Nhiều người Việt Nam hiện nay đi du học và ở lại làm việc tại nước ngoài, muốn kết hôn với bạn trai/bạn gái người bản xứ. Khi đó họ đặt ra câu hỏi, theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay thì trong trường hợp đã kết hôn ở nước ngoài thì có cần phải thực hiện thủ tục đăng ký lại tại Việt Nam hay không?
Mục lục bài viết
1. Đã kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Hộ tịch năm 2014 có quy định về vấn đề hộ tịch và đăng ký hộ tịch. Theo đó:
-
Hộ tịch là những sự kiện được quy định cụ thể tại Điều 3
Luật Hộ tịch năm 2014 , có giá trị xác nhận tình trạng nhân thân của cá nhân từ khi cá nhân đó sinh ra cho đến khi cá nhân đó qua đời; -
Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận sự kiện hộ tịch hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc để Nhà nước bảo hộ quyền lợi hợp pháp của cá nhân, thực hiện hoạt động quản lý về dân cư.
Căn cứ theo quy định tại Điều 48 của
-
Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam là cơ quan có thẩm quyền ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh của công dân, kết hôn, giám hộ, nhận cha mẹ con, xác nhận cha mẹ con, nhận nuôi con nuôi, thay đổi hộ tịch của cá nhân đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài;
-
Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện nơi cá nhân đã thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn hoặc đã thực hiện hoạt động ghi chú về việc kết hôn trước đây là cơ quan có thẩm quyền ghi vào Sổ hộ tịch về vấn đề ly hôn, việc kết hôn của cá nhân đã thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài;
-
Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện nơi cư trú của người có trách nhiệm khai tử căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật hộ tịch năm 2014 là cơ quan có thẩm quyền ghi vào Sổ hộ tịch việc khai tử đã được giải quyết tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài.
Như vậy, khi thủ tục kết hôn đã được thông qua và giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì công dân Việt Nam chỉ cần thực hiện thủ tục ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn đó nếu tại thời điểm kết hôn các bên nam, nữ đáp ứng được đầy đủ điều kiện kết hôn và phải không vi phạm điều cấm Luật Hôn nhân gia đình năm 2014.
Trong trường hợp các bên nam, nữ không đáp ứng đầy đủ điều kiện kết hôn tuy nhiên không vi phạm điều cấm vào thời điểm đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài thì cũng cần phải ghi nhận việc kết hôn vào Sổ hộ tịch trong hai trường hợp sau:
-
Khi yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn, hậu quả đó đã được các bên khắc phục;
-
Ghi vào Sổ hộ tịch để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của công dân Việt Nam và trẻ em.
Như vậy, khi đã thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn ở nước ngoài thì công dân Việt Nam không cần phải đăng ký lại ở Việt Nam, công dân chỉ cần thực hiện thủ tục ghi chú kết hôn để việc kết hôn tại nước ngoài được công nhận và bảo vệ tại Việt Nam.
2. Trình tự, thủ tục ghi chú việc kết hôn đã được đăng ký ở nước ngoài:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 48 của Luật Hộ tịch năm 2014 có quy định cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc ghi vào Số hộ tịch vấn đề đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài của công dân mang quốc tịch Việt Nam là Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam. Vì vậy, đã được công nhận việc kết hôn đã thực hiện ở nước ngoài tại Việt Nam thì công dân Việt Nam cần phải đến trực tiếp hoặc nộp hồ sơ thông qua dịch vụ bưu điện tại cơ quan có thẩm quyền để thực hiện thủ tục ghi chú kết hôn. Cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp này được xác định là Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện nơi công dân sinh sống.
Căn cứ theo quy định tại Điều 35 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ, trình tự và thủ tục ghi chú vào Sổ hộ tịch việc kết hôn đã đăng ký ở nước ngoài gồm các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu theo quy định của pháp luật. Hồ sơ sẽ được chuẩn bị theo quy định tại Điều 35 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn Luật hộ tịch.
Bước 2: Nộp hồ sơ. Có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính, hồ sơ sẽ được gửi đến Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện nơi cư trú (có thể là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú) của công dân Việt Nam.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp nhận thấy yêu cầu vào Sổ hộ tịch việc kết hôn đó đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định tại Điều 34 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì Trưởng Phòng Tư phát vào sổ và báo cáo cho chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện ký cấp bản chính Trích lục hộ tịch cho người yêu cầu. Trong trường hợp nhận thấy yêu cầu ghi vào sổ hộ tịch việc kết hôn thuộc một trong những trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 36 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì Trưởng Phòng Tư pháp sẽ báo cáo cho chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện để từ chối.
Theo đó, tại Điều 36 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP có quy định về các trường hợp bị từ chối ghi vào sổ hộ tịch việc kết hôn, bao gồm các trường hợp sau:
-
Việc kết hôn vi phạm điều cấm theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình;
-
Công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan đại diện lãnh sự nước ngoài được làm tại Việt Nam.
Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện từ chối ghi vào Sổ hộ tịch và vấn đề kết hôn, Phòng Tư pháp thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cho người yêu cầu. Thời gian thực hiện thủ tục này sẽ được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 35 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn Luật hộ tịch, cụ thể như sau:
-
Thời gian giải quyết ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn được xác định là 05 ngày làm việc, được tính bắt đầu kể từ ngày Phòng Tư pháp tiếp nhận hồ sơ;
-
Trong trường hợp cần xác minh hồ sơ thì thời gian giải quyết sẽ không vượt quá 10 ngày làm việc.
Như vậy, khi một công dân Việt Nam đã thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại nước ngoài, muốn được công nhận trên lãnh thổ Việt Nam thì cần phải thực hiện thủ tục ghi chú vào Sổ hộ tịch và không cần phải đăng ký kết hôn lại tại Việt Nam.
3. Hồ sơ đăng ký ghi chú kết hôn cần chuẩn bị gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 35 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn Luật hộ tịch, thành phần hồ sơ cần phải chuẩn bị để thực hiện thủ tục ghi chú kết hôn bao gồm:
-
Tờ khai ghi chú kết hôn theo mẫu theo pháp luật quy định;
-
Bản sao của Giấy đăng ký kết hôn đã được thực hiện tại nước ngoài, do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp;
-
Nếu gửi hồ sơ thông qua hệ thống bưu chính viễn thông thì còn phải nộp bản sao giấy tờ của cả hai bên nam, nữ.
Hình thức nộp hồ sơ bao gồm: Hồ sơ có thể được nộp trực tiếp hoặc nộp thông qua hệ thống bưu chính viễn thông, do một trong hai bên kết hôn nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
THAM KHẢO THÊM: