Đặc điểm của giải quyết tranh chấp bằng tòa án. Phương thức giải quyết các tranh chấp bằng con đường Tòa án có những đặc điểm gì?
Đặc điểm của giải quyết tranh chấp lao động bằng tòa án. Phương thức giải quyết các tranh chấp bằng con đường Tòa án có những đặc điểm gì?
Trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động, quan hệ giữa người lao động với người sử dụng lao động không phải lúc nào cũng diễn biến một cách ổn định bình thường theo đúng những thỏa thuận. Giữa họ có thể sẽ xuất hiện những bất đồng về quyền và lợi ích trong lao động. Có những bất đồng được các bên thỏa thuận và giải quyết được song cũng có thể có những bất đồng mà sự thương lượng của hai bên không thể giải quyết được. Những bất đồng, xung đột nếu được giải quyết tốt thì sẽ không trở thành mâu thuẫn, ngược lại, nếu không được giải quyết thì dễ trở thành những mâu thuẫn gay gắt. Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân có đặc điểm sau đây:
Thứ nhất: Việc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án được thực hiện bởi tòa án với tư cách là cơ quan tài phán mang tính quyền lực nhà nước và được tiến hành theo trình tự, thủ tục tố tụng chặt chẽ.
Tranh chấp lao động cá nhân có thể được giải quyết bởi nhiều cơ quan, cá nhân khác nhau như: Hòa giải viên lao động hay Tòa án nhân dân.
Tuy nhiên khác với Hòa giải viên lao động do cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cấp huyện cử ra để hòa giải tranh chấp lao động cá nhân thì Tòa án nhân dân là cơ quan tư pháp, nhân danh Nhà nước giải quyết các tranh chấp lao động nói chung và tranh chấp lao động cá nhân nói riêng.
Ở Việt Nam, việc giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án nhân dân đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Với hàng ngàn vụ tranh chấp lao động cá nhân được giải quyết tại Tòa án nhân dân, ngành tòa án thực sự có những kinh nghiệm không nhỏ trong lĩnh vực này. Việc tổng kết kinh nghiệm hàng năm đã được đề cập trong các báo cáo tổng kết ngành Tòa án nhân dân, trong đó có đánh giá cả những mặt ưu điểm và những tồn tại cần uốn nắn, sửa chữa. Đó không chỉ là những kinh nghiệm quý báu cho ngành tòa án về công tác xét xử mà còn là những kinh nghiệm để xây dựng các quy định về tố tụng lao động tại Tòa án nhân dân, một hình thức tố tụng độc lập với tố tụng dân sự, một hình thức tố tụng mà trước đây tố tụng lao động chỉ là một bộ phận không chính thức.
Hệ thống Tòa án nhân dân được phân chia theo địa giới hành chính lãnh thổ tương ứng với ba cấp thẩm quyền: Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân tối cao. Tòa lao động thuộc Tòa án nhân dân trực tiếp giải quyết các vụ án lao động cá nhân. Cũng như tòa hình sự, dân sự… Tòa lao động là một tòa chuyên trách được tổ chức trong hệ thống Tòa án nhân dân. Hệ thống Tòa lao động gồm: Tòa lao động thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Tòa lao động thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh; các Thẩm phán chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân cấp huyện.
Thứ hai: Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án là hoạt động giải quyết cuối cùng sau khi tranh chấp đã được giải quyết ở giai đoạn khác mà không đạt kết quả (trừ một số trường hợp nhất định).
Thứ ba: Các phán quyết của tòa án về vụ án tranh chấp lao động cá nhân được đảm bảo thi hành bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước thông qua cơ quan thi hành án. Mục đích hàng đầu của đương sự khi khởi kiện là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Chính vì vậy, sự bảo đảm thi hành phán quyết của tòa án bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước được coi là một ưu điểm, tạo ra sự khác biệt trong cơ chế thi hành phán quyết của các loại cơ quan tài phán.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 19006568
Sở dĩ phán quyết của tòa án có tính cưỡng chế bởi Tòa án nhân dân là cơ quan nằm trong hệ thống tư pháp, nhân danh Nhà nước để giải quyết các tranh chấp nói chung và tranh chấp lao động cá nhân nói riêng, thông qua đó bảo vệ quyền lợi, tài sản của cá nhân, công dân, tổ chức… theo quy định của pháp luật. Khi đương sự không tự giác thi hành bản án, quyết định của tòa án, cơ quan thi hành án có quyền tổ chức cưỡng chế buộc đương sự phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo quyết định của tòa án. Với đặc điểm này, hiệu lực thi hành phán quyết của tòa án sẽ hiệu quả và mang tĩnh cưỡng chế cao nhất.
Do đó các tranh chấp lao động cá nhân khởi kiện tại tòa án được giải quyết dứt điểm và có khả năng bảo vệ tốt hơn các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.