Đặc điểm khí hậu nước ta là một kiến thức vô cùng bổ ích và quan trọng trong bộ môn Địa lý và cả mỗi chúng ta đều nên nắm được. Vậy khí hậu nước ta có đặc điểm như thế nào? Đặc điểm khí hậu mỗi miền có khác nhau không? Cùng bài viết này tìm hiểu nhé:
Mục lục bài viết
1. Khái quát chung về đặc điểm khí hậu nước ta:
1.1. Tính chất nhiệt đới:
Do toàn bộ diện tích của nước ta nằm giữa vùng giới hạn phía nam và phía bắc của mặt cực nên khí hậu đều có sự ảnh hưởng của không khí vùng cực và không khí nhiệt đới. Vì vậy, hàng năm nước ta đón lượng bức xạ lớn từ mặt trời, cán cân bức xạ luôn đạt dương, làm cho nước ta có một nền nhiệt lớn, đặc biệt là các tỉnh khu vực phía Nam càng gần với xích đạo.
Nhiệt độ trung bình trên cả nước hàng năm từ 22 đến 27 độ C, con số này nằm trong và vượt quá khung tiêu chuẩn của nền khí hậu nhiệt đới.
1.2. Tính chất ẩm:
Nước ta có lượng mưa lớn trong năm phân đều ở các khu vực, trung bình khá lớn từ 700mm đếm 5000mm, tuy nhiên thực tế thì chỉ nhận được 1400 đến 2400mm. Lượng mưa này xuất hiện chủ yếu 80 đến 90% là trong mùa mưa hàng năm.
1.3 Tính chất gió mùa:
– Gió mùa mùa đông bao gồm Gió mùa đông bắc và gió tín phong bán cầu Bắc.
Gió mùa đông bắc hoạt động từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau ở miền Bắc. Khu vực chịu tác động trực tiếp của khối khí lạnh phương Bắc là ở khu vực các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ Việt Nam. Kiểu thời tiết đặc trưng nhất là đầu mùa đông thường lạnh khô, về cuối gió mùa sẽ trở nên lạnh ẩm. Ở phía Nam không có gió màu đông bắc vì khi di chuyển xuống phía Nam sẽ bị dãy Bạch Mã chặn lại không qua được.
Gió Tín phong bán cầu Bắc sẽ xuất hiện từ Đà Nẵng ở vĩ tuyến 160B trở vào Nam. Gió Tín phong bán cầu Bắc sẽ thổi theo hướng Đông Bắc gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ. Đây cũng chính là nguyên nân tạo nên mùa khô ở khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên.
– Gió Mùa Mùa Hạ
Vào đầu mùa hạ sẽ xuất hiện khối khí nhiệt đới ẩm xuất phát từ Bắc Ấn Độ Dương sẽ di chuyển theo hướng Tây Nam vào nước ta gây ra mưa lớn và kéo dài cho các tỉnh đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Lúc này sẽ xuất hiện hiệu ứng phơn ở vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần Nam của khu vực Tây Bắc. Giáo mùa Tây Nam kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới gây mưa lớn vào mùa hạ ở cả hai miền Nam và Bắc.
Như vậy, nước ta có khí hậu đa dạng và thất thường. Hiện nay, trước sự ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính, khí hậu nước ta càng thể hiện sự thay đổi thất thường rõ ràng hơn như: có năm rét sớm, có năm rét muộn, có năm mưa lớn, năm lại ít mưa, khô hạn, có năm ít bão, cí năm năm nhiều bão… và các hiện tượng nhiễu loạn toàn cầu như En Nino và La Nina đã có những tác động tiêu cực đến khí hậu nước ta.
2. Đặc điểm khí hậu đặc trưng của lãnh thổ phía Nam nước ta:
2.1. Khí hậu miền Nam có đặc điểm gì?
Miền Nam nước ta mang sắc thái của khí hậu đặc trưng là kiểu khí hậu cận xích đạo gió mùa. Khí hậu ở miền nam không giống với khí hậu ở miền Bắc, đặc trưng khí hậu của miền Nam thường sẽ có 2 mùa rõ rệt trong năm là: mùa mưa và mùa khô.
Nhiệt độ ở miền Nam nóng đều quanh năm, khí hậu luôn ở mức cao với biên độ nhiệt nhỏ (dưới 9 độ C) hơn so với khu vực Bắc Bạch Mã, nhiệt độ trung bình năm thường ở mức 25 – 27 độ C ở khu vực đồng bằng, khu vực miền núi có nhiệt độ thấp hơn, trung bình khoảng 21 độ C. Miền Nam nước ta không có mùa đông lạnh bởi các mặt trận lạnh xâm nhập vào miền Bắc thường xuyên hơn.
Mùa mưa thường bắt đầu từ cuối tháng 4 hoặc vào đầu tháng 5 và kéo dài đến tháng 10. Lượng mưa trung bình hằng năm thường rất lớn, khoảng từ 1500mm đến 2000mm trên một năm. Độ ẩm tương đối cao và mức cân bằng ẩm luôn dương. Tuy nhiên, chế độ mưa thường không đồng nhất. Cụ thể, các khu vực ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có mùa khô kéo dài hơn là mùa mưa, mùa mưa ở đây thường đến muộn và chỉ tập trung trong thời gian ngắn. Còn ở các tỉnh thành thuộc khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên tuy có mùa mưa kéo dài khoảng 6 tháng và chiếm đến 80% lượng mưa của cả năm, nhưng đến mùa khô thường rất nắng nóng và thường xuyên xảy ra hiện tượng thiếu nước. Tuy nhiên, mùa khô ở miền Nam không phải chịu ảnh hưởng của gió Phơn nên khá dễ chịu.
Mang sắc thái khí hậu cận xích đạo gió mùa nên cảnh quan thiên nhiên và thành phần sinh vật tiêu biểu ở miền Nam cũng mang đặc trưng của đới rừng cận xích đạo gió mùa. Trong rừng xuất hiện nhiều loài cây chịu hạn, có nơi hình thành loại rừng thưa nhiệt đới khô, nhiều nhất ở Tây Nguyên. Động vật tiêu biểu là các loài thú lớn vùng nhiệt đới và xích đạo như voi, hổ, báo, bò rừng… Vùng đầm lầy có trăn, rắn, cá sấu….
2.2. Thời tiết, khí hậu của từng khu vực ở miền Nam:
Ngoài các đặc điểm đặc trưng kể trên, khí hậu miền Nam còn có sự phân hóa đa dạng dựa theo từng khu vực.
– Khí hậu khu vực Tây Nam Bộ:
Miền Tây Nam Bộ ở miền Nam là một khu vực nổi tiếng với tên gọi “Miền Tây Sông Nước” với hệ thống kênh rạch chằng chịt, sông ngòi dày đặc có nguồn nước từ sông Cửu Long.
Nhiệt độ trung bình năm tại khu vực Tây Nam Bộ nằm trong khoảng 28 độ C và hầu như ổn định quanh năm, thời tiết mưa thuận gió hòa. Mùa mưa ở đây thường kéo dài 7 tháng, bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc vào tháng 11 gắn liền với mùa nước nổi diễn ra từ khoảng tháng 7 đến tháng 11 dương lịch (có nơi bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 10) tạo thành một nét đặc trưng mà chỉ miền này mới có. Tiếp sau đó là mùa khô sẽ bắt đầu vào tháng 12 và kết thúc vào tháng 4 năm sau.
– Khí hậu khu vực Đông Nam Bộ:
Các tỉnh thành thuộc khu vực Đông Nam Bộ bao gồm có thành phố Hồ Chí Minh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu. Cũng giống như vùng Tây Nam Bộ, thời tiết tại Đông Nam Bộ hầu như không có sự thay đổi trong năm. Khí hậu ở Đông Nam Bộ tương đối điều hòa và ít khi xảy ra thiên tai, mang những nét đặc trưng của vùng khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt cao quanh năm. Tuy nhiên, Đông Nam Bộ là khu vực có lượng mưa, thấp nhất, vào mùa khô thường ít khi có mưa nên ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt của người dân.
– Khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long:
Khí hậu tại khu vực đồng bằng Sông Cửu Long thể hiện rất rõ tính chất của khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, nhiệt độ cao và ổn định trong khoàng 25-27 độ C, tổng số giờ nắng trung bình một năm lên đến 2.200 – 2.700 giờ. Lượng mưa hàng năm ở khu vực này lớn, trong khoảng từ 1300 – 2000mm, lượng mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 11. Vì vậy mà khí hậu ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long rất thuận lợi cho người dân nuôi trồng các loại cây nhiệt đới cho năng suất khá cao, có thể tiến hành xen canh, gối vụ.
3. Một số câu hỏi vận dụng:
Câu 1: Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam( từ dãy Bạch Mã trở vào) đặc trưng cho vùng khí hậu?
A. Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh
B. Cận xích đạo gió mùa
C. Cận nhiệt đơi hải dương
D. Nhiệt đới lục địa khô
Đáp án: B
Đáo án: A
Đáp án: B
D. Mùa mưa và mùa khô.
Đáp án: B
Đáp án: B
Đáp án: A
Câu 7: Đặc điểm và nhiệt độ của khí hậu phần lãnh thổ phía Nam( từ dãy Bạch Mã trở vào ) là:
Câu 8: Đặc điểm khí hậu đặc trưng của phần lãnh thổ phía Nam nước ta là gì?
A. nóng quanh năm
B. biên độ nhiệt độ năm lớn
C. có 3 tháng lạnh
D. mưa đều trong năm
Đáp án: A
Câu 9: Ranh giới giữa hai miền khí hậu Bắc và Nam là dãy núi:
A. Hoàng Liên Sơn
B. Trường Sơn Bắc
C. Bạch Mã
Đáp án: C
Câu 10: Tính chất đa dạng của khí hậu nước ta thể hiện:
A. Nhiệt độ trung bình năm cao, lượng mưa lớn
B. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió có tính chất trái ngược nhau.
C. Khí hậu nước ta phân hóa mạnh mẽ theo không gian và theo thời gian.
D. Có bão nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán xảy ra.