Đặc điểm của hình phạt trong hệ thống pháp luật phong kiến Việt Nam. Bài tập học kỳ Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam 8 điểm.
Đặc điểm của hình phạt trong hệ thống pháp luật phong kiến Việt Nam
Đặc điểm của hình phạt trong hệ thống pháp luật phong kiến Việt Nam
MỞ ĐẦU
Trong lịch sử tồn tại và phát triển của các nhà nước phong kiến Việt Nam, pháp luật luôn giữ một vai trò quan trọng trong việc giúp các nhà quân chủ điều hành đất nước. Bên cạnh việc dùng “đức trị” tức là dùng lễ để đưa dân chúng hướng tới một chuẩn mực đạo đức được đề ra trong xã hội thì “hình phạt” cũng là một công cụ hữu hiệu giúp nhà nước phong kiến bảo vệ được địa vị, quyền lợi và củng cố trật tự xã hội. Để tìm hiểu kĩ hơn về hình phạt cũng như đặc điểm của hình phạt trong pháp luật phong kiến Việt Nam, em đã chọn đề bài tập lớn của mình là: “Đặc điểm của hình phạt trong hệ thống pháp luật phong kiến Việt Nam”
NỘI DUNG
Theo như quan niệm của luật hình hiện đại thì hình phạt là chế tài đặc trưng riêng của luật hình và chỉ áp dụng với tội phạm. Nhưng đối với các nhà làm luật phong kiến thì có quan niệm rất rộng về hình phạt đó là hình phạt là chế tài phổ biến đối với các hành vi vi phạm dù trong lĩnh vực hình sự, dân sự, hành chính, hôn nhân gia đình hay luân thường đạo lý…Chính quan niệm đó đã làm cho hệ thống hình phạt trong pháp luật phong kiến Việt Nam mang những đặc điểm riêng biệt sau:
I. Hình phạt thể hiện tính dã man, tàn bạo
Trong xã hội phong kiến Việt Nam, hình phạt luôn có tính dã man, hà khắc và tàn bạo, chủ yếu tác động vào thân thể người phạm tội. Đặc điểm này của hình phạt trong pháp luật phong kiến Việt Nam chủ yếu bị chi phối bởi nhiều yếu tố của lịch sử, đặc biệt là sự ảnh hưởng từ hệ thống hình phạt của pháp luật phong kiến Trung Quốc.
Pháp luật thời Ngô – Đinh – Tiền Lê chỉ được phản ánh rất ít trong Đại Việt sử ký toàn thư như năm 968, Đinh Tiên Hoàng “muốn dùng uy chế ngự thiên hạ, bèn đặt vác lớn ở sân triều, nuôi hổ dữ trong cũi, hạ lệnh rằng: “Kẻ nào trái phép phải chịu tội bỏ vạc dầu, cho hổ ăn”. Mọi người đều phục sợ, không ai dám phạm, vua đặt triều nghi”… Ngoài ra theo Tống sử, thời Tiền Lê, quan lại “tả hữu có lỗi nhỏ cũng giết đi, hoặc đánh từ 100 đến 200 roi. Bọn quan giúp việc, ai hơi có việc gì làm phật ý cũng đánh từ 30 đến 50 roi…” Tuy nhiên sự hà khắc này chỉ áp dụng với các thế lực cát cứ và chống đối trong thời kì đầu của nhà nước khi mới được dựng lên còn đối với dân chúng thì phải “khoan dung, giản dị, nhân dân được yên vui”.
Sang đến thời Lý – Trần – Hồ thì tính chất dã man, tàn bạo này được thể hiện rõ hơn trong từng hình phạt của hệ thống ngũ hình cũng như ngoài ngũ hình. Cho đến các triều đại sau này thì hệ thống ngũ hình vẫn tiếp tục được sử dụng thể hiện ở việc nó được quy định trong cả các bộ luật thành văn kể cả triều Lê và triều Nguyễn đó là bộ Quốc Triều hình luật (thời Lê) và Hoàng Việt Luật lệ (thời Nguyễn).
Ngũ hình là nhóm chế tài có nguồn gốc từ pháp luật phong kiến Trung Quốc, được các nhà làm luật Đại Việt thời Lý – Trần vận dụng đầu tiên. Ngũ hình gồm có: Xuy: Đánh bằng roi; Trượng: Đánh bằng gậy; Đồ: Tù khổ sai; Lưu: Bị tù đầy ở nơi xa; Tử: Bị giết chết. Ví dụ về “tử”: trong ngũ hình thì đây là hình phạt nghiêm khắc nhất, hình phạt này được quy định áp dụng độc lập. Hình phạt tử là hình phạt nặng nhất và dã man nhất của hệ thống hình phạt trong pháp luật phong kiến. Dưới triều Nguyễn, bộ Hoàng Việt Luật lệ chép lại nguyên văn luật nhà Thanh quy định 2 hình thức tử hình là giảo (thắt cổ) và trảm (chém). Theo như Quốc Triều hình luật thì tử hình có các bậc tuỳ theo mức nặng nhẹ: giảo, trảm, trảm kiều (chém bêu đầu), lăng trì (xẻo chậm, róc thịt cho chết dần): tội nhân sẽ bị trói chặt vào cột, khi nghe tiếng hiệu lệnh phát ra đều đặn như tiếng trống, đao phủ sẽ xẻo một miếng thịt trên cơ thể phạm nhân xong lại chờ hiệu lệnh tiếp theo. Như vậy ta có thể thấy tính tàn bạo được thể hiện trong hệ thống ngũ hình.
>>> Luật sư