Hoạt động cứu trợ xã hội tại nước ta hiện nay đang là một vấn đề được quan tâm trong tình hình dịch bệnh đang diễn ra phức tạp, khó kiểm soát, thiên tại, bão lũ diễn ra hàng năm gây nhiều khó khăn đến đời sống của người dân. Chính vì vậy, hoạt động cứu trợ xã hội được xem là một vấn đề cần thiết và mang nhiều tính nhân đạo.
Mục lục bài viết
1. Cứu trợ xã hội là gì?
Mỗi một gia đình, cá nhân sẽ có hoàn cảnh kinh tế khác nhau, có người giàu người nghèo tồn tại trong xã hội. Và những lúc khó khăn, kinh tế giảm sút, dịch bệnh, thiên tai xảy ra thì những hoạt động từ thiện, giúp đỡ giữa những người có hoàn cảnh khó khăn và những người có cuộc sống ấm no hơn. Đây cũng được xem là vẻ đẹp tinh thần tương thân tương ai, đùm bọc nhau của nhân dân ta từ những giai đoạn lịch sử chống giặc ngoại xâm, giặc đói tại nước ta. Và trong nền kinh tế hiện đại như ngày nay thì tinh thần đó lại càng được giữ gìn và phát huy. Không phải lúc nào trong cuộc sống con người cũng đều gặp may mắn, thuận lợi trên con đường làm ăn hay những mong muốn đặt ra được thực hiện. Đôi khi những điều tưởng chừng như không thể xảy ra với chính mình lại tồn tại, phải đối mặt những ruit ro, bất hạnh, hiểm nguy trong cuộc sống. Chính vì vậy, cứu trợ xã hội là một hành động được Đảng và Nhà nước ta đề cao quan tâm.
Cứu trợ xã hội là một cụm từ dùng để chỉ cho những hoạt động mang tính chất từ thiện, thiện nguyện của nhà nước và cộng đồng trong xã hội hỗ trợ, giúp đỡ những cá nhân, tổ chức đang gặp khó khăn về kinh tế do bị dịch bệnh, lũ lụt, bão hoặc do hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa để từ đó giúp họ có cuộc sống ổn định, hòa nhập với cuộc sống cộng động.
Cứu trợ xã hội được dịch sang tiếng anh như sau: Social relief
Khái niệm về cứu trợ xã hội được dịch sang tiếng anh như sau:
Social relief is a phrase used to refer to charitable and voluntary activities of the State and the community in society to support and help individuals and organizations facing economic difficulties. due to epidemics, floods, storms or difficult and helpless circumstances to help them have a stable life and integrate into community life.
2. Các hình thức cứu trợ xã hội tại Việt Nam:
Cứu trợ có nhiều hình thức khác nhau nhưng mục đích cuối cùng là tạo điều kiện, giúp đỡ cho những trường hợp gặp khó khăn trong cuộc sống. Hiện nay, cứu trợ xã hội được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, cụ thể như sau:
Thứ nhất, cứu trợ xã hội đột xuất
Đây là hình thức cứu trợ được sử dụng để giúp đỡ những gia đình, cá nhân không may gặp rủi ro hoặc khó khăn bất ngờ khiến chi cuộc sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Sự giúp đỡ này giúp họ có thể nhanh chóng vượt qua được những khó khăn đang gặp phải, sự thiếu thốn, hụt hẫng, ổn định được cuộc sống và sớm hòa nhập với cộng đồng.
Những đối tượng được hỗ trợ thông thường là những cá nhân, gia đình gặp khó khăn khi dịch bệnh, bão, lũ lụt, mất mùa, gia đình có người bị chết, mất tích, bị thương nặng, hoặc hậu quả thiên tai gây ra việc nhà của bị sụp đổ, sập, trôi, cháy, hỏng, hoặc hoàn cảnh lang thang xin ăn…
Thứ hai, cứu trợ xã hội thường xuyên
Đây là hình thức cứu trợ xã hội mang tính chất thường xuyên, sự giúp đỡ của Nhà nước hoặc các mạnh thường quân trong cộng đồng về điều kiện kinh tế, sinh hoạt trong một thời gian rất dài hoặc trong suốt cuộc đời của họ. Việc cứu trợ thường được ít sử dụng hơn vì phải mất nhiều chi phí, thời gian lâu, khó đảm bảo được. Ở nước ta hiện nay thì những trường hợp được hưởng trợ cấp thuộc các đối tượng sau đây:
- Người cao tuổi, cô đơn, không có người thân nhưng già yếu, thuộc hộ gia đình khó khăn không nơi nương tựa;
- Người tàn tật, khuyết tận bẩm sinh hoặc do chất độc màu da cam để lại hậu quả, người tàn tật không có khả năng làm việc, không có khả năng phải phụ thuộc vào sự chăm sóc của người khác, thuộc hộ gia đình nghèo;
- Trẻ em mô côi mất cả cha lẫn mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng từ người khác;
- Người mắc các bệnh tâm thần thuộc loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần những chưa thuyên giảm và có kết quả bệnh mãn tính, sống độc thân, không người thân chăm sóc chỉ có thể phụ thuộc vào sự chăm sóc của người khác;
- Người nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động thuộc hộ gia đình khó khăn;
- Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi;
- Hộ gia đình có từ 02 con trở lên tàn tật nặng, không có khả năng tự phục vụ.
Thứ ba, cứu trợ xã hội bằng tiền
Cứu trợ bằng tiền được sử dụng khá nhiều tại nước ta, đây là hình thức giúp đỡ trực tiếp bằng tiền mặt cho người được cứu trợ. Hình thức này chỉ được cứu trợ trong trường họp bị ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, gia đình, nhà cửa…do thiên tai, dịch bệnh, tai nạn ngoài ý muốn dẫn đến khó khăn trong cuộc sống. Bên cạnh những sự trợ giúp từ nhà nước thì có rất nhiều nhận được sự trợ giúp từ các mạnh thường quân
Thứ tư, cứu trợ xã hội bằng hiện vật
Cứu trợ bằng hiện vật được sử dụng phổ tại nước ta hiện nay, bởi lẽ nó mang tính chất cần thiết, thiết thực hơn nhiều và tránh những trường hợp người dân không sử dụng đúng với mục đích ban đầu được hỗ trợ. Đây cũng là hình thức được cứu trợ cùng với hình thức cứu trợ xã hội bằng tiền. Những hiện vật được sử dụng để cứu trợ là những hàng hóa, lương thực thực phẩm thiết yếu như gạo, mắm, dầu ăn, trứng…
Đối với những trường hợp do dịch bệnh gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế, đồ ăn thức uống không thể đi mua hoặc không đi làm được nên không có tiền để mua thì nhà nước cùng với một số mạnh thường quân sẽ hỗ trợ cho người dân những đồ nhu yếu phẩm cần thiết nhất giúp họ trải qua được mùa dịch,…
Như vậy, nhìn chung việc cứu trợ dưới bất kỳ hình thức nào cũng mang lại rất nhiều lợi ích cho cộng đồng, thể hiện tính nhân đạo, sự tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau.
3. Thực trạng tình hình cứu trợ xã hội tại nước ta hiện nay:
Hiện nay tại nước ta, cứu trợ xã hội được xem là một hình thức giúp đỡ mang lại nhiều giá trị cho cuộc sống. Từ xưa đến nay hoạt động cứu trợ xã hội ở nước ta luôn được Nhà nước quan tâm và đặt lên hàng đầu. Bởi lẽ, nước ta là một nước nằm trong khu vực có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, nhiều thiên tai, bão lũ…khiến cho cuộc sống của người dân cũng gặp rất nhiều khó khăn, không thể vượt qua được. Không những do dịch bệnh, thiên tai xảy ra gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân mà lịch sử nước ta đã trải qua nhiều cuộc chiến thảm khốc, hệ lụy của những cuộc chiến tranh để lại là vô cùng lớn. Sau khi thống nhất đất nước và bước vào xây dựng kinh tế thì nhiều vấn nạn được xảy ra, phát sinh nhiều tệ nạn xã hội, vấn đề phân hóa giàu nghèo, một bộ phận không nhỏ những người lao động trình độ hạn chế không thích ứng được với sự thay đổi của xã hội dẫn đến nhiều gia đình rơi vào hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn vật chất. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn đề cao tinh thần giúp đỡ, tương thân, tương ái với nhau, giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn để cùng nhau vượt qua và hòa nhập với cộng đồng. Đó cũng là kết quả tất yếu của sự kế thừa và phát huy truyền thống nhân ái cao đẹp của nhân dân ta được giữ gìn từ hàng nghìn năm nay, thể hiện sự liên kết gắn bó chặt chẽ giữa các thành viên trong cộng đồng với nhau.
Nhà nước ta đã thực hiện cứu trợ thông qua các tổ chức chính trị xã hội khác nhau như Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Hội chữ thập đỏ, Hội phụ nữ, Hội thanh niên và Bộ lao động – thương binh và xã hội. Mỗi một cơ quan đều được nhà nước ta giao nhiệm vụ hỗ trợ, phát hiện và giúp đỡ những hoàn cảnh gặp nhiều khó khăn trong đời sống xã hội. Tích cứ phát động phong trào ủng hộ người dân những vùng khó khăn do thiên tai, dịch bệnh trong đội ngũ cán bộ, công viên chức nhà nước.
So với các nước xung quanh thì Việt Nam được xem là nước có chương trình cứu trợ khá toàn diện, đa dạng từ các hoạt động tổ chức quyên góp và cứu trợ các trường hợp gặp nhiều khó khăn bằng tiền, hiện vật như gạo, mắm, mỳ tôm, quần áo, thuốc men, thực phẩm chức năng…
4. Một số hoạt động nổi tiếng được Đảng và Nhà nước ta thực hiện:
Hỗ trợ 250 tỷ đồng giúp học sinh tiểu học vùng khó khăn Dự án giáo dục tiểu học cho trẻ em khó khăn (PEDC) cho biết: Ðể tăng cơ hội đến trường cho trẻ em ở 40 tỉnh khó khăn nhất cả cả nước, từ đầu năm học 2008 – 2009 đến nay, PEDC đã chi 250 tỷ đồng, hỗ trợ trực tiếp cho 2,15 triệu học sinh, mỗi em 32.000 đồng để mua các học phẩm tối thiểu: vở, bút,… với tổng số tiền là 68 tỷ đồng.
Trẻ em dân tộc thiểu số (chưa biết, hoặc ít biết tiếng Việt) chuẩn bị vào lớp 1 năm học 2008 – 2009 được vào các lớp “chuẩn bị đến trường”. PEDC đã tổ chức 5.000 lớp, chủ yếu tại các xã dân tộc vùng Tây Bắc và Tây Nguyên,… Trung bình mỗi lớp được hỗ trợ tám triệu đồng.
Ngoài ra, vừa qua nhiều mạnh thường quân trong cả nước đã quyên góp tiền ủng hộ đồng bào miền trung trong đợt lũ. Nhiều nguồn lương thực thực phẩm được đưa đến tận tay cho người dân trong hoàn cảnh thiếu ăn, nhiều ngôi nhà được sửa chữa, xây dựng trở lại, nhiều ngôi nhà chống lũ được xây dựng tại địa phương để hỗ trợ người dân chống lũ…
Như vậy, cứu trợ xã hội đã góp phần mang lại nhiều giá trị cho đời sống người dân, nhiều hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ vượt qua hoàn cảnh nợ nần, không nơi sinh sống…