Đa dạng sinh học là sự phong phú của nhiều nhiều dạng, loài và các biến dị di truyền của mọi sinh vật trong đời sống tự nhiên, sự đa dạng và phong phú này được chia làm nhiều cấp độ tổ chức sinh giới đặc biệt là với các dạng hệ sinh thái của môi trường trên trái đất. Để hiểu rõ hơn về chủ đề này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết: Đa dạng sinh học không biểu thị ở tiêu chí nào sau đây?
Mục lục bài viết
1. Đa dạng sinh học không biểu thị ở tiêu chí nào sau đây?
A. Đa dạng nguồn gen.
B. Đa dạng hệ sinh thái.
C. Đa dạng loài.
D. Đa dạng môi trường.
Đáp án đúng: D
Dựa vào khái niệm đa dạng sinh học. Đa dạng sinh học được biểu thị về:
+ Đa dạng về số lượng loài
+ Số lượng cá thể của mỗi loài
+ Môi trường sống của các loài.
Giải chi tiết:
Đa dạng sinh học không biểu thị ở tiêu chí đa dạng môi trường, mà phải là đa dạng về môi trường sống của sinh vật.
2. Biện pháp bảo vệ sự đa dạng sinh học Việt Nam và thế giới:
Dưới đây là 7 biện pháp được Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF) đề cập trong các chương trình.
- Thứ nhất, xây dựng các khu bảo tồn đa dạng sinh học:
Việc xây dựng những khu bảo tồn sinh học, khu du lịch bảo vệ động vật cũng góp phần duy trì và gìn giữ những quá trình sinh thái, việc thành lập những khu bảo tồn hệ sinh thái cũng là những bước đi đầu tiên cần thiết nếu muốn kiểm soát và duy trì hiệu quả các giống nòi sinh thái. Tại đây, nhà nước hoặc các tổ chức phi chính phủ có thể nuôi dưỡng và chăm sóc những sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng, nâng giống loài để góp phần ổn định hệ sinh thái.
Tuy nhiên khó khăn chính là nằm ở mặt kinh phí và nếu không được thực hiện hay lên mô hình nghiên cứu một cách tỉ mỉ cũng không thể thực hiện đúng chức năng như chúng ta mong muốn, đồng thời việc đảm bảo để các khu sinh thái phi chính phủ được thực hiện cũng khá khắt khe do phải đáp ứng quy định của pháp luật đặt ra nên nhiều tổ chức còn ngại trong việc xây dựng. Ngoài ra, việc xây dựng các hệ thống khu quốc gia bảo tồn là việc làm cần thiết nhưng cần có những hoạch định cụ thể.
- Thứ hai, xây dựng vành đai khu đô thị, làng bản:
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang ngưỡng báo động. Chính vì vậy, chúng ta cần có giới hạn phân chia cụ thể để phân chia khu vực thành thị nông thôn để không làm ảnh hưởng xấu từ khí thải hay khói bụi của đô thị đến với môi trường tự nhiên. Việc tách biệt như thế sẽ tạo điều kiện cho cuộc sống của người dân xung quanh đó được đảm bảo đồng thời hạn chế được mức độ gây ô nhiễm cho môi trường, tạo điều kiện thuận lợi để có thể quy hoạch, xử lý các chất thải bị đào thải ra môi trường
- Thứ ba, kiểm soát chặt chẽ những cây con biến đổi gen:
Vấn đề rừng đang chính là một trong những yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo cân bằng hệ sinh thế, việc trồng những cây con biến đổi gen là việc làm tương đối cần thiết, với những cây con biến đổi gen cần lập bảng theo dõi chu trình tiến triển của chúng hay nhân giống theo biện phái, và không chỉ đối với những loài thực vật, động vật cũng cần được áp dụng quy trình kiếm soát chặt chẽ sát sao và tương tự.
- Thứ tư, cập nhật danh sách và phân nhóm để quản lý theo mức độ quý hiếm, bị đe dọa tuyệt chủng để đưa ra các biện pháp thiết thực để bảo vệ:
Với thời điểm hiện tại sự suy giảm giống nòi của sinh vật bao gồm thực vật và động vật cũng đang dần mất đi. Trong giai đoạn phát triển tương lai thì mức độ tàn phá, tác động đến môi trường lại càng nghiêm trọng hơn, chính vì vậy điều cấp thiết chính là chúng ta cần lập danh sách và phân nhóm để có những hoạt động cụ thể trong quá trình phân nhóm theo mức độ khác nhau, đặc biệt là với những loài đang có nguy cơ đi đến bờ đe dọa bị tuyệt chủng. Từ đó, các cá nhân, tổ chức sẽ lựa chọn những phương án phù hợp để có thể đáp ứng với mức độ của từng loại động thực vật.
- Thứ năm, tổ chức các hoạt động du lịch thân thiện với môi trường:
Đây được xem là hoạt động mang tính tích cực, bởi lẽ việc làm sẽ giúp cho mọi người trở nên yêu quý thiên nhiên, trân trọng, giữ gìn và có trách nhiệm với hệ sinh thái. Từ đó, sẽ có những hành vi đúng đắn, suy nghĩ tích cực. Việc phát triển đa dạng sinh học cũng cần song song với với đề du lịch và quản lý môi trường bao gồm tổ chức các hoạt động du lịch gần gũi tự nhiên và nói không với săn bắn đồng thời các hoạt động bổ ích như loại bỏ rác thải ở các vùng bờ biển. Đồng thời mang lại khoản lợi nhuận để góp phần bảo vệ môi trường, sử dụng để chăm sóc, nuôi dưỡng những động thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng.
- Thứ sáu, tăng cường trồng rừng:
Rừng từ lâu đã được xem là lá phổi của con người của hệ sinh thái. Chính vì vậy để góp phần đa dạng môi trường thực vật và động vật cần phải tăng cường trồng rừng có kế hoạch, từ đó có thể tăng diện tích trồng rừng góp phần đa dạng sinh học, hệ sinh thái được nâng cao, quy mô trên nhiều diện tích đất cải tạo, ngoài ra cần nghiêm trị những tội phạm có hành vi chặt phá rừng trái phép, tăng cường mạng lưới bảo vệ rừng có hệ thống từ cấp trung ương đến cấp địa phương.
3. Bài tập tự luyện kèm đáp án:
Câu 1: Đa dạng sinh học là sự phong phú về:
A. Số lượng loài
B. Số lượng cá thể trong loài
C. Môi trường sống
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Đáp án: D
Giải thích:
Đa dạng sinh học là sự phong phú về số lượng loài, số lượng cá thể trong loài và môi trường sống
Câu 2: Tiêu chí nào dưới đây biểu thị sự đa dạng sinh học?
A. Số lượng loài trong quần thể
B. Số lượng cá thể trong quần xã
C. Số lượng loài
D. Số lượng cá thể trong một loài
Đáp án: C
Giải thích:
Tiêu chí biểu thị sự đa dạng sinh học là số lượng loài
Câu 3: Việt Nam có độ đa dạng sinh học xếp thứ bao nhiêu trên thế giới:
A. 17
B. 16
C. 18
D. 15
Đáp án: B
Giải thích:
Việt Nam là một trong những nước Đông Nam Á giàu về đa dạng sinh học và được xếp thứ 16 trong số các quốc gia có tính đa dạng sinh học cao trên Thế giới
Câu 4: Môi trường có đa dạng sinh học lớn nhất là:
A. Núi tuyết
B. Rừng lá kim
C. Rừng nhiệt đới
D. Hoang mạc
Đáp án: C
Giải thích:
Môi trường có đa dạng sinh học lớn nhất là rừng nhiệt đới vì nơi đây có khí hậu mát mẻ thích hợp cho sinh vật sinh trưởng và phát triển
Câu 5: “Xương rồng, lạc đà, cây lê gai” là những sinh vật đặc trưng có môi trường nào:
A. Núi tuyết
B. Rừng lá kim
C. Rừng nhiệt đới
D. Hoang mạc
Đáp án: D
Giải thích:
Ở hoang mạc những sinh vật đặc trưng là: xương rồng, lạc đà, cây lê gai,…
Câu 6: Đặc điểm nào dưới đây không có ở các động vật đới nóng?
A. Di chuyển bằng cách quăng thân
B. Thường hoạt động vào ban ngày trong mùa hè
C. Có khả năng di chuyển rất xa
D. Chân cao, móng rộng và đệm thịt dày
Đáp án: B
Giải thích:
Đặc điểm không có ở các động vật đới nóng thường hoạt động vào ban ngày trong mùa hè. Vì mùa hè nóng, động vật thường hoạt động vào ban đêm
Câu 7: Sự đa dạng sinh học ở hoang mạc thấp hơn ở các môi trường khác là do:
A. Nhiệt độ quá nóng
B. Độ ẩm thấp
C. Nguồn thức ăn và chất dinh dưỡng ít
D. Cả ba đáp án đều đúng
Đáp án: D
Giải thích:
Hoang mạc có đa dạng sinh học thấp là do ở đây có khí hậu khắc nghiệt với nhiệt độ vô cùng nóng, độ ẩm thấp, hầu như không có nguồn nước và rất ít nguồn thức ăn và chất dinh dưỡng cho sinh vật sinh sống
Câu 8: Động vật nào sau đây không nằm trong Sách Đỏ Việt Nam?
A. Cá heo
B. Sóc đen Côn Đảo
C. Rắn lục mũi hếch
D. Gà lôi lam đuôi trắng
Đáp án: A
Giải thích:
Động vật nào không nằm trong Sách Đỏ Việt Nam là cá heo
Ba động vật còn lại đều nằm trong sách đỏ Việt Nam
Câu 9: Đâu là vai trò của đa dạng sinh học đối với môi trường tự nhiên:
A. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, động vật
B. Phục vụ nhu cầu tham quan, du lịch
C. Bảo vệ đất, nguồn nước, chắn gió, chắn sóng
D. Giúp con người thích ứng với biến đổi khí hậu
Đáp án: C
Giải thích:
Vai trò của đa dạng sinh học đối với môi trường tự nhiên là: bảo vệ đất, nguồn nước, chắn gió, chắn sóng (ví dụ như sự đa dạng của rừng ngập mặn giúp chắn sóng và chống sạt lở ở các vùng ven biển)
Câu 10: Đâu là vai trò của đa dạng sinh học đối với con người
A. Cung cấp các sản phẩm sinh học cho con người như lương thực, thực phẩm, dược liệu,…
B. Phục vụ nhu cầu tham quan, du lịch
C. Cung cấp nguyên liệu để sản xuất các đồ dùng, vật dụng cho cuộc sống của con người
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Đáp án: D
Giải thích:
Vai trò của đa dạng sinh học đối với con người là: Đa dạng sinh học cung cấp các sản phẩm sinh học cho con người như lương thực, thực phẩm, dược liệu,… Ngoài ra, đa dạng sinh học cũng cung cấp nguyên liệu để sản xuất các đồ dùng, vật dụng cho cuộc sống của con người. Đồng thời, đa dạng sinh học có giá trị vô cùng to lớn trong bảo tồn, phát triển du lịch và nghiên cứu
THAM KHẢO THÊM: