Người đã từng chấp hành án phạt tù thông thường có những cảm giác tự ti trong việc đi tìm kiếm việc làm trong nước và ngoài nước. Vậy, cá nhân đã từng chấp hành án phạt tù có được xuất khẩu lao động? Trường hợp nào bị cấm xuất cảnh? Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh đối với bị can, bị cáo là bao lâu?
Mục lục bài viết
1. Người đã từng chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích có được đi xuất khẩu lao động hay không?
Công dân khi có những hành vi vi phạm pháp luật đã có thời gian thực hiện thi hành án để sửa chữa, bù đắp những thiệt hại gây ra cho người khác thì khi hòa nhập xã hội được tạo điều kiện để sinh sống, phát triển bình đẳng với tất cả mọi người. Các cá nhân này có quyền lựa chọn việc làm và lối sống thích hợp với tính cách của mình. Căn cứ theo quy định tại Điều 44 Luật người lao động Việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 thì cá nhân này hoàn toàn có thể được đi xuất khẩu lao động nếu đảm bảo điều kiện sau: Điều kiện của người lao động do doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đưa đi làm việc ở nước ngoài
– Cá nhân đã từng chấp hành phạt tù được doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đưa đi làm việc ở nước ngoài thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Lựa chọn đi làm việc tại môi trường xa quê hương phải trên tinh thần tự nguyện đi làm việc;
– Để phục vụ tốt cho công việc thì cần có đủ sức khỏe theo quy định của pháp luật Việt Nam và những yêu cầu riêng của bên nước ngoài tiếp nhận lao động;
– Với một số môi trường làm việc cần có trình độ ngoại ngữ thì công dân cần đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, trình độ, kỹ năng nghề và các điều kiện khác theo yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động;
– Trước khi tham gia lao động bên nước ngoài nếu phải tham gia khoa học giáo dục định hướng thì cần có giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng;
– Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.”
Như vậy, đối với người lao động đã từng chấp hành hình phạt tù không ảnh hưởng đến nhu cầu đi làm việc tại nước ngoài mà cần đảm bảo đầy đủ điều kiện đã được nêu ở trên đặc biệt là không thuộc những trường hợp cấp xuất.
2. Trường hợp nào bị cấm xuất cảnh?
Quy định về cấm xuất cảnh mà nhà nước đề ra không nhằm mục đích giới hạn quyền của công dân mà dựa trên căn cứ thực tế cho thấy nếu một cá nhân thực hiện xuất cảnh sẽ gây khó khăn trong quá trình điều tra vụ án cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và đặc biệt có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, xã hội, sức khỏe cộng đồng. Theo Điều 36 Luật Xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định các trường hợp công dân bị tạm hoãn xuất cảnh. Bao gồm:
– Cá nhân đang là bị can, bị cáo; người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà cơ quan điều tra qua kiểm tra, xác minh thông tin nhận thấy có khả năng người bị nghi là đã thực hiện tội phạm. Chính vì vậy, cần có sự ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự;
– Trường hợp người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo trong thời gian thử thách, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án theo quy định của Luật Thi hành án hình sự;
– Để đảm bảo cho quá trình thi hành án thì người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhận thấy để hỗ trợ giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ thì sẽ không thực hiện xuất cảnh. Việc xuất cảnh diễn ra trong trường hợp này gây ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân
– Người phải thi hành án dân sự, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án;
– Với hành vi vi phạm mà người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh do chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
– Việc ngăn chặn bỏ trốn cần sử dụng nhanh chóng kịp thời với cá nhân đang bị cưỡng chế, hoặc người đại diện cho tổ chức đang bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
– Sau khi cá nhân có thẩm quyền thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, xác minh một cá nhân có đủ căn cứ xác định người đó vi phạm đặc biệt nghiêm trọng thì cần áp dụng biện pháp ngăn chặn ngay việc người đó trốn;
– Để đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng khi biết người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm và xét thấy cần ngăn chặn ngay, không để dịch bệnh lây lan, truyền nhiễm ra cộng đồng, trừ trường hợp được phía nước ngoài cho phép nhập cảnh;
– Vấn đề quốc phòng, an ninh trước nay luôn được đề cao, siết chặt sự quản lý với những vấn đề có thể gây ảnh hưởng đến lĩnh vực này nên người mà cơ quan chức năng có căn cứ cho rằng việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh cũng sẽ bị cấm xuất cảnh.
3. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh đối với bị can, bị cáo là bao lâu?
Cá nhân nằm trong trường hợp tạm hoãn xuất cảnh một thời điểm nhất định và việc tạm hoãn phải được thực hiện trong một số thời hạn nhất định. Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 như sau:
– Những trường hợp ghi nhận trong khoản 1 Điều 36 của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 thì cần tuân thủ thời hạn tạm hoãn xuất cảnh thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự;
– Trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 36 của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 thì thời hạn tạm hoãn xuất cảnh kết thúc vào thời điểm người vi phạm, người có nghĩa vụ hòa thành xong bản án hoặc chấp hành xong quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này;
– Trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 36 của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 thì có sự giới hạn về thời gian tạm hoãn xuất cảnh là không được vượt quá 01 năm. Có trường hợp ngoại lệ trong việc gia hạn nhưng mỗi lần gia hạn không quá 01 năm;
– Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh được thực hiện không quá 06 tháng, trong trường hợp gia hạn thì mỗi lần không quá 6 tháng sẽ được thực hiện theo những trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 36 của Luật xuất cảnh không quá 06 tháng;
– Trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 36 của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh được tính đến thời điểm không còn ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh. Quyết định tạm hoãn, hoặc hủy tạm hoãn được thực hiện theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an;
Trường hợp đã bị tạm hoãn xuất cảnh, nếu không được hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh và không bị gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 thì đương nhiên được hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh.
Như vậy, thời gian tạm hoãn xuất cảnh sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể nhưng phải đảm bảo không quá thời hạn truy tố xét xử theo quy định của Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015.
4. Thủ tục xuất cảnh đi nước ngoài theo pháp luật hiện hành:
Hiện nay, nhu cầu xuất cảnh của công dân ngày càng diễn ra phổ biến hơn. Quá trình xuất cảnh có thể phục vụ nhu cầu giải trí trong cuộc sống hoặc tìm kiếm môi trường làm việc mới. Tuy nhiên để được nhập cảnh vào quốc gia khác thì điều bạn cần làm trước tiên là xuất cảnh tại Việt Nam. Đối với công dân Việt Nam, khi thực hiện xuất cảnh, thủ tục không có gì khó khăn, chỉ cần đảm bảo điều kiện được xuất cảnh đã trình bày trong bài viết. Cá nhân với mong muốn xuất cảnh hợp pháp cần chuẩn bị giấy tờ đã được quy định tại Điều 6 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của Công dân Việt Nam năm 2019 thì giấy tờ xuất cảnh bao gồm:
– Hộ chiếu ngoại giao;
– Hộ chiếu công vụ;
– Hộ chiếu phổ thông;
– Giấy thông hành;
– Giấy tờ khác theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên thì trong sổ hộ chiếu có thể lựa chọn gắn chíp điện tử hoặc không gắn chíp điện tử. Hộ chiếu không gắn chíp điện tử được cấp cho công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi hoặc cấp theo thủ tục rút gọn;
Thông tin trên giấy tờ xuất nhập cảnh phải thể hiện những nội dung sau: Ảnh chân dung; Họ, chữ đệm và tên; Giới tính; Nơi sinh; ngày, tháng, năm sinh; Quốc tịch; Ký hiệu, số giấy tờ xuất nhập cảnh; cơ quan cấp; ngày, tháng, năm cấp; ngày, tháng, năm hết hạn; Số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân; Chức vụ, chức danh đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ phù hợp với yêu cầu đối ngoại; Thông tin khác do Chính phủ quy định.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020;
– Luật Xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019.