
Tuy nhiên, cũng tồn tại những hạn chế:
– Lực lượng lao động có trình độ cao vẫn còn hạn chế, tập trung ở một phần nhỏ trong tổng số.
– Một phần lớn lao động chưa qua đào tạo đúng cách, chiếm khoảng 75% tổng số.
– Thiếu tác phong công nghiệp, gây khó khăn cho việc tăng cường hiệu suất lao động.
– Năng suất lao động vẫn còn thấp so với tiềm năng của quốc gia.
– Thu nhập của phần lớn lao động vẫn ở mức thấp.
– Quỹ thời gian lao động chưa được tận dụng hiệu quả.
– Quá trình phân công lao động trong xã hội vẫn đang chậm chạp, chưa linh hoạt và hiệu quả.
Để khắc phục những hạn chế này và tối ưu hóa sức mạnh của nguồn lao động, cần thực hiện các biện pháp như phân bổ lại lao động theo nhu cầu thị trường, tăng cường đào tạo và phát triển kỹ năng cho lao động, và tăng cường công tác hướng nghiệp để đảm bảo một mặt bằng dân trí và nâng cao chất lượng lao động.
3. Nguồn nhân lực lao động là gì?
Nguồn nhân lực là một nguồn lực cho sự phát triển ổn định kinh tế xã hội, đây là những người có khả năng lao động vẫn trong độ tuổi cho phép theo quy định. Nguồn nhân lực lao động còn được hiểu là tổng hợp sức lao động của các cá nhân cùng tham gia vào quá trình lao động để tạo ra các thành phẩm phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống con người. Trong quá trình lao động họ sẽ có cùng yếu tố thể chất và tinh thần cùng hướng đến một mục đích chung trong lao động. Như vậy nguồn nhân lực lao động được hiểu là những người bắt đầu bước vào độ tuổi lao động trở lên theo quay định của pháp luật đều có thể tham gia vào nền sản xuất xã hội.
Để đánh giá được nguồn nhân lực có tốt hay không thường mọi người sẽ xem xét dưới góc độ số lượng và chất lượng. Số lượng của nguồn nhân lực được quyết định dựa vào các chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng dân số. Quy mô dân số càng lớn, tốc độ tăng dân số càng nhanh thì sẽ tỷ lệ thuận với việc tăng quy mô và tốc độ của nguồn nhân lực xã hội. Đối với chất lượng của nguồn nhân lực cũng sẽ được xem xét dựa trên các mặt: tình trạng sức khỏe, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn và năng lực phẩm chất …
4. Vai trò của nguồn nhân lực lao động:
– Con người là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội:
Từ xa xưa con người đã luôn lao động bằng thực lực để sản xuất các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của cuộc sống và phục vụ chính bản thân họ. Tuy nhiên, trong thời đại hiện nay khi sản xuất ngày càng phát triển, phân công lao động ngày càng cao cùng với sự phát triển của công nghệ đã tạo cơ hội cho việc chuyển dần hoạt động lao động từ con người sang máy móc, cũng đã thay đổi tính chất của lao động từ thủ công sang trí tuệ và cơ khí giảm dần sức lao động của con người.
Nhưng ngay cả khi đạt được tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại đến vậy thì vẫn không thể tách rời các nguồn lực của con người khi chính con người đã tạo ra những máy móc thiết bị đó và phải do con người điều khiển thì máy móc cũng mới có thể hoạt động một cách hoàn thiện. Thậm chí, trong quá trình sản xuất máy móc vẫn xảy ra những sai sót khiến cho các sản phẩm bị lỗi thì lại cần đến sức lực của con người để sửa chữa, cải thiện lại sản phẩm một cách hoàn chỉnh.
– Con người là mục tiêu của sự phát triển:
Phát triển kinh tế xã hội đến mức nào thì cuối cùng vẫn là để phục vụ cho cuộc sống và công việc của con người. Con người luôn muốn làm cho cuộc sống ngày càng tốt hơn, xã hội ngày càng văn minh, nên đương nhiên con người sẽ là mục đích và trung tâm chính của những sự phát triển đã thể hiện rõ ràng mối quan hệ giữa người lao động và sản xuất tiêu dùng.
Mặc dù mức độ tiêu dùng được quyết định bởi sự phát triển của sản xuất nhưng cũng chính nhu cầu tiêu dùng của con người tác động tới năng suất sản xuất và định hướng phát triển của sản xuất thông quan hệ cung cầu hàng hoá trên thị trường. Trên thị trường khi nhu cầu tiêu dùng của một sản phẩm tăng lên thì cũng sẽ thu hút lao động cần thiết để sản xuất ra mặt hàng đó và ngược lại.
Nhu cầu của con người vô cùng phong phú và thay đổi qua từng giai đoạn những nhu cầu này bao gồm nhu cầu về vật chất, nhu cầu về tinh thần. Chính những nhu cầu này sẽ quyết định đến số lượng và chất lượng của sản phẩm và với từng tầng lớp khách hàng khác nhau cũng sẽ có phân khúc sản phẩm khác nhau.
– Yếu tố con người trong phát triển kinh tế xã hội:
Con người không chỉ là mục tiêu, động lực của sự phát triển trong lao động mà con người cũng là các chủ thể tạo ra sự phát triển đó. Trong suốt quá trình phát triển của lịch sử con người đã chứng minh cần phải có sự lao động chăm chỉ mới tạo ra được một thế giới như thời điểm hiện tại. Trong mỗi giai đoạn phát triển con người sẽ càng hoàn thiện nâng cao các khả năng của bản thân để tăng thêm sự cải thiện chất lượng cuộc sống, chinh phục những điều khó hơn. Một đất nước có thể phát triển mạnh mẽ hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ khoa học và công nghệ của nghệ của nước đó. Trình độ khoa học và công nghệ lại phụ thuộc vào khả năng và chuyên môn của con người. Do đó, các quốc gia càng phát triển công nghệ lại càng có nhiều ưu thế trong kinh tế xã hội.
Con người không chỉ là mục tiêu, động lực của sự phát triển trong lao động mà con người cũng là các chủ thể tạo ra sự phát triển.
– Đóng góp vào sự đổi mới và sáng tạo:
Nhân lực được coi là “tài sản sống” của một tổ chức, vì họ mang trong mình kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm. Nhân viên có khả năng tư duy sáng tạo, đưa ra ý tưởng mới và giải quyết các vấn đề phức tạp. Sự đổi mới và sáng tạo của nguồn nhân lực giúp tổ chức nâng cao hiệu suất và cạnh tranh trong môi trường kinh doanh.
– Thúc đẩy hiệu suất và đạt được mục tiêu:
Nhân viên có vai trò quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ và đạt được mục tiêu của tổ chức. Kỹ năng và năng lực của họ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất làm việc, sản xuất và chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ. Nếu có nguồn nhân lực chất lượng cao, tổ chức có thể đạt được hiệu suất tối đa và tiến gần hơn đến mục tiêu của mình.
– Xây dựng lợi thế cạnh tranh:
Nguồn nhân lực giúp xây dựng lợi thế cạnh tranh cho một tổ chức. Khi có một đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng tốt và sáng tạo, tổ chức sẽ có khả năng ứng phó với thay đổi, cạnh tranh hiệu quả và thích ứng với môi trường kinh doanh biến đổi.
– Tạo ra giá trị và phát triển bền vững:
Nhân lực đóng góp vào tạo ra giá trị cho tổ chức và đảm bảo sự phát triển bền vững. Được đào tạo, phát triển và đánh giá thích hợp, nguồn nhân lực sẽ nâng cao trình độ chuyên môn và tư duy, tạo ra lợi ích cho cả nhân viên và tổ chức. Nhân viên tự tin và hài lòng với công việc của mình sẽ có xu hướng duy trì và phát triển trong tổ chức.
THAM KHẢO THÊM: