Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
    • Tư vấn pháp luật đất đai
    • Tư vấn pháp luật hôn nhân
    • Tư vấn pháp luật hình sự
    • Tư vấn pháp luật lao động
    • Tư vấn pháp luật dân sự
    • Tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội
    • Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
    • Tư vấn pháp luật thừa kế
    • Tư vấn pháp luật đấu thầu
    • Tư vấn pháp luật giao thông
    • Tư vấn pháp luật hành chính
    • Tư vấn pháp luật xây dựng
    • Tư vấn pháp luật thương mại
    • Tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự
    • Tư vấn pháp luật đầu tư
    • Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ
    • Tư vấn pháp luật tài chính
    • Tư vấn pháp luật thuế
  • Hỏi đáp pháp luật
    • Hỏi đáp pháp luật dân sự
    • Hỏi đáp pháp luật hôn nhân
    • Hỏi đáp pháp luật giao thông
    • Hỏi đáp pháp luật lao động
    • Hỏi đáp pháp luật nghĩa vụ quân sự
    • Hỏi đáp pháp luật thuế
    • Hỏi đáp pháp luật doanh nghiệp
    • Hỏi đáp pháp luật sở hữu trí tuệ
    • Hỏi đáp pháp luật đất đai
    • Hỏi đáp pháp luật hình sự
    • Hỏi đáp pháp luật hành chính
    • Hỏi đáp pháp luật thừa kế
    • Hỏi đáp pháp luật thương mại
    • Hỏi đáp pháp luật đầu tư
    • Hỏi đáp pháp luật xây dựng
    • Hỏi đáp pháp luật đấu thầu
  • Yêu cầu báo giá
  • Đặt lịch hẹn
  • Đặt câu hỏi
  • Văn bản – Biểu mẫu
    • Văn bản luật
    • Biểu mẫu
  • Dịch vụ
    • Dịch vụ Luật sư
    • Dịch vụ nổi bật
    • Chuyên gia tâm lý
  • Blog Luật
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • Bài viết
    liên quan

Cùng học Luật

Đặc điểm của hình phạt trong hệ thống pháp luật phong kiến Việt Nam

Trang chủ » Cùng học Luật » Đặc điểm của hình phạt trong hệ thống pháp luật phong kiến Việt Nam
  • 12/08/202012/08/2020
  • bởi Công ty Luật Dương Gia
  • Công ty Luật Dương Gia
    12/08/2020
    Cùng học Luật
    0

    Đặc điểm của hình phạt trong hệ thống pháp luật phong kiến Việt Nam. Bài tập học kỳ Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam 8 điểm.

    Đặc điểm của hình phạt trong hệ thống pháp luật phong kiến Việt Nam


    Đặc điểm của hình phạt trong hệ thống pháp luật phong kiến Việt Nam


    MỞ ĐẦU

    Trong lịch sử tồn tại và phát triển của các nhà nước phong kiến Việt Nam, pháp luật luôn giữ một vai trò quan trọng trong việc giúp các nhà quân chủ điều hành đất nước. Bên cạnh việc dùng “đức trị” tức là dùng lễ để đưa dân chúng hướng tới một chuẩn mực đạo đức được đề ra trong xã hội thì “hình phạt” cũng là một công cụ hữu hiệu giúp nhà nước phong kiến bảo vệ được địa vị, quyền lợi và củng cố trật tự xã hội. Để tìm hiểu kĩ hơn về hình phạt cũng như đặc điểm của hình phạt trong pháp luật phong kiến Việt Nam, em đã chọn đề bài tập lớn của mình là: “Đặc điểm của hình phạt trong hệ thống pháp luật phong kiến Việt Nam”

    NỘI DUNG

    Theo như quan niệm của luật hình hiện đại thì hình phạt là chế tài đặc trưng riêng của luật hình và chỉ áp dụng với tội phạm. Nhưng đối với các nhà làm luật phong kiến thì có quan niệm rất rộng về hình phạt đó là hình phạt là chế tài phổ biến đối với các hành vi vi phạm dù trong lĩnh vực hình sự, dân sự, hành chính, hôn nhân gia đình hay luân thường đạo lý…Chính quan niệm đó đã làm cho hệ thống hình phạt trong pháp luật phong kiến Việt Nam mang những đặc điểm riêng biệt sau:

    I. Hình phạt thể hiện tính dã man, tàn bạo

    Trong xã hội phong kiến Việt Nam, hình phạt luôn có tính dã man, hà khắc và tàn bạo, chủ yếu tác động vào thân thể người phạm tội. Đặc điểm này của hình phạt trong pháp luật phong kiến Việt Nam chủ yếu bị chi phối bởi nhiều yếu tố của lịch sử, đặc biệt là sự ảnh hưởng từ hệ thống hình phạt của pháp luật phong kiến Trung Quốc.

    Pháp luật thời Ngô – Đinh – Tiền Lê chỉ được phản ánh rất ít trong Đại Việt sử ký toàn thư như năm 968, Đinh Tiên Hoàng “muốn dùng uy chế ngự thiên hạ, bèn đặt vác lớn ở sân triều, nuôi hổ dữ trong cũi, hạ lệnh rằng: “Kẻ nào trái phép phải chịu tội bỏ vạc dầu, cho hổ ăn”. Mọi người đều phục sợ, không ai dám phạm, vua đặt triều nghi”… Ngoài ra theo Tống sử, thời Tiền Lê, quan lại “tả hữu có lỗi nhỏ cũng giết đi, hoặc đánh từ 100 đến 200 roi. Bọn quan giúp việc, ai hơi có việc gì làm phật ý cũng đánh từ 30 đến 50 roi…” Tuy nhiên sự hà khắc này chỉ áp dụng với các thế lực cát cứ và chống đối trong thời kì đầu của nhà nước khi mới được dựng lên còn đối với dân chúng thì  phải “khoan dung, giản dị, nhân dân được yên vui”.

    Sang đến thời Lý – Trần – Hồ thì tính chất dã man, tàn bạo này được thể hiện rõ hơn trong từng hình phạt của hệ thống ngũ hình cũng như ngoài ngũ hình. Cho đến các triều đại sau này thì hệ thống ngũ hình vẫn tiếp tục được sử dụng thể hiện ở việc nó được quy định trong cả các bộ luật thành văn kể cả triều Lê và triều Nguyễn đó là bộ Quốc Triều hình luật (thời Lê) và Hoàng Việt Luật lệ (thời Nguyễn).

    Xem thêm: Vị trí của luật thành văn trong các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Common Law

    Ngũ hình là nhóm chế tài có nguồn gốc từ pháp luật phong kiến Trung Quốc, được các nhà làm luật Đại Việt thời Lý – Trần vận dụng đầu tiên. Ngũ hình gồm có: Xuy: Đánh bằng roi; Trượng: Đánh bằng gậy; Đồ: Tù khổ sai; Lưu: Bị tù đầy ở nơi xa; Tử: Bị giết chết. Ví dụ về “tử”: trong ngũ hình thì đây là hình phạt nghiêm khắc nhất, hình phạt này được quy định áp dụng độc lập. Hình phạt tử là hình phạt nặng nhất và dã man nhất của hệ thống hình phạt trong pháp luật phong kiến. Dưới triều Nguyễn, bộ Hoàng Việt Luật lệ chép lại nguyên văn luật nhà Thanh quy định 2 hình thức tử hình là giảo (thắt cổ) và trảm (chém). Theo như Quốc Triều hình luật thì tử hình có các bậc tuỳ theo mức nặng nhẹ: giảo, trảm, trảm kiều (chém bêu đầu), lăng trì (xẻo chậm, róc thịt cho chết dần): tội nhân sẽ bị trói chặt vào cột, khi nghe tiếng hiệu lệnh phát ra đều đặn như tiếng trống, đao phủ sẽ xẻo một miếng thịt trên cơ thể phạm nhân xong lại chờ hiệu lệnh tiếp theo. Như vậy ta có thể thấy tính tàn bạo được thể hiện trong hệ thống ngũ hình.

    >>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

    >>> Ấn vào đây để tải toàn văn văn bản

    Xem thêm: Những chuyển biến về nhà nước của triều Nguyễn trong thời kì Pháp thuộc

    Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật Dương Gia

    Chức vụ: Chủ sở hữu Website

    Lĩnh vực tư vấn: Luật sư tư vấn, tranh tụng

    Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 06 năm

    Tổng số bài viết: 31.057 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Bạn có thể tham khảo các bài viết khác có liên quan của Luật Dương Gia:

    - Những chuyển biến về nhà nước của triều Nguyễn trong thời kì Pháp thuộc
    - Luật thành văn trong hệ thống common law
    - So sánh những cải cách ở cấp xã của Hoàng đế Lê Thánh Tông và Minh Mệnh
    - Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam
    - Lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động công chứng, chứng thực
    - Quy luật thay thế các kiểu nhà nước
    Xem thêm
    5.0
    01

    Tags:

    Pháp luật thành văn

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    Các tin cùng chuyên mục
    Phân tích khái niệm và đặc điểm công sở
    Những điểm hạn chế của hệ thống pháp luật Việt Nam
    Phẩm chất đạo đức là gì? Phân tích những phẩm chất đạo đức cơ bản của người Việt Nam
    Bài tập tình huống Luật hình sự
    Yêu cầu về tính hợp pháp, hợp lý của quyết định hành chính
    Nguyên tắc phân quyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản
    Xác định tư cách đương sự và Tòa án có thẩm quyền giải quyết trong vụ án ly hôn
    Phân tích một vụ việc thực tiễn về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
    Các tin mới nhất
    Nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lí hành chính nhà nước
    Trưng dụng đất là gì? Phân biệt giữa thu hồi đất và trưng dụng đất?
    Tham ô là gì? Tham ô tài sản khác tham nhũng tài sản như thế nào?
    Giấy chứng sinh là gì? Thủ tục cấp giấy chứng sinh cho trẻ sinh tại nhà?
    Giấy chứng tử là gì? Hướng dẫn chi tiết thủ tục xin đăng ký khai tử?
    Tố tụng dân sự là gì? Phân biệt giữa tố tụng dân sự và tố tụng hình sự?
    Tập quán pháp là gì? Lấy ví dụ và điều kiện áp dụng tập quán pháp?
    Kháng cáo là gì? Quy định về kháng cáo, thời hạn kháng cáo?
    Tìm kiếm tin tức

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Đà Nẵng:

    Địa chỉ:  454/18 đường Nguyễn Tri Phương, phường Hoà Thuận Tây, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng TPHCM:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Tin liên quan
    • VĂN PHÒNG HÀ NỘI
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG TPHCM
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    Tin liên quan
    Tin liên quan
    Quy luật thay thế các kiểu nhà nước
    12/08/2020
    Lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động công chứng, chứng thực
    12/08/2020
    Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam
    12/08/2020
    Đặc điểm của hình phạt trong hệ thống pháp luật phong kiến Việt Nam
    12/08/2020
    Luật thành văn trong hệ thống common law
    12/08/2020
    So sánh những cải cách ở cấp xã của Hoàng đế Lê Thánh Tông và Minh Mệnh
    12/08/2020
    Vị trí của luật thành văn trong các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Common Law
    12/08/2020
    Những chuyển biến về nhà nước của triều Nguyễn trong thời kì Pháp thuộc
    12/08/2020
    Dòng họ Common Law có xu hướng coi trọng pháp luật thành văn
    16/02/2018