Hiện nay trong xã hội phát triển thì quan hệ lao động không còn xa lạ với mỗi chúng ta, nó được hiểu là các quan hệ xã hội phát sinh từ việc thuê mướn sử dụng lao động và trả công giữa người sử dụng lao động và người lao động theo quy định của pháp luật dựa trên cơ sở hợp đồng lao động. Vậy quan hệ lao động là gì? Đặc điểm của quan hệ lao động như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quan hệ lao động là gì?
Khoản 5 Điều 3
Quan hệ lao động là một trong các bộ phận cấu thành của quan hệ sản xuất trên thực tế và, thuộc nhóm các quan hệ tổ chức, quản lí và phụ thuộc vào quan hệ sở hữu được quy định
Trong mối quan hệ lao động này, một bên tham gia với tư cách là người lao động, người lao động có nghĩa vụ phải thực hiện công việc theo yêu cầu của bên kia và có quyền nhận thù lao từ công việc đó
Một bên kia là bên thứ hai người sử dụng lao động, và người sử dụng lao động có quyền sử dụng sức lao động của người lao động và có nghĩa vụ trả thù lao về việc sử dụng lao động đó. Nội dung quan hệ lao động còn bao gồm các vấn đề về thời gian lao động, và sự chi phối của các bên đến điều kiện lao động và trình tự tiến hành công việc, phân phổi sản phẩm… Yếu tố cơ bản nhất của quan hệ lao động là vấn đề sử dụng lao động nên cũng có thể gọi đó là quan hệ sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.
2. Đặc điểm của quan hệ lao động:
Ở nước ta, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển trên cơ sở của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp mà ở đó trong một thời kỳ dài các quan hệ kinh tế, quan hệ xã hội, quan hệ lao động được điều chỉnh bằng phương pháp mệnh lệnh phục tùng, do vậy, vấn đề việc làm, tiền lương, phúc lợi… đều được Nhà nước bao cấp toàn bộ. Nên nhiều người đã từng sống và làm việc trong thời kỳ ấy không lạ lẫm gì với quan niệm coi lao động là một giá trị xã hội và tinh thần cao nhất, phi thị trường, thoát ra ngoài sự trao đổi về vật chất. Từ khi đất nước chuyển mình sang thời kỳ đổi mới, lao động cũng không thể nằm bên ngoài các quan hệ thị trường. Hơn nữa, mô hình kinh tế thị trường ở nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tất cả những điều đó tạo ra những nét đặc trưng của quan hệ lao động ở Việt Nam. Với khái niệm này thì có thể thấy, quan hệ lao động có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, chủ thể của quan hệ lao động là người lao động và người sử dụng lao động. Theo quy định tại khoản 1 Điều 3
Thứ hai, trong quan hệ lao động, người lao động luôn phụ thuộc vào người sử dụng lao động. Cụ thể:
Về mặt pháp lý, người sử dụng lao động có quyền tổ chức, quản lý quá trình lao động của người lao động và người lao động phải tuân thủ. Bởi người sử dụng lao động là người có quyền sở hữu tài sản mà các yếu tố cấu thành nên quan hệ sản xuất luôn chịu sự chi phối của quan hệ sở hữu. Bên cạnh đó, người sử dụng lao động còn bỏ tiền ra để mua sức lao động của người lao động, muốn cho việc sử dụng sức lao động đó đạt hiệu quả đòi hỏi người sử dụng lao động phải quản lý nó một cách khoa học và phù hợp.
Về mặt lợi ích kinh tế, giữa người sử dụng lao động và người lao động vừa có sự mâu thuẫn, vừa có sự thống nhất phụ thuộc lẫn nhau. Ở khía cạnh nhất định, người sử dụng lao động luôn muốn giảm tới mức thấp nhất các khoản chi phí trong đó có vấn đề tiền lương của người lao động để tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, tiền lương và thu nhập trong quan hệ lao động lại là nguồn sống chủ yếu của người lao động.
Như vậy có thể thấy, sự phụ thuộc của người lao động là đặc điểm quan trọng để phận biệt quan hệ lao động với các quan hệ tương đồng và là căn cứ để xác định đối tượng điều chỉnh của luật lao động.
Thứ ba, quan hệ lao động chứa đồng bộ các yếu tố kinh tế và xã hội. Biểu hiện của đặc điểm này đó là quan hệ lao động không chỉ liên quan đến việc làm, giải quyết việc làm, hạn chế thất nghiệp, bảo đảm đời sống của người lao động, giảm thiểu các tình trạng tệ nạn xã hội…mà còn liên quan đến nguồn nhân lực, thu hút đầu tư, tăng trưởng và phát triển kinh tế.
3. Quan hệ lao động trong Công việc của người quản lý lao động là gì?
Công việc quản lý lao động hiện nay được rất nhiều công ty lớn chia thành một phân hệ chính trong bộ phận nhân sự, cụ thể, người quản lý lao động sẽ cần đảm đương một số công việc như:
+ Chịu trách nhiệm chính trong các vấn đề liên quan đến xây dựng chính sách, quy trình, quy định và các văn bản nội bộ có liên quan đến Người lao động được ban hành trong Bộ phận Nhân sự. Đồng thời, kiểm soát và rà soát lại các hoạt động của Bộ phận Nhân sự về việc thực thi các quy trình, quy định có tuân thủ theo đúng yêu cầu hay không.
+ Vị trí này sẽ là cầu nối giữa người lao động và Ban giám đốc để hỗ trợ xây dựng, phát triển các chương trình, chính sách dành cho đội ngũ nhân lực luôn được cải tiến thông qua các quá đình đóng góp của các bộ phận. Đồng thời, sẽ là người người kiểm soát các kết quả thực hiện quy định của các cấp nhân sự ở các bộ phận có tính tuân thủ quy định hay không, những sai phạm được phát hiện sẽ do vị trí này đảm nhận việc đề xuất hướng xử lý kỷ luật tuân thủ đúng quy trình pháp luật ban hành.
4. Xây dựng quan hệ lao động:
Tại Điều 7. Xây dựng quan hệ lao động
1. Quan hệ lao động được xác lập qua đối thoại, thương lượng, thỏa thuận theo nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau.
2. Người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động và người lao động, tổ chức đại diện người lao động xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định với sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Công đoàn tham gia cùng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định; giám sát việc thi hành quy định của pháp luật về lao động; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
4. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động khác được thành lập theo quy định của pháp luật có vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, tham gia xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.
Như vậy, Xây dựng quan hệ lao động được quy định cụ thể dựa trên bộ Luật lao động về các nguyên tắc theo quy định như trên, cụ thể là Quan hệ lao động được xác lập qua đối thoại, thương lượng, thỏa thuận theo nguyên tắc tụ nguyên, vì các quan hệ lao động thông qua các hợp đồng lao động để xác lập về qyền và nghĩa vụ và theo nguyên tắc tiến bộ, hài hòa và ổn định với sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phát triển hơn nữa các quan hệ lao động
Ngoài ra Công đoàn tham gia cùng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ xây dựng quan hệ lao động để góp phần thúc đẩy quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định hơn, và các cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định trên cũng cần có vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, tham gia xây dựng quan hệ lao động theo quy định.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Bộ Luật Lao Động 2019