Khái niệm nghĩa vụ dân sự? Đặc điểm của nghĩa vụ dân sự và Lấy ví dụ về nghĩa vụ dân sự? Căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự?
Nghĩa vụ dân sự là việc các bên phải thực hiện các công việc hay trách nhiệm đối với nghĩa vụ đó và được phát sinh trong các quan hệ khác nhau được pháp luật quy định cụ thể tại
Cơ sở pháp lý: Bộ Luật Dân Sự 2015
Luật sư
1. Khái niệm nghĩa vụ dân sự
Nghĩa vụ, theo nghĩa chung nhất là việc mà theo quy định của pháp luật hay vì đạo đức mà bắt buộc phải làm hoặc không được làm đối với xã hội, đối với người khác. Theo cách hiểu này thì nghĩa vụ là mối liên hệ giữa hai hay nhiều người với nhau, trong đó một bên phải thực hiện hoặc không được thực hiện một hoặc một số hành vi nhất định vì lợi ích của bên kia. hay nói cách khác Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền)
2. Đặc điểm của nghĩa vụ dân sự và Lấy ví dụ về nghĩa vụ dân sự?
Bộ luật Dân sự (BLDS) quy định về nghĩa vụ dân sự (NVDS) tại Điều 280 như sau:
“Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền)”.
Từ quy định trên có thể thấy: NVDS là một loại quan hệ, trong đó phải có ít nhất là hai bên (bên có quyền, bên có nghĩa vụ) mỗi bên có thể có một hoặc nhiều chủ thể tham gia. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện yêu cầu của bên có quyền, nếu không thực hiện, thực hiện không đúng yêu cầu thì phải gánh chịu hậu quả pháp lý nhất định. Tiếp đó, NVDS là một loại quan hệ pháp luật dân sự, do vậy cũng mang những đặc điểm chung của loại quan hệ này. Bên cạnh đó, NVDS vẫn có những nét đặc thù, riêng biệt cụ thể:
Thứ nhất, NVDS là một loại quan hệ tài sản: Quan hệ tài sản được hiểu là mỗi quan hệ giữa các bên thông qua một lợi ích vật chất cụ thể mà các bên cùng hướng tới. Từ Điều 280 BLDS có thể thấy hành vi thực hiện nghĩa vụ có thể là sự chuyển dịch tài sản (vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản) giữa các bên hoặc là một loại quan hệ mà trong đó có ít nhất một bên được hưởng lợi (vd: Bồi thường thiệt hại, thực hiện công việc ủy quyền…). Tuy nhiên dù có là một quan hệ chuyển dịch tài sản hay là quan hệ mà trong đó có ít nhất một bên được hưởng lợi thì về bản chất NVDS là một quan hệ tài sản.
Thứ hai, NVDS là mối quan hệ pháp lý ràng buộc giữa các bên chủ thể: Đặc điểm trên cho thấy tính cưỡng chế thi hành của loại quan hệ này. NVDS khác với Nghĩa vụ tự nhiên ở chỗ nó được Nhà nước công nhận và được đảm bảo thi hành bởi pháp luật. Mặc dù nghĩa vụ dân sự là quan hệ giữa các bên nhằm hướng tới một lợi ích nhất định, tuy nhiên lợi ích mà các bên hướng tới không được trái với ý chí của nhà nước và nhà nước sẽ kiểm soát việc sự thỏa thuận cũng như việc thực hiện NVDS thông qua việc quy định những quyền và nghĩa vụ cụ thể đối với từng loại NVDS.
Thứ ba, hành vi thực hiện NVDS của chủ thể có nghĩa vụ luôn mang lại lợi ích cho chủ thể có quyền: Xuất phát từ mục đích của các bên chủ thể khi tham gia quan hệ NVDS là hướng tới một lợi ích nhất định (vật chất hoặc tinh thần) do đó, thông qua hành vi thực hiện NVDS mà lợi ích của các chủ thể sẽ đạt được.
Thứ tư, NVDS là một loại quan hệ đối nhân (quyền đối nhân): Quan hệ đối nhân là quan hệ mà trong đó một bên chủ thể có quyền đối với một bên xác định , hoặc cả hai bên đều có những quyền và nghĩa vụ nhất định đối với nhau. Quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể trong quan hệ NVDS vừa đối lập lại vừa có mối quan biện chứng với nhau.
Ví dụ, trong quan hệ hợp đòng cho vay, bên có quyền đòi nợ là người đã cho vay, bên có nghĩa vụ trả nợ là người vay nhưng cũng có thể người phải trả khoản nợ đó lại là người thứ ba (là người bảo lãnh đã được các bên xác định trước). với các đặc điểm này mà quan hệ pháp luật về nghĩa vụ được coi là loại quan hệ pháp luật tương đối. và Đồng thời cũng qua đặc điểm này, chúng ta thấy rằng quan hệ pháp luật về nghĩa vụ hoàn toàn khác với quan hệ pháp luật về sở hữu. Trong quyền sở hữu, chỉ có chủ thể mang quyền là được xác định cụ thể nên tất cả các chủ thể khác đều phải có nghĩa vụ tôn trọng các quyền dân sự của chủ thể mang quyền đó. Chủ sở hữu tự thực hiện các quyền đối với tài sản để đáp ứng các nhu cầu của mình, vì vậy quyền dân sự trong quan hệ pháp luật về sở hữu là quyền tuyệt đối theo quy định của pháp luật
3. Căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự
Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó quy định một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, và thực hiện công việc trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền) theo quy định của pháp luật, căn cứ xác định nghĩa vụ được quy định cụ thể tại Điều 275. Căn cứ phát sinh nghĩa vụ Bộ Luật dân sự 2015 được quy định như sau:
3. 1. Hợp đồng.
Hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 “là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Hợp đồng được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên về việc mua bán, và trao đổi, tặng cho, cho vay, cho thuê, mượn tài sản hoặc về việc thực hiện một công việc, Căn cứ theo đó làm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các bên trong hợp đồng. Với tính chất này, khi các bên thỏa thuận nhằm làm phát sinh, làm thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của nhau thì đây sẽ là căn cứ hình thành nghĩa vụ theo quy định của pháp luật
3. 2. Hành vi pháp lý đơn phương
Đối với các Hành vi pháp lý đơn phương là hành vi của cá nhân thể hiện ý chí tự do, tự nguyện, tự định đoạt của bản thân nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Khi một người thực hiện một hành vi pháp ký đơn phương thì có thể làm phát sinh nghĩa vụ của người đó với người khác hoặc phát sinh nghĩa vụ của người khác với người thứ ba theo quy định
3.3. Thực hiện công việc không có ủy quyền.
Thực hiện công việc không có ủy quyền được hiểu là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó vì lợi ích của người mà có công việc được thực hiện trong các trường hợp khác nhau theo quy định của pháp luật
3.4. Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
Chiếm hữu sử dụng tài sản đó là việc Khi một người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật sẽ làm phát sinh nghĩa vụ hoàn trả của người đó kể từ khi người đó có khoản lợi trong tay. và nghĩa vụ phát sinh Từ thời điểm người đó biết hoặc phải biết việc được lợi thì phải hoàn trả khoản lợi mà mình đã thu được theo quy định
3.5. Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật.
Đối với hành vi gây thiệt hại đó là Thực hiện hành vi gây thiệt hại trái pháp luật sẽ phát sinh quan hệ bồi thường thiệt hại. nghĩa vụ phát sinh Trong quan hệ này, bên gây thiệt hại phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường cho bên bị thiệt hại.
3.6. Căn cứ khác do pháp luật quy định.
Các nghĩa vụ phát sinh khác theo các Trường hợp này do pháp luật khác quy định, để tránh sự bỏ sót phát sinh trong thực tiễn. Đó là những căn cứ pháp lý do pháp luật quy định điều chỉnh các quan hệ nghĩa vụ về tài sản giữa các chủ thể trong quan hệ xã hội thuộc lĩnh vực dân sự quy định
Một trong những nguyên tắc để thực hiện được quyền và nghĩa vụ từ sự thỏa thuận hoặc pháp luật của các bên, đối tượng là tài sản, công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện cần phải xác định được một cách rõ ràng. Điều này hoàn toàn là sự phù hợp, khi đối tượng không thể xác định thì các bên chủ thể không thể tác động vào đó để thỏa mãn các nhu cầu, lợi ích của mình. Đồng thời, các bên chủ thể càng không thể tạo ra các quyền và nghĩa vụ một cách cụ thể.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Đặc điểm của nghĩa vụ dân sự? Lấy ví dụ về nghĩa vụ dân sự? và các thông tin pháp lý khác dựa trên các quy định của pháp luật hiện hành