Hiện nay, trong xu thế toàn cầu hóa, quan hệ ngoại giao được đánh giá chính là một nghệ thuật tiến hành trong việc đàm phán, dàn xếp, thương lượng giữa những người đại diện cho một nhóm hay một quốc gia. Thuật ngữ đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại được sử dụng rộng rãi và có ý nghĩa quan trọng.
Mục lục bài viết
1. Đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại là gì?
Thuật ngữ quan hệ đa phương hiện đang được sử dụng rộng rãi trong pháp luật Việt Nam và các văn kiện quốc tế. Mặc dù pháp luật nước ta vẫn chưa có quy định cụ thể, nhưng chúng ta có thể hiểu quan hệ đa phương là hình thức ngoại giao giữa nhiều quốc gia, nhằm mục đích giải quyết những vấn đề chung như chiến tranh, hoà bình, hợp tác và đấu tranh để cùng tồn tại và phát triển. Các quốc gia có thể thiết lập quan hệ đa phương thông qua việc ký kết, thừa nhận các điều ước, công ước, hiệp định quốc tế.
Tại Việt Nam, định hướng chính sách đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại trên thực tế, đã được thực hiện từ giai đoạn đầu thời kỳ đổi mới, có xuất phát điểm từ chính sách kinh tế đối ngoại. Cho đến giai đoạn hiện nay thì quan hệ đối ngoại của Việt Nam bắt đầu được đẩy mạnh theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa. Về lĩnh vực, hoạt động ngoại giao từ quan hệ chính trị là chủ yếu sang quan hệ chính trị – kinh tế. Về đối tác, bên cạnh các nước xã hội chủ nghĩa, Việt Nam hiện nay cũng mở ra quan hệ với các nước Đông Nam Á, các nước phương Tây. Định hướng đa dạng hóa, đa phương hóa chính thức được đưa vào văn kiện trong Đại hội VIII và từ đó được tiếp tục khẳng định trong các văn kiện của Đảng.
Tính đến nay có rất nhiều điều ước quốc tế đa phương mà Việt Nam là thành viên, trên nhiều lĩnh vực (chính trị, thương mại, nhân quyền…) có thể kể đến như mốt số các điều ước quốc tế đa phương sau đây:
– Công ước quốc tế các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá 1966.
– Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị 1966.
– Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em 1989.
– Công ước Berne năm 1971 về việc bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật.
– Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 (CISG).
– Và nhiều các điều ước quốc tế đa phương khác.
2. Thực tế Việt Nam trong mối quan hệ hợp tác quốc tế:
Các chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, cũng như vai trò và sự đóng góp của Việt Nam trong những năm gần đây đối với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và thực chất vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trong khu vực và trên thế giới.
Cũng theo đó, hiện nay, trong bối cảnh tình hình thế giới xuất hiện nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt sự bùng phát của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã tác động sâu sắc tới các mối quan hệ quốc tế, nhưng Việt Nam vẫn được tôn vinh khi đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam nói riêng và ASEAN nói chung trong quan hệ với các đối tác, cũng như góp phần vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế nhằm mục đích để có thể thúc đẩy giải pháp đa phương cho các vấn đề liên quan tới hòa bình, an ninh và phát triển ở khu vực Đông Nam Á nói riêng và khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nói chung. Và thực chất, chúng ta nhận thấy rằng, điều này không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với riêng Việt Nam, mà nó cũng còn đối với các quốc gia ở châu Á.
Việt Nam hiện nay đã không ngừng nỗ lực, tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế thông qua việc tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại đa phương quan trọng cụ thể có thể kể đến như các Hiệp định sau: Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực, Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Anh. Điều này xảy đến cũng đã góp phần quan trọng tạo động lực để từ đó Việt Nam phát triển kinh tế.
Bên cạnh việc thúc đẩy hợp tác đa phương, Việt Nam hiện nay cũng chú trọng củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác song phương với các nước láng giềng và các đối tác quan trọng như Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Pháp, Italy, Anh… nhằm mục đích để có thể từ đó tạo môi trường hòa bình, thuận lợi để nhằm mục đích có thể từ đó bảo vệ lợi ích quốc gia và phát huy tiềm lực đất nước.
Nhằm mục đích để góp phần đảm bảo môi trường hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực Đông Nam Á nói riêng và khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nói chung, Việt Nam cần chú trọng tăng cường mối quan hệ đối tác với các cường quốc khu vực có lợi ích chung trong việc thúc đẩy khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và mở.
Về xu hướng hợp tác quốc tế, thế giới đang hướng đến cục diện đa cực với xu thế dân chủ hóa phát triển mạnh mẽ trong quan hệ quốc tế, các quốc gia trên thế giới đa số đều rất coi trọng các thể chế, các phương thức giải quyết đa phương nhằm phục hồi kinh tế, mở rộng không gian phát triển, tạo thêm thế và lực trong cục diện mới. Thực tiễn thời gian qua đã cho thấy, Châu Á – Thái Bình Dương đã tận dụng xu hướng phát triển này, tạo nên sự năng động trong các hoạt động đối ngoại trên mọi lĩnh vực và được đánh giá là dẫn đầu về xu hướng liên kết đa tầng, nhờ đó đã trở thành trung tâm kinh tế, chính trị và động lực tăng trưởng toàn cầu.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác ngoại giao đa phương, cùng với xu thế phát triển chung của khu vực, Việt Nam hiện nay cũng đã có những thay đổi mang tính quyết lược để nắm bắt thời cơ, tận dụng cơ hội, mang lại thế và lực mới cho đất nước trên các diễn đàn hợp tác đa phương.
3. Các nhiệm vụ của quốc gia về hợp tác quốc tế:
Nhằm mục đích để đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế về pháp luật, đưa công tác xây dựng pháp luật gắn liền với đời sống pháp lý quốc tế, phục vụ hữu hiệu cho công cuộc phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, hợp tác quốc tế về pháp luật trong thời gian tới cần triển khai tốt một số nhiệm vụ quan trọng cụ thể như sau:
– Thứ nhất, cần xây dựng được định hướng cho hoạt động hợp tác đa phương về pháp luật.
Đây được đánh giá là nền tảng quan trọng để hoạch định và thúc đẩy các hoạt động hợp tác đa phương về pháp luật. Định hướng này sẽ cần được xây dựng dựa trên cơ sở tầm nhìn dài hạn, gắn liền với các chiến lược cải cách tư pháp, pháp luật, hoàn thiện thể chế, chiến lược phát triển kinh tế – xã hội.
– Thứ hai, hợp tác đa phương một mặt hướng tới các định chế quốc tế đa phương, một mặt, trong nội bộ, tiếp cận đa ngành, bảo đảm linh hoạt, thực hiện liên kết đa tầng nấc, từ cấp tiểu khu vực, khu vực, liên khu vực đến toàn cầu nhằm tập hợp nhiều lực lượng đa phương mới với những cơ chế hợp tác mới, dù phức tạp nhưng năng động, phù hợp với xu hướng hợp tác toàn cầu.
– Thứ ba, hợp tác đa phương về pháp luật không tách rời hợp tác để nhằm mục đích xây dựng với hợp tác để thực thi các thiết chế pháp luật đa phương quốc tế và các quy tắc ứng xử chung. Chính vì vậy việc tham gia các thiết chế đa phương có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hình thành các thiết chế pháp luật, tạo nên sân chơi chung trong cộng đồng quốc tế.
– Thứ tư, nâng cao nhận thức và tính đến mức độ khả thi trong thực hiện các hoạt động hợp tác đa phương về pháp luật là một trong những điều kiện tiên quyết để đẩy mạnh hợp tác đa phương về pháp luật. Nhận thức đầy đủ về vai trò, vị trí, những bài học kinh nghiệm trong công tác hợp tác đa phương về pháp luật.
– Thứ năm, hợp tác đa phương về pháp luật không thể tách rời hợp tác song phương mà không những thế nó còn góp phần bổ sung hiệu quả cho hợp tác song phương, tạo nên sự phát triển đồng bộ, toàn diện các hoạt động đối ngoại, tạo nên quyền lực trên trường quốc tế, góp phần giải quyết các xung đột quốc tế trên cơ sở pháp luật quốc tế, thông qua các giải pháp hòa bình, bảo vệ độc lập, chủ quyền, tạo thêm thế và lực mới cho đất nước.