Đặc điểm của biện pháp ngăn chặn tạm giữ trong BLTTHS. Biện pháp tạm giữ mang trong mình những đặc điểm chung của các biện pháp ngăn chặn và cũng có những điểm riêng biệt so với các biện pháp khác.
Bản chất của tạm giữ chính là một biện pháp ngăn chặn, chính vì thế chúng liên quan tới việc nhằm đảm bảo tốt nhất kết quả của hoạt động điều tra. Trong đó, biện pháp tạm giữ là biện pháp ngăn chặn tiếp theo của biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang nhằm mục đích cuối cùng chính là ngăn chặn hành vi phạm tội, hành vi cản trở điều tra xác minh tội phạm, tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan điều tra thu thập chứng cứ bước đầu làm rõ những tình tiết liên quan đến tội phạm, nhân thân của người bị tạm giữ. Tạm giữ đối với người bị bắt theo lệnh truy nã là để có thêm thời gian cho cơ quan bắt hoặc nhận người bị bắt
Xét từ các khía cạnh trên, biện pháp tạm giữ mang trong mình những đặc điểm chung của các biện pháp ngăn chặn và cũng có những điểm riêng biệt so với các biện pháp khác. Cụ thể như sau:
Mục lục bài viết
1. Các đặc điểm chung của biện pháp tạm giữ với tư cách là một trong những biện pháp ngăn chặn:
Một là, biện pháp tạm giữ nói riêng và các biện pháp ngăn chặn nói chung đều mang tính cưỡng chế được bảo đảm bởi quyền lực nhà nước được quy định trong pháp luật TTHS. Xét về bản chất của cưỡng chế, chúng được coi là biện pháp mang tính quyền lực Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền áp dụng, buộc họ phải thực hiện các nghĩa vụ do pháp luật quy định, nhằm ngăn chặn vi phạm hoặc để xử lý nghiêm minh những người đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Pháp luật tố tụng hình sự là một trong những ngành luật đặc trưng bởi tính cưỡng chế rất mạnh bởi mang trong mình nghĩa vụ bảo vệ các mối quan hệ xã hội trước những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm. Nhà nước buộc phải sử dụng quyền lực công để bảo vệ các mối quan hệ xã hội đó. Các biện pháp cưỡng chế được quy định để các cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng trong các trường hợp nhất định khi có các căn cứ mà luật đã dự liệu. Trong đó, biện pháp ngăn chặn là một nhóm biện pháp mang tính cưỡng chế cao, do các cơ quan có thẩm quyền THTT thực hiện.
Hai là, biện pháp tạm giữ nói riêng và biện pháp ngăn chặn nói chung hạn chế một phần quyền con người. Nhìn chung, đây là hệ quả tiếp nối từ các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước lên chủ thể bị áp dụng biện pháp ngăn chặn. Các giá trị của quyền con người đã được hình thành từ rất lâu trên thế giới và trở thành nền tảng chung của một nhà nước pháp quyền, của dân, do dân và vì dân. Cho đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã công nhận và bảo vệ các giá trị chung của quyền con người. Các giá trị đó được quy định từ Hiến pháp đến các quy định cụ thể ở các văn bản luật và các văn bản dưới luật. Nền tảng chung được quy định tại khoản 1 điều 14
Tóm lại, các đặc điểm chung trên giữa biện pháp tạm giữ nói riêng và các biện pháp ngăn chặn nói chung khác đều thể hiện được vai trò của Nhà nước trong công cuộc giữ gìn an ninh trật tự xã hội, bảo vệ các mối quan hệ pháp luật hình sự ghi nhận và tôn trọng trên cơ sở quyền lực chung được pháp luật quy định, tôn trọng Hiến Pháp cũng như quan điểm, đường lối của Đảng trong hoạt động trị an nước nhà.
2. Các đặc điểm riêng của biện pháp tạm giữ:
Một là, biện pháp tạm giữ mang tính chất chuyển tiếp, quá độ. Trong quá trình điều tra, biện pháp tạm giữ được áp dụng ngay sau biện pháp bắt giữ (trừ trường hợp bắt bị can, bị cáo để tạm giam). Không phải toàn bộ trường hợp nào cơ điều tra cũng có thể xác định được người bị tạm giữ có đủ căn cứ để bị khởi tố vụ án hình sự sau khi bị bắt hay không? Do đó, các biện pháp xử lý tiếp theo sẽ phải phát sinh để đảm bảo người thực hiện hành vi phạm tội không thể bỏ trốn, tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội, tiêu hủy chứng cứ phạm tội hoặc gây khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền THTT giải quyết vụ án hình sự. Biện pháp tạm giữ chính là biện pháp chuyển tiếp của biện pháp bắt để cơ quan điều tra có thể xem xét việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can, căn cứ tạm giam bị can. Biện pháp ngăn chặn tạm giam vì thế cũng thường được áp dụng sau khi tạm giữ, thời hạn tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam (nếu có căn cứ để tạm giam người bị tạm giữ nay đã trở thành bị can). Đây là sự chuyển tiếp, quá độ cần thiết để đảm bảo việc hạn chế quyền con người là có căn cứ và cần thiết. Đồng thời, chúng cũng đảm bảo các thủ tục TTHS chặt chẽ và hiệu quả.
Hai là, thời gian hạn chế quyền tự do của người bị áp dụng biện pháp tạm giữ ngắn. Thời hạn tạm giữ không quá 03 ngày kể từ khi Cơ điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình hoặc kể từ khi Cơ điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú. Trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá 03 ngày. Trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 03 ngày.
Trong trường hợp này, thời hạn tạm giữ được xác định trong thời gian 03 ngày, có thể được gia hạn 02 lần, mỗi lần gia hạn 03 ngày, tổng cộng tối đa 09 ngày. Thời hạn tạm giữ ngắn là do tính chất chuyển tiếp, tạm thời hạn chế tự do để xác định căn cứ trả tự do ngay nếu có nhầm lẫn, oan sai hoặc không cần thiết tạm giam hoặc căn cứ để khởi tố bị can, tạm giam bị can, hạn chế tự do của bị can trong thời gian dài hơn phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử của cơ quan tiến hành tố tụng. Cần lưu ý phải bảo đảm các yêu cầu về việc tính thời điểm bắt đầu thời hạn và thời gian trả tự do nhằm đảm bảo việc thực hiện đúng và đủ hoạt động giam giữ.
Ngoài ra, khi thực hiện hoạt động giam giữ, thời hạn tạm giữ sẽ được trừ vào thời hạn tạm giam.
Thứ ba, thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giữ rất đa dạng. Những người có thẩm quyền ra lệnh giữ người bao gồm các chủ thể sau đây: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp; Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng; Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.
Chủ thể có thẩm quyền ban hành quyết định tạm giữ không hoàn toàn là những người đại diện của cơ quan THTT cụ thể là Cơ quan điều tra và mở rộng thêm đó là cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra được quy định ở khoản 1 Điều 35 BLTTHS năm 2015 cũng được ban hành quyết định tạm giữ do đặc thù công việc có điều kiện phát hiện người thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm, đồng thời phải có biện pháp mang tính cấp bách để ngăn chặn người thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm có thể trốn hoặc tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội, hoặc gây khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền THTT giải quyết vụ án. Ngoài ra, do điều kiện khách quan như điều kiện địa lý, tính chất hoạt động, cũng như địa bàn hoạt động … nên CQĐT không thể tiếp nhận vụ việc được ngay. Chính vì những yếu tố đó nên chủ thể có thẩm quyền ban hành quyết định tạm giữ được quy định trong BLTTHS không chỉ mỗi cơ quan THTT và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cũng có thẩm quyền trong việc này. Ngoài những trường hợp đã nêu, trường hợp người phạm tội đầu thú, tự thú cũng cần phải áp dụng biện pháp tạm giữ vì nơi người phạm tội đầu thú, tự thú đến trình báo cũng là cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng giải quyết vụ việc liên quan đến họ. Cho nên người phạm tội đầu thú, tự thú cũng cần quản lý, việc áp dụng biện pháp tạm giữ đối với họ nhằm tạo điều kiện cho cơ sở giam giữ, những người tại địa điểm tạm giữ có thời gian